Ẩm thực hôm nay

Tôm càng - Món ăn ngon, vị Thuốc quý

Tôm càng còn gọi là tôm đồng, tôm nước ngọt, tên khoa học là Macrobrachium nipponense De Haan. Tôm càng được các bà nội trợ rất ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng cao, thịt tôm chắc, dai, ngọt.
Tôm càng còn gọi là tôm đồng, tôm nước ngọt, tên khoa học là Macrobrachium nipponense De Haan. Tôm càng được các bà nội trợ rất ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng cao, thịt tôm chắc, dai, ngọt. Tôm càng được chế biến thành nhiều món ăn rất phong phú và đa dạng như: tôm nướng, tôm rang me, lẩu tôm, tôm tẩm bột rán, chạo tôm… Tôm đồng còn là Thuốc quý">vị Thuốc quý trong Đông y. Tôm đồng được dùng trong y học cổ truyền với tên Thuốc là hà ngư hay hà mễ. Chủ yếu dùng tươi, có thể phơi khô, tán bột làm Thuốc. Thịt tôm đồng tươi chứa protid, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP, cholesterol, melatonin và acid béo omega - 3. Vỏ tôm có các polysaccharide. Tôm đồng vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương khí, lợi sữa, giải độc, chống nôn.

Tôm đồng tươi được dùng phổ biến dưới dạng món ăn - vị Thuốc rất phong phú như sau:

Bồi dưỡng cho trẻ cứng cáp, chóng biết đi, chống suy dinh dưỡng:

tôm đồng tươi bỏ đầu, rửa sạch, rang nhỏ lửa cho khô giòn, giã nhỏ, rây bột mịn. Dùng bột tôm quấy với bột gạo cho trẻ ăn hằng ngày, mỗi lần 1 - 2 thìa cà phê. Có thể giã hay xay nhuyễn thịt tôm tươi nấu cháo cho trẻ ăn.

Chữa chứng cận thị, trẻ em đái dầm: rang tôm với dầu vừng ăn hằng ngày.

Làm Thuốc bổ: tôm đồng 12 con bóc vỏ, băm nhỏ, cùi dừa 15g nạo sợi, lòng đỏ trứng 3 quả. Tất cả trộn đều, đổ dầu lạc vào chảo rán mỏng thành bánh, ăn trong ngày.

Phụ nữ sau đẻ thiếu sữa:

- Tôm đồng tươi (nửa bát) bóc bỏ vỏ, giã nát, tẩm rượu nếp và muối, hấp chín, ăn trong ngày.

- Tôm đồng tươi (100g) xào với 20ml rượu trắng ăn hằng ngày hoặc rang tôm rồi đảo với rượu ăn trong ngày.

Chữa báng bụng: tôm tươi nấu canh ăn hằng ngày dần dần sẽ khỏi đau.

Kích thích Sinh d*c, chữa liệt dương, mộng tinh:

- Tôm đồng 20g, ngài tằm đực 7 con (sao giòn), giã nát rồi trộn với trứng gà 2 quả rán hoặc hấp chín ăn.

- Tôm đồng tươi 100g xào với lá hẹ 25g hoặc quả ớt ngọt 50g thêm chút rượu 40 độ.

- Trứng tôm 20g nấu canh với trứng chim sẻ (2 - 3 quả), ăn trong ngày.

Giảm đau lưng: tôm đồng tươi 100g (lột vỏ, rút chỉ lưng) ngâm vào rượu nếp trong 10 - 15 phút, vớt ra, xào chín ăn hằng ngày.

Ngoài ra, từ các polysaccharid trong vỏ tôm đồng chiết được chất chitosan để pha chế Thuốc chữa bỏng, có khả năng kích thích các tế bào biểu mô làm cho vết thương mau lành. Chitosan còn có tác dụng tạo nên tác động kích thích miễn dịch và chống khối u, cải thiện tiến trình thay đổi tế bào và gia tăng các tế bào của vỏ xương.

Lương y Thái Hòe

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tom-cang-mon-an-ngon-vi-thuoc-quy-22678.html)

Chủ đề liên quan:

tom cang tom dong tom nuoc ngot vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Dùng rượu làm phụ liệu có ý nghĩa tăng tính ấm cho vị Thuốc, làm cho khí vị của Thuốc đi lên trên thượng tiêu.
  • Tết đến, các gia đình thường mua hoa để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, bên cạnh vẻ đẹp, các loại hoa Tết như đào, hoa hồng, cúc vạn thọ, hoa mào gà… còn là những vị Thuốc quý.
  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY