Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Top những loại trà tốt nhất dành cho người mắc bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính ở phế quản, gây viêm và sưng đường hô hấp, từ đó dẫn đến tình trạng khó thở ở bệnh nhân. Bệnh bao gồm các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho khi đêm về hoặc vào sáng sớm. Ngoài việc dùng Thu*c bệnh nhân có thể sử dụng một vài loại trà có nguồn gốc từ tự nhiên để kiểm soát triệu chứng hen suyễn.

Trà đen

Nghiên cứu cho thấy thành phần caffeine trong trà đen có thể giúp thư giãn đường thở và cải thiện chức năng phổi. Tuy vậy, uống trà đen chỉ giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng hen suyễn, nên bệnh nhân vẫn cần dùng Thu*c đặc trị.

Cách pha trà đen khá đơn giản. Chỉ cần bỏ một muỗng cà phê lá trà vào ly nước sôi đợi 5 phút, sau đó lọc bỏ xác trà rồi uống.

Trà xanh

Trà xanh rất giàu các chất chống ôxy hóa và hợp chất thực vật hữu ích. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, hợp chất thực vật epigallocatechin gallate (EGCG) trong loại trà này có thể giúp giảm tình trạng viêm đường thở trên chuột bị hen phế quản. Không chỉ vậy, hoạt chất caffeine trong trà xanh có thể giúp tăng cường chức năng đường hô hấp lên tới 4 giờ ở bệnh nhân hen suyễn, từ đó làm giảm tạm thời các triệu chứng khó chịu. Cách pha trà xanh cũng tương tự như trà đen.

Trà gừng

Gừng là gia vị nổi tiếng chứa nhiều dưỡng chất và hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh mẽ. một số nghiên cứu cho thấy hai hợp chất quan trọng trong gừng là gingerol và shogao có thể giúp đẩy lùi bệnh hen suyễn, bằng cách giảm viêm đường hô hấp. các nhà nghiên cứu ghi nhận, gừng giúp giảm hiệu quả các triệu chứng hen suyễn.

Ðể có được một ly trà gừng, bạn chỉ cần bỏ một muỗng cà phê gừng xay vào nước sôi trong 10 - 20 phút, lọc bỏ xác rồi dùng.

Trà khuynh diệp

Cây khuynh diệp có nhiều đặc tính chữa bệnh. Phần lá thường được dùng để làm trà và điều chế tinh dầu. Trà khuynh diệp chứa các chất chống ôxy hóa và hợp chất thực vật có lợi, chẳng hạn như eucalyptol. Ðây là hoạt chất được chứng minh là có công dụng kháng viêm mạnh mẽ, nên cũng giúp kiểm soát và làm giảm các triệu chứng hen suyễn.

Ðể pha trà, hãy bỏ 1 muỗng cà phê lá khuynh diệp khô vào nước sôi. Hãm trà trong 10 phút, lọc bỏ xác rồi uống.

Trà cam thảo

Loại trà pha từ phần rễ cây cam thảo này đã được sử dụng như một phương Thu*c dân gian để chữa nhiều bệnh, trong đó có hen suyễn. Theo một số nghiên cứu trên động vật, chiết xuất glycyrrhizin từ rễ cam thảo giúp giảm các triệu chứng hen suyễn, đặc biệt là khi dùng kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh hiện hành.

Khi pha trà, bỏ một ít rễ cam thảo vào nước và đun nóng trong 5 phút.

Trà Mullein

Ðược pha từ lá cây thảo bản bông vàng (Verbascum thapsus), trà Mullein từ xa xưa được tin dùng để chữa nhiều bệnh, bao gồm hen suyễn. Các nghiên cứu trên người và động vật đã ghi nhận công dụng của thức uống này trong việc hỗ trợ điều trị triệu chứng hen suyễn, nhờ khả năng thả lỏng các cơ trong đường hô hấp.

Khi pha trà, chỉ cần bỏ một lượng lá vừa đủ vào ly nước sôi và hãm trà trong 15 - 30 phút trước khi lọc lấy nước uống.

Trà Rooibos (Hồng trà Nam Phi)

Ðây là loại trà thơm ngon, được làm từ lá của cây bụi đỏ (Aspalathus linearis), nổi tiếng có nhiều thành phần chữa bệnh. Theo một nghiên cứu, uống trà Rooibos giúp giảm nhẹ các triệu chứng hen suyễn, dị ứng và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bạn có thể pha trà bằng cách ngâm túi trà 5 -10 phút trong ly nước nóng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/top-nhung-loai-tra-tot-nhat-danh-cho-nguoi-mac-benh-hen-suyen)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ngày 25/4 tới, BV Bạch Mai sẽ tổ chức khám và tư vấn miễn phí hen phế quản cho người dân khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
  • Bệnh hen suyễn gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng với người cao tuổi bệnh có thể dễ tái phát, tăng nặng, nhất là lúc thời tiết thất thường, lạnh, mưa, khô hanh hoặc ẩm ướt.
  • Bệnh hen là một bệnh mạn tính của đường hô hấp, không chừa một lứa tuổi nào. Người ta cũng có thể bị hen lần đầu tiên khi tuổi đã cao…
  • Con tôi bị hen đã lâu, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây bệnh có dấu hiệu tái phát, nhất là khi cháu mệt và khi giao mùa.
  • Con của chị gái tôi 5 tuổi, bị bệnh hen. Những ngày trở trời, cháu thường lên cơn hen nặng, rất khó thở.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Những lúc giao mùa hay mỗi khi thay đổi thời tiết cháu thường lên cơn hen nặng. Tôi lo lắng sợ sau này có con, liệu con tôi có bị hen.
  • Tôi không bị hen nhưng con trai tôi lại bị hen từ nhỏ. Hiện tôi sắp sinh cháu thứ hai nên rất lo, không biết em cháu có bị lây bệnh không?.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY