Tại buổi tiếp xúc với chủ tịch ubnd quận 5 phạm quốc huy, các cho biết họ không đồng ý với khoản “thu thay, chi thay” của ban quản lý chợ hiện tại. tiểu thương mong muốn được xem xét các khoản đóng tiền như chợ bà chiểu, trong đó có vấn đề thu chất thải rắn, tiền vệ sinh. tiểu thương còn nói rằng họ nhiều lần yêu cầu ban quản lý phải báo cáo tài chính thu chi nhưng đơn vị này không thực hiện.
Cũng tại buổi tiếp xúc, các đã trình bày về nguồn gốc, pháp lý của chợ an đông, qua đó yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết, làm rõ về việc thuê quầy sạp và xác minh nguồn gốc của chợ.
Các tiểu thương cho rằng họ là những người bỏ tiền góp vốn xây dựng chợ trong suốt 3 giai đoạn xây dựng và phát triển chợ an đông nhưng lại bắt đi thuê. trong khi đó, hiện tại không có cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng nhân danh bất kỳ chủ thể nào. vì vậy, tiểu thương cần giấy chứng nhận góp vốn và giấy chứng nhận quyền sử dụng quầy sạp để được ổn định lâu dài chứ không muốn đi thuê.
Theo các tiểu thương, được huy động đầu tư, trong đó có tiền của thương nhân (được thể hiện trong tiến độ thu tiền). do đó, quận 5 cần làm rõ số tiền ngân sách của quận tại thời điểm đó. song song đó, quận 5 cần làm rõ số tiền 237 tỉ đồng của tiểu thương đã đóng vào năm 2011-2013, bởi hiện nay họ chưa nhận được câu trả lời về việc sử dụng số tiền trên.
Ngoài ra, hiện nay vấn đề phòng cháy chữa cháy tại chợ đang ở mức báo động và cực kỳ rủi ro cho gần 1.000 tiểu thương đang buôn bán. nguyên nhân là do các bãi xe quây kín 4 mặt tiền của chợ và việc cho thuê đã lấn chiếm các hành lang an toàn phòng cháy chữa cháy. tiểu thương nói rằng trong trường hợp xấu chợ an đông xảy ra hỏa hoạn thì chắc chắn tiểu thương không còn đường thoát và xe cứu hỏa không vào được. vấn đề này tiểu thương đã nhiều lần phản ánh đến chủ tịch ubnd quận 5 nhưng vẫn chưa có phương án xử lý thỏa đáng.
Trả lời kiến nghị của tiểu thương, ông phạm quốc huy, chủ tịch ubnd quận 5 nói rằng quận đã rà soát tất cả văn bản pháp lý liên quan đến chợ. tuy nhiên, cho đến nay, ông huy nhấn mạnh không tìm thấy cơ sở pháp lý nào xác định nhân là chủ sở hữu. do vậy, để đảm bảo quyền lợi, nhân có thể ủy quyền cho luật sư để làm việc với các cơ quan chức năng của quận về vấn đề này.
Liên quan đến số tiền 237 tỉ đồng của đã đóng vào năm 2011-2013, người đứng đầu ubnd quận 5 khẳng định đã có văn bản trả lời là số tiền này đã được nộp vào kho bạc nhà nước. do đó, việc việc sử dụng số tiền từ ngân sách nhà nước phải theo quy định pháp luật. theo chỉ đạo của ubnd tp.hcm, số tiền này phải được sử dụng cho việc sửa chữa, nâng cấp chợ an đông. về các khoản “thu thay, chi thay” của ban quản lý, chủ tịch ubnd quận 5 nói rằng quận sẽ cho kiểm tra và công khai tại chợ.
Trước đó, vào tháng 6.2020, thanh tra chính phủ đã có công văn số 988/ttcp-c.iii gửi ubnd tp.hcm đề nghị giải quyết đơn của các trung tâm thương mại dịch vụ an đông theo thẩm quyền. thanh tra chính phủ cũng giao cục thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 theo dõi và đôn đốc ubnd tp.hcm sớm thực hiện.
Liên quan đến khiếu nại của chợ an đông, ban tiếp công dân trung ương cũng đã có các văn bản gửi ubnd tp.hcm đề nghị chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, tổ chức đối thoại và trả lời công dân.
Chợ an đông là một trong những chợ truyền thống lâu đời nhất tại tp.hcm. những năm gần đây, việc mâu thuẫn với liên quan đến hợp đồng sử dụng sạp đã khiến nhiều tiểu thương bức xúc, gây khiếu nại kéo dài.
Không những vậy, mâu thuẫn còn trở nên căng thẳng hơn khi cho rằng quá trình sử dụng số tiền hơn 237 tỉ đồng do đóng để sửa chợ còn nhiều khuất tuất và quá trình sử dụng không được công khai, minh bạch. mặc dù đã đóng tiền nhưng việc sửa chữa chợ cẩu thả, nhếch nhác, trong khi cơ sở vật chất tại chợ vẫn đang xuống cấp từng ngày. thậm chí, hệ thống phòng cháy chữa cháy tại chợ không hoạt động hiệu quả, gây tâm lý bất an cho lẫn khách hàng.
Chủ đề liên quan:
ban quản lý ban quản lý chợ An Đông chợ An Đông chủ sở hữu chợ An Đông quản lý thương tiểu thương tiểu thương chợ An Đông