Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

TP.HCM phát động tháng an toàn thực phẩm thời dịch COVID-19

Thay vì tổ chức lễ phát động như mọi năm, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020 này, TP.HCM đã tổ chức tuyên truyền bằng các xe loa trên nhưng tuyến đường, phát thanh trên các phương tiện truyền thông đại chứng, treo băng rôn, đăng tải các banner, viết tuyên truyền về khẩu hiệu đảm bảo an toàn thực phẩm...

Cấm các cơ sở kinh doanh ăn uống tại TP.HCM phục vụ khách tại chỗ

TP.HCM: Đóng cửa các quán ăn, nhà hàng, tiệm hớt tóc để chống dịch COVID-19

TP.HCM cho phép căn tin các đơn vị được phục vụ tối đa 30 người

Người chưa phát bệnh COVID-19 gần như không thể lây bệnh

Ngày 15.4, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã chính thức tổ chức phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020. Thay vì tổ chức chức lễ phát động như mọi năm, năm nay do dịch bệnh COVID-19, TP tổ chức phát động bằng hình thức tổ chức 6 xe loa tuyên truyền đồng loạt trên các tuyến đường của TP, cùng với đó mỗi quận huyện có từ 1 đến 2 xe loa tuyên truyền trên phạm vi địa bàn quản lý; phát thanh thông điệp Tháng hành động vì an toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng; treo băng rôn ngang, bang rôn dọc (cờ phướn) trên các tuyến đường chính về các khẩu hiệu tuyên truyền của Tháng hành động; đăng tải các banner, các bài viết tuyên truyền về khẩu hiệu đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện chuyên đề về Tháng hành động năm 2020 trên các phương tiện truyền thông...

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết đây là dịp để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Với chủ đề chính của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay là “Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm”, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP tập trung chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền các cấp và các đoàn thể chính trị xã hội trong đảm bảo an toàn thực phẩm, phát huy ý thức trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.

Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020 này, TP.HCM sẽ tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại TP. Nêu cao vai trò của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm; đồng thời tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

“Chúng tôi sẽ phối hợp với các Sở ban ngành liên quan trên địa bàn thành phố, các tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến kiến thức, các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định và kiến thức khoa học về an toàn thực phẩm, tác hại của thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng; giám sát, hướng dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, tuyên truyền vận động nhân dân trong việc tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn đến các cơ quan chức năng”, bà Lan chia sẻ.

Hồ Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/tin-tuc-su-kien-c-179/tphcm-phat-dong-thang-an-toan-thuc-pham-thoi-dich-covid-19-136527.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY