Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

TP.HCM: Báo động bỏng, viêm da do kiến ba khoang

(MangYTe)- Trung bình mỗi ngày Bệnhviện Da liễu TP.HCM tiếp nhận 80-100 ca viêm da do tiếp xúc dịch tiết của kiếnba khoang, tình trạng rất hiếm gặp trong những tháng trước.

TP.HCM đang vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt, thuận lợi cho nhiều loài côn trùng phát triển, trong đó có kiến ba khoang.

Bệnh viện (BV) Da liễu TP.HCM cho biết nếu như những tháng trước đây, số người đến khám do viêm da tiếp xúc côn trùng rất hiếm thì từ tháng 6 trở đi, con số này tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày, BV tiếp nhận từ 80-100 ca bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.


Vết thương do tiếp xúc kiến ba khoang. Ảnh: BVCC

BS Chuyên khoa 2 Vũ Thị Phương Thảo, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Da liễu TP.HCM cho biết bệnh nhân thường đến khám với tình trạng da có sẩn, nổi hồng ban hoặc có chùm mụn nước nhỏ trên da.

Đa phần bệnh nhân được cho Thu*c dị ứng và Thu*c thoa tại chỗ, có tác dụng làm dịu da và kháng khuẩn. Một số trường hợp vết thương lan rộng và hở ra, có nguy cơ nhiễm trùng nên được cho Thu*c uống và kết hợp chăm sóc tại chỗ cho vết thương mau lành.

Theo BS Thảo, một số cơ địa suy giảm hệ miễn dịch, vết thương bị nhiễm trùng sẽ lâu lành hơn. Một số người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm, chỉ cần bị kích thích nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng nặng toàn thân.

Vết thương do tiếp xúc dịch tiết của kiến ba khoang sẽ mất tầm một tuần đến 10 ngày là lành thương, ít để lại sẹo nhưng có vết thâm do tăng sắc tố sau viêm.

Mụn mủ là phản ứng viêm da bình thường của cơ thể, không nên cố nặn ra để lại vết thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và để lại sẹo.

BS Thảo lưu ý kiến ba khoang chứa dịch tiết độc nên tiếp xúc với da sẽ gây viêm da, bỏng da. Do đó, khi phát hiện kiến ba khoang bò trên da, tuyệt đối không được đập vào da khiến cho chất độc phát tán và lan rộng mà cố gắng chỉ đuổi nhẹ.

Thông thường, nếu chỉ bị tổn thương tại chỗ không có lan rộng toàn thân thì chỉ cần rửa sạch vết thương, sau đó bôi Thu*c tại chỗ. Nếu tổn thương lan rộng toàn thân hoặc diện tích tổn thương lan rộng ra thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.


Một người bệnh bị viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang thăm khám tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM. Ảnh: BVCC

Khi đã bị tổn thương do tiếp xúc kiến ba khoang, tuyệt đối không nên sờ vào vị trí tổn thương vì rất dễ làm vết thương lan rộng.

Viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh zona thần kinh hay còn gọi là giời leo.

Zona có tổn thương cơ bản là chùm mụn nước và mụn mủ thường mọc ở một vùng thần kinh chi phối ở nửa bên cơ thể, gây đau nhức trên bề mặt.  


Hình thù của kiến ba khoang. Ảnh: Internet

Để tránh tiếp xúc kiến ba khoang, BS Thảo khuyến cáo vào mùa này, những người có thói quen đi ra ngoài vườn cây để làm vườn thì nên bận quần áo dài tay, tốt nhất là mang găng tay, găng chân để bảo vệ che chắn các vùng da trên cơ thể.

Sau khi làm vườn xong, nên tháo găng tay chân ra, rửa tay chân lại liền, tốt nhất là tắm rửa sơ qua rồi thay đồ ngay.

Bị kiến ba khoang đốt khi đang nằm viện

(PLO)- Sáng 17-8, BS Nguyễn Văn Chức, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thủ Đức, TP.HCM, cho biết nơi đây đang phối hợp Bệnh viện (BV) đa khoa khu vực Thủ Đức xử lý tình trạng kiến ba khoang xuất hiện trong BV này.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/tphcm-bao-dong-bong-viem-da-do-kien-ba-khoang-921738.html)

Tin cùng nội dung

  • Một người làm nghề khai thác gỗ vào Bệnh viện TP. Huế do bị T*i n*n lao động giập nát ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải do bị gỗ rơi đè khi đưa lên xe vận chuyển.
  • Sau bữa ăn trưa 7/4, hơn 100 công nhân của công ty thời trang Star của Singapore (KCN Chương Mỹ, Hà Nội) bị nôn, đau bụng và đi ngoài, phải nhập viện để điều trị.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY