Tình yêu và giới tính hôm nay

Mối liên quan bệnh hen suyễn và đái tháo đường

Đái tháo đường và hen phế quản là 2 bệnh gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

Có tồn tại mối quan hệ giữa đái tháo đường và hen suyễn?

Hen suyễn là tình trạng viêm và co thắt đường thở do đáp ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Người mắc bệnh hen, đường thở bị thu hẹp lại và sưng lên, có thể tiết ra nhiều chất nhầy. Điều này làm cho bạn cảm thấy khó thở và kích thích cơn ho xuất hiện. Bạn thường nghe thấy âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở ra và thở nông. Bệnh biểu hiện bởi các cơn ho, khó thở và nặng ngực, xen kẽ các giai đoạn thở bình thường hoặc khó thở liên tục kéo dài nếu bệnh không được kiểm soát tốt.

Không tự ý dùng Thu*c khi không có chỉ định của bác sĩ, do có thể khởi phát cơn hen.

Không tự ý dùng Thu*c khi không có chỉ định của bác sĩ, do có thể khởi phát cơn hen.

Đái tháo đường là tình trạng đường máu cao do cơ thể thiếu hormon insulin hoặc đề kháng với insulin. đái tháo đường là bệnh lý mạn tính dẫn tới các biến chứng nhiều cơ quan như: tim mạch, thần kinh, tâm thần, thận - tiết niệu, tăng tỷ lệ Tu vong nếu không kiểm soát đường huyết ổn định.

Dù cơ chế chưa được rõ, nhưng những bệnh nhân đái tháo đường (đặc biệt những bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém) có nguy cơ mắc hen cao hơn người khỏe mạnh. những bệnh nhân mắc cả 2 bệnh lý này có xu hướng kiểm soát đường huyết và kiểm soát cơn hen khó hơn trường hợp chỉ mắc 1 trong 2 bệnh đó. ngược lại cũng có những nghiên cứu chỉ ra những người mắc hen suyễn cần được chú ý hơn khi nguy cơ mắc đái tháo đường của họ cũng cao hơn người bình thường.

mối liên quan nữa giữa 2 bệnh này là béo phì là nguy cơ chính của đái tháo đường, nhưng cũng liên quan đến gia tăng nguy cơ mắc hen suyễn. những bệnh nhân hen suyễn kèm thừa cân có nhiều cơn hen kịch phát hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn và đáp ứng với Thu*c điều trị hen cũng kém hơn.

Mối liên quan đặc biệt cần lưu ý đó là bệnh nhân hen điều trị  bằng steroid lại là trở ngại lớn cho bệnh đái tháo đường. các Thu*c steroid được chỉ định ở bệnh nhân hen nhằm giảm tình trạng viêm và phù nề đường hô hấp, có vai trò trong ngăn ngừa cơn hen xuất hiện và điều trị cơn hen kịch phát. tuy nhiên, Thu*c steroid lại có tác dụng phụ làm tăng sự đề kháng insulin, tăng đường máu, khó kiểm soát cân nặng. ở những bệnh nhân dùng steroid dạng hít ( như fluticasone, budesonide) là những Thu*c sẽ tác động tại chỗ (đường hô hấp) thường không gây ảnh hưởng toàn thân, vì vậy sẽ không gây tăng đường huyết nếu được sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. khi được chỉ định đúng đường dùng, liều và thời gian sử dụng, steroid giúp kiểm soát cơn hen tốt mà không gây tăng đường huyết hay mất kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Với trường hợp bệnh nhân hen nặng, tình trạng khó thở xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn. để kiểm soát cơn hen cấp, giúp bệnh nhân tránh khỏi tình trạng nguy kịch, đe dọa đến tính mạng, có thể bác sĩ kê đơn cho người bệnh dùng steroid đường uống hoặc tiêm (như prednisolone, methylprenisolon). thời gian dùng đường uống thường là những đợt ngắn ngày và đường huyết cũng sẽ được theo dõi sát nếu bạn có nguy cơ mắc đái tháo đường. nếu bệnh nhân hen dùng Thu*c steroid không đúng chỉ định của bác sĩ, dùng kéo dài, liều cao, sẽ dẫn đến tăng đường huyết, mất kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, gia tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. vì vậy, người bệnh hen cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định dùng Thu*c của bác sĩ.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Vậy cần làm gì để bệnh nhân mắc hen suyễn và đái tháo đường đồng thời cùng “chung sống hòa bình”? điều đầu tiên là kiểm soát tốt 1 trong 2 bệnh trên sẽ giúp cải thiện và không làm nặng lên tình trạng bệnh còn lại. ngoài ra nên thực hiện các biện pháp như:

Thay đổi lối sống: giảm cân, cai Thu*c lá, chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, hạn chế đường, dầu mỡ và giàu chất xơ, vitamin. Tập thể dục điều độ, vừa sức. Stress gây mất kiểm soát đường huyết và có thể làm khởi phát cơn hen, nên hãy học cách kiểm soát tốt stress.

Giữ môi  trường sống trong sạch: loại bỏ hoặc giảm tối đa các yếu tố gây kịch phát cơn hen phế quản như: dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, thức ăn).

Khám bệnh định kỳ để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

BS. Ngọc Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/moi-lien-quan-benh-hen-suyen-va-dai-thao-duong-n184586.html)
Từ khóa: bệnh hen suyễn

Tin cùng nội dung

  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • Trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn có mối liên quan qua lại lẫn nhau, giống như giữa con gà và quả trứng, rất thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY