Sắp đến ngày lễ vía đức phật a di đà, chúng ta tìm hiểu về danh nghĩa và sự tích của ngài để mỗi khi đến chùa niệm nam mô a di đà phật ta có thêm niềm tin và nhờ đó công đức niệm phật sẽ mau chóng thành tựu.
Đức phật a di đà là đức phật làm giáo chủ ở cõi tây phương cực lạc, tên ngài có 3 nghĩa:
- Vô Lượng Quang có nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài vô lượng vô biên chiếu khắp mười phương thế giới;
- Vô Lượng Thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không thể nghĩ lường được;
- Vô Lượng Công Đức có nghĩa là Ngài làm những công đức to lớn không thể kể xiết.
Vì kinh sách tịnh độ tông không ghi rõ ngày đản sinh, xuất gia thành đạo của phật a di đà, nên người tu tịnh độ chọn ngày sinh của vĩnh minh thọ thiền sư là ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm cử hành lễ vía, nhớ lại đức phật a di đà. vĩnh minh thọ thiền sư được xem như là hoá thân của phật a di đà.
Theo sách “Đường về cực Lạc”, Ngài sinh vào đời Tống, người Tiền Đường, họ Vương tự Xung Huyền. Thuở thiếu niên thường trì tụng Kinh Pháp Hoa, cảm bầy dê quì mọp nghe Kinh.
Trưởng thành làm quan coi về thuế vụ, nhiều lần lấy tiền công đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sinh. Bị phát giác hình quan thẩm định án tử. Khi áp giải ra pháp trường sắc mặt vẫn bình thản, vì tin rằng do công đức phóng sinh hồi hướng sẽ được sinh Tịnh độ. Nhà vua cảm động tha bổng.
Ngài xin xuất gia, đến Tứ Minh thọ pháp với Tuý Nham Thiền Sư. Ngài tụng Pháp Hoa Sám, thấy Bồ Tát Quan Thế Âm tưới nước cam lồ vào miệng, được biện tài vô ngại. Ngài tu Thiền nhưng rất mến mộ Tịnh, một hôm đến thiền viện của Trí Giả đại sư làm hai lá thăm: Một đề “nhất tâm thiền định”, một đề “Trang nghiêm Tịnh độ”. Sau 7 lần rút thăm đều rút nhằm lá thăm “Trang Nghiêm Tịnh độ”. Từ đó Ngài tận lực tu niệm hoằng hoá pháp môn Tịnh độ.
Về sau Ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, tôn hiệu Trí giác Thiền Sư, ngài trụ ở đây 15 năm, độ được 1700 vị tăng và cư sĩ qui hướng Tịnh độ rất nhiều. Ngài trứ tác tập “Vạn Thiện đồng quy”, chủ ý khuyến tu các pháp lành qui hướng về Tịnh độ.
Theo kinh đại a di đà, về thời đức phật thế tự tại vương ra đời có một vị quốc vương tên kiều thi ca. vua kiều thi ca nghe phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm vị tỳ kheo hiệu là pháp tạng, một hôm ngài đảnh lễ phật quỳ xuống chấp tay cầu phật chứng mình và phát 48 lời nguyện. do nguyện lực ấy sau này thành phật hiệu a di đà.
Lại theo kinh bi hoa, về đời vua chuyển luân thánh vương tên vô tránh niệm có vị đại thần tên là bảo hải, vị này có người con tên là bảo tạng tướng tốt dị thường, sau xuất gia thành phật hiệu là bảo tạng như lai. một hôm vua vô tránh niệm nghe phật thuyết pháp liên phát tâm muốn cúng dường các món ăn uống, y phục cho đức phật và đại chúng luôn luôn trong ba tháng. vị đại thần bảo hải khuyên vua nên phát tâm bồ đề cầu đạo vô thượng.
Vua liền nguyện sau này thành phật sẽ làm giáo chủ một cảnh giới cực kỳ trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh; vua vô tránh niệm phát nguyện xong đức bảo tạng như lai liền thọ ký cho vua sau này sẽ thành phật hiệu là a di đà và cõi nước của ngài sẽ là cõi cực lạc tây phương. vị đại thần bảo hải sau này cũng thành phật tức là đức phật thích ca mâu ni. (theo tài liệu phật pháp bậc sơ thiện của gia đình phật tử)
Trong 48 lời nguyện của đức phật a di đà có các nguyện sau đây:
Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi, chỉ cần niệm mười niệm mà nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
Đức phật thích ca sau này đã vì những hạnh nguyện của đức phật a di đà nên khai thị pháp môn niệm phật để chuyển thân và tâm trở về bản thể thuần khiết nhất của con người. pháp môn này được hiểu đơn giản là người tu chỉ cần nhất tâm trì niệm nam mô a di đà phật, gọi là lục tự di đà thì khi mệnh chung sẽ được vãng sanh về cõi tịnh độ để tiếp tục con đường tu tập giải thoát.
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm là bộ kinh nói về phương pháp niệm Phật. Phương pháp tu của Tịnh Độ tông gồm có: Tự lực và Tha lực.
1. Tự lực có nghĩa là: Trì giới, Trì Tuệ và Thiền định.
2. Tha lực gồm có: Chánh hạnh và Tập hạnh.
- Chánh định nghiệp: là một lòng niệm danh hiệu A Di Đà.
-trợ nghiệp: là một lòng tụng kinh tịnh độ, một lòng quán sát, nhớ cõi tịnh độ trang nghiêm, một lòng lễ bái a di đà phật và một lòng ca ngợi cúng dường phật di đà.
B. tập hạnh là thực hành các điều thiện theo pháp tu của tịnh độ tông. thường năm đến ngày 17 tháng 11 âm lịch phật tử chúng ta làm lễ vía của đức phật di đà. trong khi gần lâm chung và khi đưa tang hoặc khi cúng lễ thường niệm danh hiệu của ngài là hiệu thanh tịnh để trừ những tà niệm, chuyển đổi cảnh đời ô trược thành cảnh giới thanh tịnh sáng suốt như cảnh giới cực lạc.
Nhân ngày vía của đức di đà, chúng ta cầu mong mọi người thân tâm được an lạc, được hạnh phúc. cùng hướng về ngài, niệm danh hiệu ngài, làm điều phước thiện, nguyện cầu cho thế giới không còn lầm lạc, oán ghét, khổ đau, chia rẽ... chúng ta hợp sức và đoàn kết lại đề mọi người được an vui trong ánh hào quang nhiệm màu của đức phật di đà.
tóm lại, ngày lễ vía phật a di ðà là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, từ bi nhất với 48 lời thệ nguyện độ chúng sanh của phật a di đà. tuy ngài không phải là vị phật trong lịch sử như đức bổn sư thích ca, nhưng thông qua lời dạy của phật thích ca, chúng ta biết được cảnh giới và 48 lời nguyện của phật a di đà. nếu như hạnh nguyện của phật thích ca là muốn cho tất cả chúng sanh đều thành phật, thì hạnh nguyện của phật a di đà là cứu vớt chúng sanh về thế giới tây phương cực lạc. từ ngày lễ vía này, chúng ta rút ra bài học là phải làm cho vị phật của tự thân mình hiển lộ và cũng có được ánh hào quang của vô lượng thọ, vô lượng quang, đồng thời cũng không nên kỳ thị các pháp môn tu tập vì như thế sẽ làm hại cho chính bản thân mình. cuối cùng là hãy thực tập trải nghiệm giáo pháp của phật dạy để cảm nhận được hương vị thật của chánh pháp. dưới năng lực của thực tập trải nghiệm thì tất cả ánh sáng của trí tuệ sẽ hiển bày.
Chủ đề liên quan:
đức phật Đức Phật A Di Đà ngày vía Đức Phật A-DI-ĐÀ Ngày vía Đức Phật là ngày nào Phật Phật pháp nhiệm màu Sự tích Đức Phật A Di Đà tìm hiểu Ý nghĩa ngày vía Đức Phật A DI ĐÀ