Ngày 12-5, tại Bộ Y tế diễn ra Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12-5, đúng dịp kỷ niệm tròn 200 năm ngày sinh của bà Florence Nightingale - người sáng lập ra ngành điều dưỡng hiện đại. Tổ chức Y tế thế giới đã thống nhất và phối hợp với Hội đồng Điều dưỡng thế giới chỉ định năm 2020 cũng là Năm quốc tế Điều dưỡng và Hộ sinh để tôn vinh những đóng góp quan trọng của điều dưỡng, hộ sinh trong cung cấp các dịch vụ y tế.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua, chúng ta càng thấy vai trò quan trọng của đội ngũ điều dưỡng. Họ đã cùng các thầy Thu*c và nhân viên y tế tuyến đầu khác góp phần đẩy lùi dịch bệnh ở nước ta. Những người điều dưỡng luôn có mặt ở tất cả mọi mặt trận, mọi tuyến từ tham gia điều tra xác định người nghi ngờ nhiễm Sars-CoV-2 tại cộng đồng đến tiếp nhận, khám sàng lọc, chăm sóc người bệnh tại khu cách ly trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũng như sàng lọc, quản lý người nghi ngờ nhiễm, người có thể nhiễm của các địa điểm cách ly tập trung.
Tôn vinh những người làm nghề điều dưỡng trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, PGS, TS Lương Ngọc Khuê đã gửi lời cảm ơn các điều dưỡng đã liên tục ngày đêm ở bên để theo dõi, chăm sóc cho những người bệnh nặng, người bệnh nguy kịch trong các phòng bệnh cách ly đã nói lên sự vất vả, sự nguy hiểm nhưng cũng đầy trách nhiệm với nghề nghiệp, với người bệnh, cùng các thầy Thu*c giành giật lại sự sống cho từng người bệnh.
Đại diện cho các điều dưỡng trong cả nước, điều dưỡng chuyên khoa 1 Doãn Thị Nguyệt, Trưởng phòng điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trước một loại dịch bệnh mới nổi và phức tạp như Covid-19, các điều dưỡng thực hiện nghiêm ngặt các hướng dẫn, không cho phép mình gặp bất kỳ sai lầm nào nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, cộng đồng. Suốt những tháng qua, có nhiều cặp vợ chồng cùng cách ly tại bệnh viện tham gia chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nhưng họ cũng không có cơ hội gặp nhau, không được về thăm con.
Với sự quyết tâm cao, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã đều trị khỏi 139 ca Covid-19, trong đó có năm ca điều trị tại khoa Hồi sức và 10 ca suy hô hấp tại khoa Cấp cứu. Gần hai nghìn ca nghi nhiễm, cách ly đều được ra viện không có ca Tu vong.
"Đó là một hành trình chăm sóc từ trái tim. Chỉ có chăm sóc từ trái tim mới cảm nhận nghề điều dưỡng là nghề cao quý, đầy lòng nhân ái. Niềm hạnh phúc của chúng tôi chính là nụ cười, ánh mắt của người bệnh ra viện”, điều dưỡng Doãn Thị Nguyệt chia sẻ.
ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam cho biết, đại dịch Covid-19 giúp chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn về sự đóng góp của điều dưỡng, với vai trò là những chiến sĩ tuyến đầu. Họ đã vượt lên những nguy cơ của dịch bệnh, dấn thân vào nơi nguy hiểm, phối hợp với các thầy Thu*c, thực hiện hàng loạt các hoạt động như: sàng lọc người bệnh, tổ chức cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, theo dõi, chăm sóc và là chỗ dựa về tinh thần cho người bệnh Covid-19.
Tại buổi lễ, ThS Phạm Đức Mục cũng đã kiến nghị với Bộ Y tế sớm giải quyết năm vấn đề có ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc người bệnh như giải quyết tình trạng thiếu nhân lực điều dưỡng - hồi sức; Cần thực hiện lộ trình cao đẳng hóa nhân lực điều dưỡng, hướng tới đạt chuẩn của ASEAN. Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng chưa phân biệt rõ văn bằng và ngạch bậc viên chức. Hội cũng đề nghị Bộ sớm tổ chức xét thăng hạng viên chức hạng II cho điều dưỡng - hộ sinh, kỹ thuật viên. Đồng thời, cần tăng cường sự tham gia của điều dưỡng - hộ sinh vào các vị trí quản lý và hoạch định chính sách y tế.
Chủ đề liên quan:
biển đảo bình luận Bình luận Phê phán chăm sóc chăm sóc người bệnh di sản diễn đàn điều tra qua thư bạn đọc du lịch giải pháp giáo dục góc nhìn thứ hai hà nội kinh tế lây từ mẹ sang con người bệnh nhân ái những người phát ngôn sống khỏe