để phát triển, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng, giữ ổn định diện tích rừng…, những năm qua, đồng nai đã thực hiện giải pháp khoán rừng, đất lâm nghiệp và diện tích mặt nước, đặc biệt là diện tích rừng trồng và đất chưa thành rừng quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp tại các địa phương trong tỉnh.
Lãnh đạo Sở NN-PTNT phối hợp với lực lượng kiểm lâm kiểm tra rừng tại H.Xuân Lộc. Ảnh: Ngọc Liên |
Quá trình thực hiện giao khoán rừng, phần lớn hộ nhận khoán thực hiện theo quy định. tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất lâm nghiệp; tình trạng chuyển nhượng hợp đồng khoán, chuyển nhượng diện tích khoán trái pháp luật, có diễn biến phức tạp; các vụ vi phạm về quản lý, sử dụng đất rừng… gây khó khăn cho công tác quản lý rừng giao khoán tại các địa phương trong tỉnh.
Theo thống kê của sở nn-ptnt, đồng nai hiện có tổng diện tích đất rừng gần 200 ngàn ha, bao gồm diện tích có rừng và chưa thành rừng, trong đó trên 172 ngàn ha có rừng, diện tích rừng tự nhiên chiếm 72,3%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 29,3%. đến nay, tỉnh vẫn đang tăng cường thực hiện giao khoán đất rừng cho các hộ dân.
Để phương án quản lý rừng phát huy hiệu quả, các ngành chức năng, đơn vị chủ rừng cần xem xét phương án quản lý số. Ngành Nông nghiệp cần ứng dụng quản lý số nhằm sử dụng phần mềm quản lý các hồ sơ giao khoán đất rừng. Trong công tác quản lý nhà nước, Sở NN-PTNT cần nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước giữa các chủ rừng và UBND các huyện, xã. Quy chế dựa trên các quy định để xác lập sao cho hiệu quả, thiết thực nhất. |
Ông lê việt dũng, phó chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh cho biết, trong quá trình phối hợp với các đơn vị chủ rừng thực hiện kiểm tra, rà soát tình trạng giao khoán rừng cho thấy, kể từ khi thực hiện giao khoán rừng theo nghị định 168/2016/nđ-cp của chính phủ, các đơn vị chủ rừng đã có những giải pháp quản lý diện tích rừng khoán chặt chẽ hơn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm trên đất rừng giao khoán.
Đối với bên nhận giao khoán là cá nhân, hộ dân, phần lớn có sự hợp tác tích cực với đơn vị quản lý rừng thực hiện theo đúng hợp đồng giao khoán, góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái, tạo ra nhiều việc làm cho người dân sống trong rừng, ven rừng. đời sống người dân được cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu từ diện tích nhận khoán, góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới ở các huyện có diện tích rừng lớn như: tân phú, định quán, xuân lộc, vĩnh cửu, nhơn trạch.
Giám đốc ban quản lý (bql) rừng phòng hộ xuân lộc hoàng đình long cho hay, trong lâm phận quản lý của đơn vị với diện tích trên 10 ngàn ha, có trên 2,2 ngàn hộ dân đang canh tác trên diện tích hơn 7,1 ngàn ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. những hộ dân này được bql tổ chức sản xuất theo hình thức khoán.
Theo ông Long, việc thực hiện chính sách khoán đã huy động khá lớn nguồn lực lao động, tài chính từ các tổ chức, hộ gia đình nhận khoán vào công tác bảo vệ rừng ngoài nguồn đầu tư có hạn từ ngân sách nhà nước. Theo đó, diện tích rừng cũng như tỷ lệ che phủ rừng được tăng lên, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, người dân có đất sản xuất, từng bước ổn định kinh tế, góp phần vào công tác giảm nghèo cho địa phương.
Có thể thấy, công tác giao khoán đã tạo nên những chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp khi thu hút được các nguồn lực của toàn xã hội tham gia, hình thành các mô hình liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp và người dân trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm nghiệp, góp phần tạo nguồn thu, việc làm cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, quá trình khoán đất lâm nghiệp, khoán rừng và diện tích mặt nước đến nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: tiến độ thực hiện phương án khoán, thanh lý hợp đồng khoán, thu hồi diện tích khoán đối với những trường hợp không thực hiện đúng hợp đồng còn chậm; phần lớn các hộ dân sử dụng diện tích đất trong lâm phận của đơn vị chủ rừng được giao quản lý chưa có hợp đồng khoán không hợp tác để lập hợp đồng; tình trạng chuyển nhượng hợp đồng khoán, chuyển nhượng diện tích khoán trái pháp luật vẫn xảy ra, có diễn biến phức tạp; các vụ vi phạm về quản lý, sử dụng đất rừng, vi phạm về xây dựng công trình trên đất nhận khoán dù đã được các địa phương quan tâm nhưng tỷ lệ xử lý vi phạm còn hạn chế.
Chia sẻ về việc thanh lý hợp đồng và khoán, thu hồi diện tích khoán đối với những trường hợp bên nhận khoán thực hiện không đúng hợp đồng và những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện phương án khoán theo nghị định 168 của chính phủ, trưởng phòng kỹ thuật lâm sinh và quản lý đất đai khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa đồng nai (h.vĩnh cửu) trần đình hùng cho biết, thời gian qua, khu bảo tồn đã thanh lý 90 hợp đồng khoán với diện tích trên 177ha (diện tích này không bao gồm diện tích đã giao địa phương quản lý theo quyết định của ubnd tỉnh). do việc thanh lý thực hiện trước thời hạn nhưng chưa có kinh phí hỗ trợ cho hộ nhận khoán khi thanh lý hợp đồng nên chưa thể thu hồi diện tích khoán dù hợp đồng đã thanh lý.
Đánh giá công tác thực hiện khoán rừng trên địa bàn tỉnh thời gian qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cho rằng, các chủ rừng chưa thực hiện tốt vai trò của mình trong việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở bên nhận khoán phải thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước đối với đất rừng.
Theo phó chủ tịch ubnd tỉnh, các quy định về đất đai đang ngày càng chặt chẽ, nếu công tác quản lý không bảo đảm sẽ dẫn đến những khó khăn cho các đơn vị cũng như hộ dân. những vướng mắc, bất cập nếu không xử lý kịp thời sẽ trở thành những rào cản trong việc phối hợp thực hiện theo quy định của nhà nước. ngoài ra, để công tác quản lý diện tích rừng khoán hiệu quả, phó chủ tịch ubnd tỉnh võ văn phi cũng yêu cầu sự vào cuộc của chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị chủ rừng cùng nhau rà soát, phát hiện tình trạng vi phạm về đất đai, xây dựng trái phép, chuyển nhượng đất bất hợp pháp.
Chỉ đạo tại hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện phương án khoán diện tích rừng theo Nghị định 168 của Chính phủ, Phó chủ tịch UBND tỉnh VÕ VĂN PHI yêu cầu đơn vị chủ rừng rà soát những hợp đồng đã hết thời hạn để thanh lý hợp đồng, thu hồi đất và có phương án trồng rừng mới hiệu quả, bảo đảm tăng tỷ lệ rừng, giữ vững môi trường sinh thái. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi, đất rừng phải được thực hiện đúng chức năng của rừng. Thời gian tới, để tiếp tục nâng cao chất lượng rừng, Sở NN-PTNT tiếp tục duy trì, tổng kết, đánh giá và kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT là cơ quan tham mưu nhà nước về rừng, bao gồm cả công tác kiểm tra, thanh tra, nắm bắt tình hình để có hướng tham mưu, chỉ đạo xử lý kịp thời các vướng mắc. |