Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố gây dị ứng như da động vật, sự thay đổi thời tiết đột ngột có thể làm kích hoạt cơn hen suyễn hoặc khiến cho triệu chứng bệnh trở nên...

bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự thay đổi thời tiết đột ngột có thể làm kích hoạt cơn hen suyễn hoặc khiến cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.  

I. Các yếu tố thời tiết gây ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn

Không khí lạnh

Không khí lạnh hoặc ẩm ướt khi đi vào đường thở có thể gây hiện tượng co thắt, ho, thở khò khè, khó thở, tức ngực. Đây cũng là thời điểm thuận lợi cho bào tử nấm mốc trong không khí sinh sôi và phát triển, kích hoạt cơn hen.

Ngoài ra, nhiễm cảm lạnh, cảm cúm vào mùa đông cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn.

Gió và mưa

Vào những ngày mưa hay gió, phấn hoa, nấm mốc có thể được khuếch tán vào không khí với mật độ cao. việc hít thở một lượng chất trên có thể gây kích ứng đường thở, ảnh hưởng đến quá trình dẫn khí đến phổi, gây kích hoạt cơn hen.

Thời tiết nóng

Nhiệt độ trong không khí cao cũng là một trong những tác nhân khiến cho đường thở bị hẹp, gây ho, khó thở. vào ngày hè, hàm lượng ozone (chất được sinh ra do phản ứng của ánh sáng mặt trời với các chất gây ô nhiễm) trong không khí có xu hướng cao hơn bình thường. loại ozone này có thể gây hen suyễn mạnh.

Sấm sét

Sấm chớp có thể tạo ra ozone –  tác nhân kích hoạt cơn hen suyễn. Hiện tượng trên đặc biệt phổ biến ở đối tượng trẻ em và trẻ vị thành niên.

Sự thay đổi áp suất trong không khí

Tiến sĩ rambasek cho biết, áp suất khí quyển gây ra các đợt viêm xoang và làm tăng nguy cơ kích hoạt triệu chứng bệnh hen suyễn.

II. Cách phòng hen suyễn do thời tiết

Nếu thời tiết là nguyên nhân gây hen suyễn hoặc khiến cho triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn thì bạn cần xác định cụ thể yếu tố nào gây bệnh và áp dụng các biện pháp tương ứng để khắc phục.

    Nếu không khí lạnh là tác nhân kích hoạt cơn hen, cần dùng albuterol và mang theo khẩu trang trước khi ra ngoài. Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các bộ phận nhạy cảm như cổ, ngực, mũi, họng. Hạn chế hít thở bằng miệng, thay vào đó hít thở bằng mũi để làm ấm, ẩm và sạch không khí trước khi đi vào phổi.

Dù nguyên nhân gây hen suyễn là gì thì điều quan trọng nhất vẫn là mang theo Thu*c hít giảm đau và dùng khi bệnh tái phát. bên cạnh đó, người bệnh nên theo dõi bản tin dự báo thời tiết và chủ động áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng ngay từ sớm.

Mặc dù không thể kiểm soát thời tiết, bạn có thể thực hiện các bước để hạn chế cơn hen. Điều đầu tiên cần làm là xác định những nguyên nhân gây hen suyễn, sau đó áp dụng những biện pháp phù hợp để bảo vệ bản thân khỏi yếu tố nguy cơ. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tim-hieu-su-anh-huong-cua-thoi-tiet-doi-voi-nguoi-benh-hen-suyen)

Tin cùng nội dung

  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY