Bạn nên biết hôm nay

Tinh dầu tràm trà hỗ trợ kháng khuẩn, diệt virus

Dầu cây tràm trà xuất xứ từ Australia hỗ trợ kháng khuẩn, góp phần diệt vi khuẩn và virus, có khả năng chống viêm.

Tinh dầu tràm trà có chất α-Terpineol với hàm lượng cao. Công dụng của tinh dầu tràm trà là khả năng kháng khuẩn, góp phần chống lại loại khuẩn tụ cầu vàng (vi khuẩn có khả năng kháng lại methicilin - MRSA). Sự lây lan của loại vi khuẩn tụ cầu vàng này là một trong những vấn đề được nhiều bệnh viện trên thế giới quan tâm vì chúng có thể kháng lại các kháng sinh thông thường.

Một thí nghiệm lâm sàng tại bệnh viên Westmead ở Sydney cho thấy các bệnh nhân tắm bằng dầu tràm trà có thể giúp ích cho việc diệt các vi khuẩn tụ cầu vàng. Cuộc thử nghiệm kéo dài 18 tháng trên 180 bệnh nhân nhiễm trùng tụ cầu vàng. Trong số 96 bệnh nhân đã hoàn thành thử nghiệm, 20% trong số đó sử dụng các sản phẩm chứa dầu tràm đã không còn nhiễm bệnh.

Công dụng của tinh dầu tràm trà. 

Giáo sư Tom Riley tại Đại học Western Australia đã cùng một nhóm nghiên cứu về dầu tràm tiến hành các thí nghiệm lâm sàng và cho biết kết quả đạt được là một bước tiến quan trọng trong việc dùng dầu tràm và các sản phẩm chứa dầu tràm trong thử nghiệm lâm sàng.

Những phát hiện trong nghiên cứu này cũng trùng khớp với kết quả nghiên cứu của một nhóm nghiên cứu khác tại Anh về dầu tràm vào năm 2004. "Nếu chúng tôi giới thiệu cho các bệnh viện sử dụng các sản phẩm chứa dầu tràm, tôi tin rằng điều này sẽ giảm áp lực về việc sử dụng kháng sinh. Một khi bạn giảm áp lực sử dụng kháng sinh thì có thể tác động đến kháng kháng sinh - một vấn đề mang tính toàn cầu.

Đến năm 2005, có dữ liệu chứng minh rằng tinh dầu tràm trà có thể kháng lại virus. Trong một nghiên cứu của tiến sĩ Christine Carson cùng các đồng nghiệp của cô tại Đại học Western Australia cho thấy, dầu tràm có khả năng chống lại và vô hiệu hóa virus herpes (một loại virus gây viêm loét, mụn rộp). Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra dầu tràm trà có thể có hiệu quả trong điều trị vết loét do virus herpes loại 2 (HSV-2).

Tinh dầu tràm có khả năng hỗ trợ kháng virus, vi khuẩn, chống viêm.

Nấm là dạng bệnh lý thường gặp và phổ biến trên quy mô rộng, gây nhiễm trùng trên bề mặt da như nấm da hoặc nấm *m đ*o ở phụ nữ. Nghiên cứu vào năm 2002 được tiến hành nhằm xác định tác động của dầu tràm đối với các thể nấm, kết quả nghiên cứu cho thấy chúng ức chế các loại nấm men, nấm dermatophytes (một loại nấm móng và da), nấm sợi và nhất là nấm candida albicans (một loại nấm ký sinh ở *m đ*o).

Những chuyên gia đứng đầu cuộc nghiên cứu kết luận rằng, các bệnh có liên quan đến nấm có thể điều trị với dầu tràm trà hoặc các sản phẩm chứa dầu tràm trà bao gồm nấm *m đ*o (nấm Candidas), nấm miệng, nấm tay chân, nấm da, nấm móng (do nấm dermatophytes), gàu và viêm da do tiết bã nhờn (gây ra bởi nấm Malassezia). Tinh dầu tràm trà hiệu quả trong việc kháng nấm.

Một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Đại học Flinders thuộc miền Nam Australia thực hiện nhằm tìm ra khả năng chống viêm của tinh dầu tràm trà. Trưởng nhóm nghiên cứu là giáo sư Hohn Finlay - ông hiện là trợ lý giám đốc của Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em ở Australia cho biết, kết quả thu được trong cuộc thí nghiệm này là dầu cây tràm trà có khả năng chống lại sự viêm nhiễm tức thì của da với các bệnh như phát ban hoặc bị ong, côn trùng đốt.

Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Các dòng mỹ phẩm có chứa tinh dầu tràm trong thành phần tập trung chủ yếu ở các công dụng như dưỡng ẩm, kem dưỡng thể, dầu gội - xả, nước súc miệng, sữa rửa mặt, nước rửa tay, xà phòng, các sản phẩm khử mùi, sản phẩm cạo râu.

Nguồn gốc của tinh dầu tràm trà Rebirth tea tree oil

Tinh dầu cây tràm trà Tea Tree oil (Melaleuca Alternifolia) có nguồn gốc từ Australia, đã được ứng dụng trong y học từ rất lâu đời. Lá của cây tràm trà được chưng cất thành tinh dầu và được người dân ở Australia sử dụng hàng nghìn năm qua trong việc chăm sóc sức khỏe. Qua rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra tinh dầu tràm trà có rất nhiều công dụng, lợi ích cho con người.

Kim Uyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/tinh-dau-tram-tra-ho-tro-khang-khuan-diet-virus-4070124.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh lao phổi là phế lao. Nguyên nhân gây bệnh là do chính khí hư, tinh huyết suy tổn để bệnh tà xâm phạm vào phế.
  • Theo y học cổ truyền, viêm bàng quang là bệnh chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, bàng quang gây nên. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.
  • Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium. Bệnh thường ở phổi, nhưng cũng có thể ở các tạng phủ khác (lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng, màng tim, lao hạch, lao khớp...).
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Trước đây người ta thường biết đến mề đay như một căn bệnh chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà không nghĩ rằng đôi khi nó cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY