Tâm linh hôm nay

Tiểu sử cố đại lão HT.Thượng Từ hạ Mãn

Đại giới đàn cầu pháp đang được long trọng diễnra tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, giới đàn được lấy pháp hiệu của cố đạilão HT.Thượng Từ hạ Mãn nguyên thành viên HĐTSTW GHPGVN, Trưởng BTS PG TỉnhLâm Đồng
  • Lâm Đồng: Truyền trao giới pháp cho 748 giới tử tại Đại giới đàn Từ Mãn
  • Lâm Đồng: Hân hoan khai hội Đại Giới Đàn Từ Mãn
  • Lâm Đồng: Ngày 30/12 khai mở Đại giới Đàn Từ Mãn

Đại giới đàn cầu pháp vừa diễn ra tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, giới đàn được lấy pháp hiệu của cố đại lão HT. Thượng Từ hạ Mãn nguyên thành viên HĐTSTW GHPGVN, trưởng BTS PG Tỉnh Lâm Đồng ( từ nhiệm kỳ I đến nhiệm kỳ VI ), hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng, trú trì chùa Linh Sơn TP Đà Lạt, viện chủ tịnh viện Từ Phong TP Đà Lạt . Xin trân trọng giới thiệu tiểu sử cố Đại lão Hòa Thượng.

- Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN.

- Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN.

- Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng.

- Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng.

- Trụ trì chùa Linh Sơn Thành phố Đà Lạt.

- Năm 1934 - 16 tuổi, Hòa thượng được Bổn sư cho thọ giới Sa di và ban Pháp danh là Trừng Chiếu.

- Năm 1936 - 18 tuổi, Bổn sư viên tịch, Hòa thượng xin y chỉ với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Trụ trì chùa Tường Vân - Huế.

- Năm 1939 - 21 tuổi, Hòa thượng theo học trường Trung đẳng Phật học tại chùa Tây Thiên - Huế, do Sơn môn tổ chức. Trong thời gian này cũng có một trường khác tại chùa Báo Quốc do phong trào chấn hưng Phật giáo thành lập.

- Năm 1941 - 23 tuổi, Hòa thượng thọ Đại giới tại Giới đàn Thuyền Tôn. Tại giới đàn này Đại lão Hòa thượng Thượng Tịnh Hạ Khiết được cung thỉnh làm Yết ma.

- Năm 1945, tình hình xã hội hết sức phức tạp, do ảnh hưởng của chính trị, các trường Phật học ở Huế đều tạm nghỉ, Hòa thượng về sống tại chùa Kim Tiên. Sau đó kinh tế các chùa vô cùng khó khăn, Ngài vào chùa Thiền Tôn cùng với chư Tăng lao động để thực hiện phương châm - Năm 1948, Hoà thượng Thích Nhất Hạnh từ Huế vào, Hòa thượng cùng với Hòa thượng Thích Thiện Minh mở lớp Sơ đẳng Phật học do Hoà thượng Nhất Hạnh và Hoà thượng Thiện Minh dạy. Học Tăng gồm có: Hoà thượng Thích Minh Chiếu, trưởng lớp (hiện nay ở tại Long Thành - Đồng Nai), Hoà thượng Thích Đức Tịnh, phó lớp (ở chùa Tỉnh hội Đà Nẵng – đã viên tịch), Hoà thượng Thích Thiện Bình (hiện nay là Trưởng BTS THPG Khánh Hòa), thầy Thanh Khiết, thầy Thanh Lương tức thầy Kiến Toàn hiện nay, thầy Thanh Tịnh (đệ tử ôn Linh Quang), thầy Thanh Định (ở Bảo Lộc), chú Hiểu (đệ tử đầu tiên của Ngài).

- Trong thời gian 1948 - 1950, Hòa thượng cùng Hòa Thượng Thiện Minh thường lên xuống chùa Long Sơn - Nha Trang để giảng dạy tại trường Sơ cấp, đây là tiền thân của Phật Học Viện Nha Trang; đồng thời làm Trụ trì chùa Kỳ Viên - Nha Trang.

- Năm 1950, theo đề nghị của Hòa thượng Thiện Minh, Hòa thượng đã cùng với Chư tôn tại Đà Lạt gồm: Hòa thượng Thích Quảng Nhuận - Hòa thượng Thích Minh Cảnh - Hòa thượng Thích Bích Nguyên - Hòa thượng Thích Thiện Minh - Hòa thượng Thích Hoa Sơn ở chùa Giác Hoàng, Đơn Dương - Thầy Đăng (am bà Cai Thỏ) tập trung an cư tại chùa Linh Phong với mục đích thuyết phục Hòa thượng Bích Nguyên hiến cúng chùa Linh Phong để làm cơ sở cho Ni Bộ, vì lúc này ở Đà Lạt chưa có chùa Ni. Sau mùa an cư này Hòa thượng Bích Nguyên đã cúng chùa Linh Phong cho Hội Phật học Trung phần như đề nghị của Chư tôn đức và nhận lời mời làm Trụ trì chùa Linh Sơn. Tuy nhiên đến năm 1952 mới bàn giao.

Cùng năm này - 1950 – Hòa thượng cùng Hòa thượng Thiện Minh lập ra tờ báo Hướng Thiện, do Hoà thượng Thích Thiện Minh làm chủ nhiệm. Tờ báo chỉ hoạt động hơn một năm, tới 1951 thì đình bản.

- Năm 1952, Hòa thượng cung thỉnh Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam vào Đà Lạt để chứng minh lễ đúc tượng Bổn sư và Đại hồng chung chùa Linh Sơn.

- Cùng năm này, thể theo lời mời của Thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, Hòa thượng được Tổng hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm làm Trụ trì Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, thị xã Buôn Mê Thuột. Tại đây Ngài đã lãnh đạo Tăng Ni Phật tử chống lại chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963.

- Trong thời gian Trụ trì tại đây, Hòa thượng đã đặt đá xây dựng các chùa Hoa Nghiêm, Liên Trì, Nam Thiên, An Lạc v.v..

- Năm 1964 sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập, Viện Hóa Đạo mời Hòa thượng về Sài Gòn với ý định làm Trụ trì Việt nam Quốc tự, nhưng sau đó do có nhiều biến cố xảy ra, Viện Hóa Đạo bổ nhiệm Ngài làm Trụ trì chùa Linh Sơn Đà Lạt, đồng thời làm Chánh Đại diện Thị xã Đà Lạt - tỉnh Tuyên Đức kiêm Trưởng ban Quản trị trường Bồ Đề. Từ đó đến năm 1974, Ngài đã cùng với Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Đức xây dựng các Chi, Khuôn hội và các Ký nhi viện Nhị Trưng, Kiều Đàm, Thái Phiên và Chẩn Y viện.

- Đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục cho tỉnh nhà; đồng thời làm nơi để tổ chức Đại hội Giáo dục Phật giáo toàn quốc, năm 1966 Hòa thượng đã cùng Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Đức lúc bấy giờ đứng ra xây cất Giảng đường chùa Linh Sơn, nay là Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng.

- Năm 1973, Hòa thượng làm Phó ban Kiến đàn Đại Giới đàn Phước Huệ tại chùa Long Sơn – Nha Trang.

- Năm 1975 – Trong lúc xã hội chưa có chính quyền, nhiều nhóm lợi dụng tình hình bất ổn để hôi của, cướp bóc. Bằng uy tín của mình, Hòa thượng đã cùng nhiều nhân sĩ khác đứng ra thành lập Ủy ban Tự quản, Ngài làm Trưởng ban, nhằm bảo vệ tài sản cũng như tính mạng cho nhân dân. Sau ngày đất nước thống nhất, với uy tín và đức độ, Ngài là chỗ dựa tinh thần cho Tăng Ni Phật tử trong khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam chưa thành lập.

- Năm 1980, Hòa thượng làm Phó ban Kiến đàn Đại Giới đàn Thiện Hoa tại Tổ đình Ấn Quang – Tp.HCM, do GHPGVNTN tổ chức.

- Năm 1981 (7/11/1981), khi GHPGVN được thành lập tại Hà Nội, Hòa thượng được suy cử vào Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung uơng GHPGVN nhiệm kỳ I.

- Năm 1982 tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Lâm Đồng lần thứ I, Hòa thượng được suy cử làm Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng. Kể từ nhiệm kỳ này và liên tiếp các nhiệm kỳ sau, từ 1982 – 2007, Ngài được Giáo hội, Tăng Ni, Phật tử suy cử làm Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng.

- Năm 1991 trường Cơ bản, nay là Trung cấp Phật học Lâm Đồng, được thành lập, Hòa thượng được cung thỉnh làm Hiệu trưởng.

- Năm 1994, Hòa thượng làm Đường đầu Hòa thượng tại Giới đàn Nhơn Thứ, do Ban Trị sự THPG Lâm Đồng tổ chức tại chùa Linh Sơn - Đà Lạt.

- Năm 1997, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ IV - 1997-2002 tại Hà Nội, Hòa thượng đã được Đại hội suy cử làm thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN.

-Năm 1998, Hòa thượng làm Đường đầu Hòa thượng tại Giới đàn Trí Thủ, do Ban Trị sự THPG Lâm Đồng tổ chức tại chùa Linh Sơn - Đà Lạt.

- Năm 2003, Hòa thượng làm Đường đầu Hòa thượng tại Giới đàn Diệu Hoằng, do Ban Trị sự THPG Lâm Đồng tổ chức tại chùa Linh Sơn - Đà Lạt.

Nhận thức rằng sức khỏe cơ thể cũng như tinh thần luôn yếu dần theo tuổi tác và thời gian, nhiều lần Hòa thượng đã có nguyện vọng thôi không tham gia vào công việc lãnh đạo nữa, nhưng do tình hình thực tế, năm 2007, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ VII (2007 – 2012) một lần nữa, Ngài lại được Đại hội bầu làm Trưởng ban Trị Sự để cùng với chư Tôn đức trong toàn tỉnh thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của một sứ giả Như LaiVIÊN TỊCH

Đầu đông năm 2007 - Đinh Hợi, khi những cơn gió lạnh của xứ cao nguyên bắt đầu mỗi lúc mỗi se sắt, lúc này Hòa thượng đã 90 tuổi đời, 67 tuổi đạo, tuy tinh thần còn minh mẫn nhưng sức khỏe càng lúc càng yếu, theo lẽ vô thường, sau một thời gian ngắn cơ thể mệt mỏi, vào lúc 1 giờ 15 phút ngày 30 tháng 11 năm 2007 tức ngày 21 tháng 10 năm Đinh Hợi, Ngài an nhiên thị tịch tại chùa Linh Sơn trong niềm kính thương vô hạn của môn đồ cùng các Tăng Ni Phật tử thành phố Đà Lạt cũng như tỉnh Lâm Đồng.

Sinh thời, tính tình Hòa thượng hòa nhã, hoan hỉ và rộng lượng, tuy lớn lên và xuất gia trong một hoàn cảnh lịch sử vô cùng khắc nghiệt, nhưng Ngài đã không từ nan bất cứ điều gì, điều ấy đã được ghi lại trong tiểu sử này. Tuy nhiên để ghi lại đầy đủ những hành trạng của Ngài thật là một công việc khó khăn, bởi vì Ngài luôn từ chối nói về mình, về những đóng góp của mình đối với đạo pháp. Tuy nhiên tất cả những gì được ghi lại trong tiểu sử này lại chủ yếu dựa vào chính những câu chuyện mà chính Ngài kể lại, hoặc do chúng tôi cố tình gợi ý, nhưng Ngài hoàn toàn không biết mục đích, hoặc rải rác, tình cờ vào những lúc có cơ duyên nào đó khiến Ngài nhớ về quá khứ, rồi từ đó Ngài ôn lại về những pháp hữu, những người đã cùng Ngài hành đạo trong nhiều nơi và nhiều thời kỳ như những tâm sự. Đó cũng là khói hương của tuổi già, một tâm hồn đã đi qua gần một thế kỷ, đọng lại trong ấy những buồn vui của một giai đoạn lịch sử trên quê hương có lúc điêu tàn và tủi nhục vô vàn bởi sự tàn bạo của quân xâm lược, cũng như hoa trái ngọt ngào của những phút giây đầy xúc cảm trong giờ phút đất nước hòa bình, thống nhất. Từ những câu chuyện ấy cùng với một số đóng góp của những người trước đây là học trò của Ngài, chúng tôi mạo muội viết thành tiểu sử này, chính vì vậy về cách gọi tên các tổ chức cũng như niên đại qua các giai đoạn lịch sử chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính mong các vị thiện tri thức góp ý.

Hòa thượng đã về với Phật, nhưng với những gì mà suốt cuộc đời Ngài đã phụng sự cho Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo tỉnh Lâm Đồng trên hai lãnh vực tinh thần cũng như vật chất đã làm nền tảng cho những người lãnh đạo Phật giáo tỉnh nhà đi sau có cơ sở để tiếp tục hoằng dương chánh pháp, tục diệm truyền đăng; đặc biệt đối với Tăng Ni Phật tử, những lời dạy và việc làm của Ngài mãi mãi là những bài pháp mà bất cứ ai đã có nhân duyên gặp Ngài trong đời mỗi khi nhớ về Ngài lấy đó làm bài học để tự huấn mình trong cuộc sống: Làm sao cho thân giáo và khẩu giáo phải song hành, để không cô phụ công ơn của Phật Tổ và biết bao tiền nhân đã dày công xây đắp nên ngôi nhà Phật giáo Việt Nam ./.

Chùa Linh Sơn Đà Lạt, ngày 30 tháng 11 năm 2007

(21 tháng 10 năm Đinh Hợi)(*) Pháp hiệu Từ Mãn là do Hòa Thượng Thích Chánh Thống đặt cho Hòa thượng khi Ngài theo học tại chùa Tây Thiên. Nguyên do vì theo Hoà thượng Chánh Thống ở Hòa thượng có gì đó giống sự mô tả về Bồ tát Mãn Từ Tử trong kinh Pháp Hoa nên gọi Ngài là Từ Mãn. Từ đó đến nay tên này đã thành tên của Ngài, thông tin này do chính Hòa Thượng cho biết.

Thích Linh Toàn

Thích Linh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tieu-su-co-dai-lao-htthuong-tu-ha-man-d9103.html)
Từ khóa: tiểu sử

Chủ đề liên quan:

tiểu sử

Tin cùng nội dung

  • Vào lúc canh năm, tứ chúng vừa công phu khuya xong, Ngài đang nằm trên võng, tay cầm quyển kinh, đưa mắt nhìn khắp tứ chúng đang bao quanh, và nhỏ giọng niệm “A Di Đà Phật Vô Lượng Y Vương“ rồi nhắm mắt an nhiên thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi đời, 46 hạ lạp.
  • Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ngài sinh trong một gia đình có 07 anh chị em, thân sinh là cụ Lâm Hữu Ứng và cụ bà Nguyễn Thị Nương. Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức (1897-1963)
  • Sư nữ Phù Cừ cùng bước song hành với đoàn người đi mở đất, dưới sự chủ trương của Quốc Chúa Bồ tát Nguyễn Phúc Chu, chủ trương lấy tinh thần Phật pháp định hướng cho đời sống dân tộc, mở đất phương Nam bằng con đường Phật giáo
  • Thời gian sau, có Đạo An pháp sư trú tại chùa Nghiệp Trung ở núi Thái Hằng thuộc dãy Hằng Sơn, vân tập Tăng chúng giảng dạy kinh điển, các hàng đạo tục, vua quan, sĩ thứ đều cảm hóa hướng về. Ngài nghe danh mến đức, tìm đến xin quy y, nương theo tu học.
  • Quyển Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam tập III là một phần của công trình biên soạn Chư Tiền bối hữu công trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Công trình này được bắt đầu thực hiện từ năm 1990. Tập thứ III này thực hiện trong 12 năm, xuất bản trong năm 2015.
  • Lịch sử nhân loại được viết nên bởi nhiều thế hệ nhân sinh. Mỗi tiền nhân với thân tứ đại của một con người rồi sẽ khuất chìm vào cát bụi, chỉ còn sự nghiệp, tiếng tốt để lại, chứng tích ấy được truyền tụng đến đời sau từ những sử liệu ghi chép, để khiến họ sống mãi trong tâm tưởng với thời gian.
  • Nữ diễn viên và nhà viết sách tiểu sử nổi tiếng - Patricia Bosworth đã qua đời ở tuổi 86 vì nhiễm COVID-19.
  • (MangYTe) - Ngày 7/2, Bộ Chính trị đã phân công Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải.
  • Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, giữ chức quyền Chủ tịch nước, cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
  • Augmentin tôi là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng diệt khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn Gram và Gram dương...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY