Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Trách nhiệm của nhà mạng

Song hành cùng sự bùng nổ của điện thoại di động, người dân cũng phải hứng chịu sự bức xúc suốt nhiều năm khi bị làm phiền bởi cuộc gọi rác, tin nhắn rác.

Mới đây, Cục Viễn thông có công văn chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông triển khai ngăn chặn “cuộc gọi rác”. Hình thức xử lý được đưa ra là nguồn phát tán “cuộc gọi rác” sẽ bị nhà mạng khóa chiều gọi đi (nội mạng) lẫn chiều gọi đến (liên mạng). Rõ ràng, có thêm biện pháp ngăn chặn thì rất đáng hoan nghênh, nhưng vấn đề đặt ra là với biện pháp bổ sung như trên, thì liệu “cuộc gọi rác” có chấm dứt?

Lo ngại vừa nêu hoàn toàn có cơ sở. Phần lớn các “cuộc gọi rác”, “tin nhắn rác” được thực hiện nhằm mục đích quảng cáo. Thông qua các kỹ thuật và phương tiện công nghệ, các đơn vị tổ chức quảng cáo bằng phương thức này thường sử dụng “sim rác” để gọi điện, nhắn tin nhằm né tránh trách nhiệm pháp lý.

Vì thế, nếu bị chặn cuộc gọi thì rõ ràng họ có thể sẵn sàng vứt sim bị chặn, bởi giá trị “sim rác” chẳng bao nhiêu. Thêm vào đó, với mật độ gọi dày đặc, tài khoản tiền trong sim rác thường nhanh chóng được sử dụng hết. Vì thế, nhiều “sim rác” có thể sớm hết giá trị từ trước khi nhà mạng ra quyết định chặn.

Chính vì thế, nguồn gốc bài toán “cuộc gọi rác” vẫn chỉ là quản lý “sim rác” - một vấn đề mà cơ quan chức năng suốt nhiều năm qua vẫn loay hoay với nhiều biện pháp, thậm chí còn gây phiền toái cho những khách hàng thông thường. Liên quan vấn đề này, dư luận, truyền thông và giới chuyên gia đã nhiều lần chỉ ra trách nhiệm then chốt vẫn là nhà mạng. Cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt nhiều nhà mạng nhưng rồi thực trạng “sim rác”, “cuộc gọi rác”, “tin nhắn rác” như “rắn thần” - chặt đầu này lại mọc ra đầu khác. Cứ thế quanh quẩn, người dân ngày này qua tháng kia cứ phải chịu đựng.

Rõ ràng, nguồn lợi từ “sim rác” là không hề nhỏ với các nhà mạng. Như thế phải chăng các mức phạt “chẳng thấm tháp gì” so với nguồn lợi, nên các nhà mạng vẫn bất chấp? Chính vì thế, cơ quan chức năng cần có nhiều hơn những biện pháp cứng rắn, hiệu quả nhằm vào trách nhiệm của nhà mạng.

Thậm chí, nếu các đơn vị quảng cáo bằng “cuộc gọi rác” hay “tin nhắn rác”, nhưng không sử dụng “sim rác”, thì rõ ràng nhà mạng không chỉ chặn cuộc gọi mà còn phải có trách nhiệm xử phạt chế tài mạnh tay đối với các thuê bao. Vấn đề này lại cũng quay về trách nhiệm của nhà mạng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/chao-buoi-sang/trach-nhiem-cua-nha-mang-1247003.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY