Kinh tế xã hội hôm nay

Tin tức Covid-19 ngày 10/8: Sắp có một lượng vắc xin lớn sắp về, các hệ thống cần phải chủ động

Sắp có một lượng vắc xin lớn sắp về, các hệ thống cần phải chủ động; Thu*c điều trị và vắc xin sản xuất trong nước được cấp phép theo cơ chế đặc thù; Đồng ý cho thử nghiệm trên người Thu*c điều trị Covid-19 made in Việt Nam; TP HCM phấn đấu kiểm soát dịch tại trước ngày 15/9… là những tin đáng chú ý trong ngày 10/8.

Sắp có một lượng vắc xin lớn sắp về, các hệ thống cần phải chủ động

Ngày 10/8, tại Sở Chỉ huy chiến dịch, Bộ Quốc phòng và Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc đã tổ chức giao ban nhằm đánh giá tiến độ các hoạt động.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tới đây, khi vắc xin được chuyển về với số lượng lớn, tần suất nhiều, một số loại phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ âm sâu cần có kế hoạch chi tiết, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa y tế với quân đội, giữa trung ương với địa phương và các quân khu.

Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, một tháng qua, các đơn vị của ngành y tế đã phối hợp với quân đội khảo sát, xây dựng và lắp đặt 8 kho bảo quản vắc xin tại 7 quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô với công suất bảo quản lên đến 60 triệu liều. Bộ cũng đã bàn giao 63 xe đông lạnh cho các quân khu để vận chuyển vắc xin đi các địa phương. Trước mắt, trong tháng 8, dự kiến vắc xin sẽ về khoảng 8,6 triệu liều, các hệ thống cần phải vận hành để tránh bị động.

Mỗi loại có nhiệt độ bảo quản khác nhau nên cần có những quy định cụ thể, quy trình hoạt động, vận chuyển của xe lạnh đến các địa phương, đơn vị tiêm chủng. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, cần phải hoàn thiện và phê duyệt ngay các quy trình vận chuyển, bảo quản vắc xin. Đồng thời, quân đội cũng đã huy động và được tập huấn đầy đủ. Lực lượng quân đội sẵn sàng trực 24/24, thậm chí có thể điều trực thăng vận chuyển vắc xin đến hải đảo, vùng có địa bàn khó khăn để tiêm chủng cho nhân dân đúng tiến độ.

Đặc biệt, Bộ Y tế đã có văn bản về dự kiến phân bổ vắc xin từ nay đến hết năm 2021 để các địa phương nắm được số lượng, lên phương án tiêm, qua đó bảo đảm tiến độ. Bộ cũng cần phải bảo đảm nguồn vắc xin để những người đã tiêm mũi 1 khi đến thời hạn, được tiêm mũi 2.

Thu*c điều trị và vắc xin sản xuất trong nước được cấp phép theo cơ chế đặc thù

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, quy định những cơ chế đặc thù đối với vắc xin và thuộc điều trị sản xuất trong nước.

Theo đó, Thu*c điều trị, vắc xin phòng Covid-19 sản xuất trong nước đang thực hiện thử lâm sàng nhưng đã có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả điều trị của Thu*c hoặc hiệu quả bảo vệ của vắc xin dựa trên dữ liệu về tính sinh miễn dịch của vắc xin được sử dụng để xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện.

Tuy nhiên, điều này phải trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia đối với Thu*c, vắc xin thực hiện thử lâm sàng tại Việt Nam và ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành Thu*c, nguyên liệu làm Thu*c đối với từng Thu*c, vắc xin cụ thể, có tham khảo hướng dẫn hoặc khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thu*c, vắc xin được cấp trong các trường hợp trên phải được tiếp tục theo dõi về tính an toàn, hiệu quả, kiểm soát về đối tượng, số lượng, phạm vi sử dụng sau khi cấp giấy đăng ký lưu hành.

Bộ Y tế xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc cho miễn phiếu kiểm nghiệm (COA) cho từng lô Thu*c, vắc xin khi thông quan trong trường hợp cần nhập khẩu khẩn cấp phục vụ yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đồng ý cho thử nghiệm trên người Thu*c điều trị Covid-19 "made in Việt Nam"

Sáng 10/8, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng Thu*c điều trị Covid-19 tên Vipdervir, được bào chế hoàn toàn từ thảo dược Việt Nam.

Công trình do PGS.TS Lê Quang Huấn, nghiên cứu viên cao cấp Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chủ trì thực hiện. Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia, Bộ Y tế đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và chấp thuận cho thử nghiệm lâm sàng Thu*c Vipdervir trên bệnh nhân Covid-19.

TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ đào tạo, Bộ Y tế cho hay, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện giai đoạn tiền lâm sàng (trên labo), là giai đoạn đầu tiên trong nghiên cứu Thu*c điều trị Covid-19. Kết quả tiền lâm sàng thành công, tuy nhiên trước mắt còn giai đoạn quan trọng là đánh giá lâm sàng trên bệnh nhân.

Tới đây, Bộ Y tế sẽ phối hợp cùng cùng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị liên quan thử nghiệm lâm sàng, dự kiến trên 260 bệnh nhân Covid-19. Sau khi hoàn thành thử nghiệm, nếu Hội đồng Bộ Y tế đánh giá sản phẩm an toàn, hiệu quả, Cục trưởng Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược Cổ truyền sẽ xem xét cấp phép. Lúc ấy, sản phẩm mới có thể đưa vào sử dụng.

TP HCM phấn đấu kiểm soát dịch tại trước ngày 15/9

Tại nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 do Chính phủ vừa ban hành, Chính phủ nhận định, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 sẽ còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, nguồn cung ứng vắc xin còn hạn chế, trước mắt chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và của toàn dân.

Tất cả các địa phương cần thực hiện nghiêm phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác theo quy định của địa phương mà không khai báo, người rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định. Căn cứ tình hình và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, chủ động áp dụng linh hoạt các biện pháp cần thiết như hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn nhất định trên nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.

Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải quán triệt nghiêm “chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10”, bảo đảm chặt chẽ, thực chất. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”.

Đồng thời đặt mục tiêu, tp hcm phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021. các tỉnh: bình dương, long an, đồng nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9/2021. các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021.

Đà Nẵng: “Với chủng Delta thì bất cứ F0 nào cũng có thể trở nặng và nguy kịch”

Bác sĩ Lê Đức Nhân, Phó chủ tịch Hội đồng chuyên điều trị Covid-19 tại Đà Nẵng, đặc biệt cảnh báo về biến chủng Delta. Hiện các ca bệnh Covid-19 nặng đợt này đã khác với những đợt bùng phát dịch trước, khi rất nhiều trường hợp bệnh nhân trẻ ngoài 30 tuổi, vẫn trở nặng, tổn thương phổi thậm chí nguy kịch, trở nặng rất nhanh, mặc dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Bác sĩ Nhân nhấn mạnh “Với chủng Delta thì bất cứ F0 nào cũng có thể trở nặng và nguy kịch”. Bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không được chủ quan.

Thời điểm này đà nẵng đang thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội, thực hiện cách ly, phong tỏa cứng đối với các khu vực nguy cơ cao, các điểm nóng có số ca mắc tăng dần đều, để kiểm soát việc gia tăng các f0. cùng với đó, địa phương cũng đã yêu cầu tăng cường công tác tuần tra lưu động để kiểm tra các phương tiện lưu thông, đảm bảo các quy định phòng chống dịch.

Theo báo cáo của ban chỉ đạo phòng, chống dịch covid-19 đà nẵng, những ngày qua, dù đã áp dụng các biện pháp, giãn cách tối đa để kiểm soát dịch, tuy nhiên số ca mắc mới từng ngày vẫn ở mức cao. số ca mắc mới tại đà nẵng những ngày gần đây duy trì ở con số 60-80 ca/ngày.

Các ca nặng vẫn đang trong tầm kiểm soát so với tình hình chung. đà nẵng đang tập trung toàn bộ nhân lực hồi sức, trang thiết bị, Thu*c men để điều trị các ca bệnh nặng và nguy kịch tại bệnh viện phổi.

Thu thập mẫu xét nghiệm, làm rõ nguồn gốc dịch Covid-19 tại Đà Nẵng

Sóc Trăng: Tận dụng tối đa 7 ngày, “tuần lễ vàng” nỗ lực thiết lập trạng thái “bình thường mới”

Trải qua 3 tuần thực hiện giản cách xã hội theo chỉ thị số 16/ct-ttg của thủ tướng chính phủ, với sự đồng lòng, chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đến nay 10/8, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh sóc trăng tiếp tục được kiểm soát, nhiều khu vực đã được gỡ phong tỏa, các chùm ca lây nhiễm phức tạp cơ bản được khống chế. bí thư tỉnh ủy sóc trăng, ông lâm văn mẫn chia sẻ cùng báo chí.

Để thực hiện mục tiêu trên, bí thư tỉnh ủy sóc trăng đã có văn bản kêu gọi toàn bộ hệ thống chính trị, nhân dân trong tỉnh chung tay đẩy lùi covid-19, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. giữ vững thành quả đạt được, cũng như bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân. ông mẫn chia sẻ thêm: đây là “tuần lễ vàng” để sóc trăng quyết tâm, tập trung cao nhất, sớm khống chế được dịch bệnh và thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Sau tuần lễ này, tỉnh sẽ xác định khu vực “vùng xanh” để đưa về trạng thái “bình thường mới” ổn định cuộc sống, sản xuất cho người dân. Những “vùng đỏ”, vùng có nguy cơ lây nhiễm sẽ tùy thuộc vào mức độ, diễn biến của dịch mà chọn các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, phù hợp.

P.Tuân

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/tin-tuc-covid-19-ngay-108-sap-co-mot-luong-vac-xin-lon-sap-ve-cac-he-thong-can-phai-chu-dong-620897.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY