Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tiếp xúc, ngủ chung với chó mèo, cả gia đình 4 người ở TP.HCM mắc căn bệnh nấm da

Theo bác sĩ, căn bệnh nấm da do tiếp xúc với chó mèo này sẽ làm ngứa ngáy khó chịu, nếu không được điều trị thì có thể gây chàm hóa hoặc bội nhiễm.

Ngày 19/8, đại diện bệnh viện da liễu tp.hcm cho biết, thời gian gần đây nơi này tiếp nhận nhiều trường hợp người dân đến khám khi da xuất hiện các mảng hồng ban, tróc vảy kèm ngứa ở nhiều vị trí trên cơ thể.

Cả gia đình bị nấm da do tiếp xúc với chó mèo

Qua khai thác thông tin kèm xét nghiệm, kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhiễm nấm da do tiếp xúc với chó, mèo.

Điển hình là trường hợp của chị N.T.H. (ngụ tại quận Bình Thạnh) đưa 4 thành viên trong gia đình đến khám với bệnh cảnh có các vết sẩn hình tròn, tróc vảy, ngứa sau đó lan ra nhiều vị trí khác trên cơ thể.

Bệnh nhân có các vết sẩn hình tròn trên tay.

Trường hợp khác là chị T.T.N. (ngụ TP Thủ Đức) cũng đến khám khi xuất hiện mảng đỏ, đóng vảy, ngứa trên 2 cánh tay.

Khai thác thông tin, các bệnh nhân đều cho biết nhà có nuôi chó, mèo và thường xuyên tiếp xúc, thậm chí ngủ chung với chúng.

Bác sĩ trần duy cường, khoa khám bệnh, bệnh viện da liễu tp.hcm cho biết, hầu hết các bệnh nhân đến khám và điều trị khi xuất hiện các biểu hiện ở da.

Biểu hiện có thể là các mảng hồng ban hình tròn, bầu dục hoặc đa cung, bề mặt tróc vảy nhẹ hoặc có viền vảy, giới hạn rõ, đường kính khoảng 4-5mm có khi đến hơn 10mm.

Chúng nằm rải rác 2 cánh tay, cẳng chân và đùi, có khi ở ngực hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể, ngứa nhiều.

Đặc biệt, đa số các trường hợp này đều nuôi chó, mèo, thỏ (đa số nuôi mèo Anh), thường xuyên tiếp xúc và có khi ngủ chung.

Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm tìm nấm da, kết quả cho thấy sợi tơ nấm có vách ngăn (Dermatophytosis).

Các vết này gây ngứa ngáy khó chịu.

Nấm da - Căn bệnh phổ biến

Bệnh da do nấm sợi tơ là bệnh lý thường gặp, đặc biệt ở môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rất thuận lợi cho vi nấm phát triển.

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây ngứa ngáy khó chịu, nếu không được điều trị hay điều trị không đúng thì thương tổn nấm có thể lan tỏa, gây chàm hóa hoặc bội nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ Trần Duy Cường cho biết thêm, các chủng vi nấm sợi tơ có thể lây nhiễm từ đất, từ động vật hoặc từ người mắc bệnh nấm da.

Điều kiện thuận lợi để nấm phát triển là sinh hoạt tập thể, ngủ chung, giặt chung chậu, dùng chung quần áo;

Khí hậu nóng ẩm, ra nhiều mồ hôi làm thay đổi độ pH của da;

Da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp da bảo vệ bên ngoài (lớp sừng);

Rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, dùng Thu*c kháng sinh lâu ngày, dùng Thu*c ức chế miễn dịch;

Hoặc tiếp xúc thường xuyên với vật nuôi như chó, mèo, thỏ… riêng (như các trường hợp nêu trên).

Bác sĩ khuyên người dân khi bị nhiễm nấm da do tiếp xúc với chó, mèo, cần lưu ý vệ sinh cá nhân thường xuyên, tránh mặc quần áo ẩm ướt.

Cần đun sôi, ủi quần áo thường xuyên hoặc phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, nhất là quần áo lót.

Tránh tiếp xúc với các nguồn lây như chó, mèo.

Người dân khi bị nhiễm nấm da do tiếp xúc với chó, mèo, cần lưu ý vệ sinh cá nhân thường xuyên, tránh mặc quần áo ẩm ướt.

Không dùng chung quần áo, chăn màn với người mắc bệnh.

Tránh tắm xà phòng.

Nếu nhà có nuôi chó, mèo… nên cố gắng giữ chúng sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tẩy giun.

Khi thấy chó, mèo có dấu hiệu bệnh trên da, cần đưa đến các phòng khám thú y để được điều trị kịp thời, tránh lây sang người.

Các thành viên trong gia đình nếu bị nấm da do tiếp xúc với chó, mèo… cần sử dụng các Thu*c chống nấm bôi tại chỗ đơn thuần hoặc kết hợp Thu*c bôi với Thu*c uống đường toàn thân phù hợp tùy thuộc vào mức độ thương tổn theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tiep-xuc-ngu-chung-voi-cho-meo-ca-gia-dinh-4-nguoi-o-tphcm-mac-can-benh-nam-da-20210819111123342.chn)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn ăn, uống những loại thực phẩm sau khi đang phải uống Thuốc chữa bệnh thì có thể làm giảm tác dụng của Thuốc.
  • Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh tiêu chảy dễ bị tiêu chảy kéo dài.
  • Nước cam là loại nước sinh tố chiết xuất từ cam nguyên chất chứa nhiều vitamin C và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho cơ thể nếu không sử dụng đúng cách.
  • Cá xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của người Việt bởi ngon miệng, giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
  • Sốt rét là bệnh gây nên bởi ký sinh trùng Plasmodium truyền từ người sang người, nhưng gần đây các nhà khoa học còn phát hiện Thuốc kháng sinh có đóng góp không nhỏ làm tăng lây truyền bệnh sốt rét.
  • Phụ nữ lứa tuổi sau 40 phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của tuổi tiền mãn kinh, trong đó có bệnh rụng tóc.
  • Ở người cao tuổi (NCT), các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể như ruột, tim, gan, thận... đều đã bị suy yếu nên sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải của Thuốc kháng sinh vào cơ thể đã bị thay đổi. Do đó, việc dùng kháng sinh cần phải đặc biệt lưu ý.
  • Nếu phải uống Thuốc kháng sinh, bạn cần ăn các loại thực phẩm giàu probiotics và prebiotics bởi sự gắn kết hoàn hảo giữa chúng trong đường ruột.
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y khoa Stanford mới được công bố cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng sinh sản ở đàn ông với sức khỏe tổng thể.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY