Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

TP Hồ Chí Minh xuất hiện 6 ổ dịch sốt xuất huyết

Ngày 4/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tuần qua, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 6 ổ dịch sốt xuất huyết, tăng 2 ổ dịch mới so với tuần trước đó.

Từ đầu năm đến nay, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 6.478 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 70,1% so với cùng kỳ năm 2019 (21.631 ca) và không có trường hợp Tu vong. Riêng trong tuần thứ 18, tuy số ca mắc sốt xuất huyết có giảm hơn 4 trước tuần đó, nhưng đã xuất hiện 6 ổ dịch ở 7 phường, xã thuộc 4/24 quận, huyện, tăng thêm 2 ổ dịch mới so với tuần 17.

Cùng với các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, TP Hồ Chí Minh thực hiện điều tra xác định và xử lý điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, ngành y tế đã tiến hành xử lý phun hoá chất, thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch và các điểm nguy cơ tại 15 phường, xã thuộc 5/24 quận, huyện.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cũng cảnh báo: TP Hồ Chí Minh bắt đầu bước vào mùa mưa, do đó người dân cần nâng cao ý thức trong việc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết; không chủ quan, lơ là ngay cả khi các trường hợp mắc bệnh đang giảm.

Bên cạnh sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm khác tại TP Hồ Chí Minh như sởi, tay chân miệng… cũng đang có xu hướng giảm so với tuần trước đó. Cụ thể, trong tuần 18 có 9 trường hợp mắc tay chân miệng, giảm 34,5% so với trung bình 4 tuần trước (14 ca). Hiện tổng số mắc bệnh tính đến tuần 18 là 1.269 trường hợp và không có trường hợp nào Tu vong.

Trong tuần qua, TP Hồ Chí Minh cũng không ghi nhận ca mắc sởi mới. Theo đó, tổng số ca mắc bệnh tính đến tuần 18 là 453 trường hợp, giảm 90,3% so với cùng kỳ năm 2019 (4.665 ca).

Tuy số ca mắc tay chân miệng, thủy đậu, sởi… giảm nhưng TP Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không chủ quan lơ là; đồng thời tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng bệnh, khuyến cáo người dân tổ chức tiêm chủng thường xuyên và đảm bảo các tiêu chí về an toàn phòng chống dịch COVID-19.

Tin, ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/tp-ho-chi-minh-xuat-hien-6-o-dich-sot-xuat-huyet-20200504180338520.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY