Tâm linh hôm nay

Tinh thần Phật giáo là lý tưởng của nhân loại

Đức Phật không hoàn toàn là một nhà tôn giáo. Ngài là một bậc Giác ngộ, là một nhà đạo đức vĩ đại, đã cống hiến rất nhiều cho nhân loại. Nguồn mạch tâm linh từ tư tưởng và cuộc đời Ngài xuyên suốt hơn 2.500 năm nay. Giá trị ấy đã không hề gián đoạn và không hề thay đổi.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật

Bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy sự thánh thiện nơi con người Đức Phật. Sự thánh thiện nơi Ngài ảnh hưởng lớn lao đến con người và xã hội. Ai thực tập lời dạy của Đức Phật, sống một đời sống phạm hạnh đều có thể tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với xã hội họ mà đang sống, và sự ảnh hưởng ấy vẫn tiếp nối qua nhiều thế hệ.

Bài liên quan

Đạo Phật không bao giờ mạt Pháp trên quê hương Việt nam

Nhân loại ngày nay phải đối diện với rất nhiều xung đột, mâu thuẫn, bạo hành. Vì lẽ đó, tinh thần từ bi, khoan dung, độ lượng, tha thứ, sẻ chia của Đức Phật là phương tiện hữu hiệu để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Xã hội tốt đẹp chính là lý tưởng của nhân loại. Xã hội càng văn minh, con người càng nhận ra những nét đẹp trong lời dạy của Phật.

Tinh thần từ bi, trí tuệ của Đức Phật đã được trao truyền, tiếp nối. Lời dạy của Ngài đã được nhân loại đón nhận. Việc tôn vinh Đức Phật, việc chọn ngày ra đời của Ngài làm ngày hòa bình thế giới của Liên Hiệp quốc chính là sự nhận thức giá trị đích thực trong lời dạy của Ngài và trong chính cuộc đời Ngài.

Hôm nay, nhân dân và đồng bào Phật tử Việt Nam hân hoan đón chào ngày Đức Phật ra đời lần thứ 2.552. Đây là một ngày trọng đại đối với lịch sử nước ta: Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc, ghi nhận những đóng góp thiết thực của Phật giáo đối với quốc gia, xã hội.

Niềm vui này là niềm vui chung của những người con Phật Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Từ lâu, Phật giáo đã là một phần văn hóa tâm linh của dân tộc. Phật giáo Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam qua bao thịnh suy của đất nước. Những giá trị của Đức Phật và của Phật giáo rõ ràng đã được tôn vinh trên đất nước thân yêu này.

Trước khi đại lễ chính thức diễn ra tại Hà Nội, rất nhiều tỉnh thành khác đã long trọng đón mừng Phật đản. Đại lễ không chỉ diễn ra tại các cơ sở tôn giáo mà còn diễn ra tại các trung tâm, hội trường trực thuộc Nhà nước và những nơi công cộng. Chính quyền địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ Tăng tín đồ trong việc tổ chức này.

Bài liên quan

Nghệ sỹ Hoài Linh và nhiều nghệ sỹ khác xem Đạo Phật không thể thiếu cho đời mình

Ngoài ra, niềm vui Phật đản tại Việt Nam còn được nhân lên bởi sự hội tụ của đại diện Phật giáo các nước. Lần đầu tiên Tăng Ni, Phật tử năm châu lục đã có mặt tại Việt Nam, cùng nhau chia sẻ niềm vui và cùng nhau bàn luận, nhằm đưa ra những hướng đóng góp mới, tích cực của Phật giáo cho xã hội hiện đại.

Phật đản năm nay không chỉ là cơ hội để chúng ta bày tỏ tấm lòng thành kính, tôn vinh, cúng dường Đức Phật, mà chúng ta còn tiếp nhận được nguồn mạch tâm linh nơi Ngài, khơi nguồn tình cảm sâu xa trong nhân loại, gợi nhắc lại những lời dạy của Phật, nghĩ về niềm hạnh phúc của những người thực hiện lời dạy của Ngài.

Tổ chức lễ hội Phật đản, vì vậy, còn là việc đánh thức lương tri của mỗi người. Mỗi người đều có hạt giống Phật – hạt giống của từ bi, trí tuệ. Khi lương tri thức tỉnh, con người sẽ sống với nhau trong tình thương yêu và sự hòa hợp, tránh được những mâu thuẫn, xung đột, đổ vỡ, bạo hành vốn là vấn đề nóng bỏng của thời đại. Xã hội vì thế sẽ tốt đẹp hơn và lý tưởng của nhân loại sẽ trở thành hiện thực, nhân gian hóa thành Tịnh độ. 

HT. Thích Trí Quảng

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tinh-than-phat-giao-la-ly-tuong-cua-nhan-loai-d37991.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong hệ thống huyệt vị châm cứu, có khá nhiều huyệt có tác dụng “đề thần”, nhưng trước hết phải kể đến huyệt Bách hội.
  • Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại.
  • Trong chúng ta ai cũng đã từng được trải nghiệm qua một cơn đau đầu. Đây là một chứng bệnh thường hay gặp nhất trong các loại đau của cơ thể.
  • Tùy theo mùa, một số loại thực phẩm, đặc biệt là rau xanh, trái cây... có tác động giải tỏa căng thẳng và mang lại cho bạn trạng thái vui vẻ hơn
  • Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại.
  • Một nghiên cứu mới đây của Australia đăng trên Australian Health Review cho thấy những người bị béo phì mắc nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần hơn.
  • Nếu họ không giới thiệu thì tôi không biết ai là chị, ai là em bởi họ giống nhau như hai chị em sinh đôi vậy. Chỉ có một điểm khác biệt - đó là sắc thái gương mặt. Bà chị thì khắc khổ lo âu còn cô em thì âu sầu ngơ ngác.
  • Cuộc sống tinh thần ở người cao tuổi (NCT) có tính chất nền tảng, quyết định điều khiến nhịp độ lão hóa. Ngược lại, mục đích cơ bản của việc làm chậm sự lão hóa, kéo dài tuổi thọ là nhằm kéo dài thời gian lao động có ích và ước vọng sống lâu, khỏe mạnh.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY