Chị Nguyễn Thị Khuyên chăm sóc vườn đào của gia đình.
Chị Nguyễn Thị Khuyên sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, quanh năm chỉ biết ''bán mặt cho đất, bán lưng cho trời''. Ngoài lúa, 1 năm gia đình chị chỉ trồng được thêm 2 vụ ngô. Dù làm việc chăm chỉ, vất vả nhưng cái nghèo vẫn mãi đeo bám. Chị Khuyên ám ảnh về những tháng giáp hạt, cả gia đình trăn trở về một bữa cơm no còn khó khăn, nói gì đến chuyện lo tương lai đủ đầy cho con cái. Vì vậy, suy nghĩ muốn thoát cảnh nghèo, lo cho con ăn học nên người không ngừng thôi thúc chị tìm tòi cách làm mới.
Sau khi tìm hiểu và tham quan nhiều mô hình làm kinh tế trang trại, năm 2013, chị Khuyên cùng chồng đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng trồng cây ăn quả trên đất phù sa, từ bỏ trồng ngô để thử sức với cây nhãn.
Nhận thấy giống nhãn cũ không được ưa chuộng, hiệu quả kinh tế thấp, gia đình chị Khuyên xin hỗ trợ vay từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 50 triệu đồng cùng số vốn tích lũy, đầu tư 3.000 gốc nhãn giống ''siêu thịt'', vị ngọt đậm đang được thị trường quan tâm.
Những buổi đầu khó khăn, không có nhân công, hai vợ chồng chị phải tự tay cắt, ghép từng gốc nhãn. Khi ấy chưa có đường bê tông vào vườn nên cứ mỗi mùa thu hoạch, anh chị lại thu xếp dựng lán nhỏ trên vườn để ở bẻ nhãn cho khách buôn.
Không chỉ bắt tay vào thực hành, anh chị cũng tham gia các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, chủ động đi nhiều nơi để tham quan, học tập mô hình trồng cây ăn quả chất lượng cao ở địa phương bạn; sau đó tự mày mò, áp dụng vào vườn cây ăn quả của gia đình.
Từ 3.000 gốc nhãn ghép ban đầu, kiên trì suốt 8 năm, gia đình chị đã cải tạo thành công vườn nhãn “vỏ” thành vườn nhãn “siêu thịt” với hơn 1.000 gốc, mở rộng trồng cây ăn quả với 2.000 gốc cam, 1.500 gốc bưởi, 1.000 gốc hoa đào cung cấp cho thị trường vào dịp Tết Nguyên đán.
Mặt khác, chị trồng xen canh rau màu đa dạng ở dưới gốc như hành, mùi tàu, rau cải, rau mồng tơi… với mục tiêu “lấy ngắn nuôi dài”, cho thu nhập trung bình 7 - 8 triệu đồng/tháng. vườn cây ăn quả cho gia đình chị thu nhập khoảng 500 - 600 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí. từ sự mạnh dạn và ý chí quyết tâm của mình, chị khuyên đã truyền cảm hứng và tạo việc làm cho 5 phụ nữ tại địa phương tại mô hình của mình với thu nhập thời vụ từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài phát triển kinh tế gia đình, chị khuyên còn hỗ trợ, giúp đỡ các chị em phụ nữ khác có cùng ước mơ và chí hướng. chị luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn từng chị em, hội viên phụ nữ ứng dụng khoa học tăng năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp như ủ phân vi sinh từ rơm rạ và cỏ dại để làm phân bón, áp dụng cấy phân viên nén cho đồng ruộng, cấy ghép giống cao sản…; sẵn sàng hỗ trợ nhân dân trong vùng, đặc biệt là tạo điều kiện cho chị em mượn giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp để cùng nhau vươn lên làm giàu chính đáng.
Gia đình chị cũng đã cho 2 hội viên có hoàn cảnh khó khăn trong chi hội phụ nữ thôn thuê 500m2 đất miễn phí để học tập và làm kinh tế gia đình, từ đó góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Chị khuyên chia sẻ: “để có được thành quả như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu lao động của bản thân tôi và gia đình. muốn thành công, trước hết phải chọn hướng đi đúng, và quan trọng hơn là phải kiên trì, chịu khó, biết phát huy tiềm năng thế mạnh tại chính tại địa phương. ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ tích lũy kinh nghiệm và học hỏi thêm trong quá trình trồng trọt nên dần mang lại hiệu quả cao hơn. ngay ở địa phương, đã có nhiều phụ nữ làm kinh tế giỏi nhờ phát triển mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, tôi cũng mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô để phát triển kinh tế của gia đình mình”.
Hiệu quả kinh tế từ mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của gia đình chị nguyễn thị khuyên không chỉ mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình mà còn là động lực để nhiều hội viên phụ nữ và người dân trong xã học tập và làm theo, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển hơn.