Bệnh học nhi khoa hôm nay

Trầm cảm: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị nhi khoa

Sững sờ, hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong trầm cảm nặng. Nội dung hoang tưởng thường là có tội, không xứng đáng, bị truy hại hoặc không tồn tại

Trầm cảm là một loại rối loạn khí sắc bao gồm khí sắc trầm dai dẳng, mát mọi quan tâm thích thú hay mệt mỏi và giảm hoạt động làm giảm khả năng thích ứng của người bệnh với cuộc sống.

Chẩn đoán

Dựa vào 4 nhóm triệu chứng:

Ba triệu chứng đặc trưng

Khí sắc trầm.

Mất quan tâm thích thú.

Tăng sự mệt mỏi.

Bảy triệu chứng phổ biến

Giảm tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn tuơng lai ảm đạm và bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon hoặc ăn nhiều.

Một số triệu chứng sinh học trong trầm cảm nặng

Giảm 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng, khí sắc giảm về buổi sáng, chậm chạp tâm lý vận động, thức giấc sớm.

Sững sờ, hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong trầm cảm nặng. Nội dung hoang tưởng thường là có tội, không xứng đáng, bị truy hại hoặc không tồn tại, ảo giác thường gặp là ảo thanh.

Chẩn đoán mức độ nặng của trầm cảm

Mức độ nặng: Gồm 3 triệu chứng đặc trưng kết hợp với trên 4 triệu chứngphổ biến.

Mức độ vừa: Có 2 triệu chứng đặc trưng kết hợp với 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến.

Mức độ nhẹ: Có 2 triệu chứng đặc trưng kết hợp với 2 triệu chứng phổ biến.

Chẩn đoán theo thể bệnh

Giai đoạn trầm cảm: Chỉ bị 1 giai đoạn trầm cảm.

Rối loạn trầm cảm tái diễn: Có sự tái phát của những giai đoạn trầm cảm

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Giai đoạn trầm cảm xen kẽ với giai đoạn hưng cảm.

Ở trẻ nhỏ trầm cảm có thể biểu hiện dưới dạng cáu kỉnh hoặc khí sắc thay đổi nhanh, bứt rứt, ngủ nhiều, ăn nhiều, các triệu chứng đau cơ thể…Giảm vận động chủ ý, tư duy chậm gây ra những suy giảm về học tập. Đối với trẻ vị thành niên cảm giác tự ti, mặc cảm tội lỗi gặp khá phổ biến và có thể sự bi quan, thất vọng dẫn đến ý nghĩ toan tự sát hoặc hành vi tự sát. ở một số trẻ em trầm cảm có thể biểu hiện bằng những hành vi chống đối xã hội như bỏ học, phạm pháp, trốn nhà, gây rối nơi công cộng …

Test tâm lý thường dùng để nhận định trầm cảm là test Beck: Nếu kết quả tổng điểm trên15 là trầm cảm nặng, 8 - 14 điểm là trầm cảm vừa, 5 - 7 điểm là trầm cảm nhẹ. Ngoài ra test CBCL cũng được sử dụng để đánh giá trầm cảm.

Điều trị

Điều trị bằng hoá dược là chủ yếu kết hợp với liệu pháp tâm lý. Cần theo õi đặc biệt tới những bệnh nhân trầm cảm nặng, chán ăn, bệnh kèm theo, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Liệu pháp hoá dược

Thu*c chống trầm cảm 3 vòng như Amitriptilin, Anafranin liều 25 - 75mg/ngày, uống.

Thu*c chống trầm cảm: Fluoxetin (Prozac) 20mg/ ngày, uống.

Đối với những bệnh nhân có hoang tưởng, ảo giác cho uống thêm an thần kinh như Tisersin 25 - 75mg/ngày hoặc Haloperidol 1,5 - 3mg/ngày.

Lưu ý tác dụng phụ của Thu*c chống trầm cảm 3 vòng như có thể gây khô miệng, nhìn mờ, giãn đồng tử, chán ăn, bí tiểu tiện, chóng mặt, tăng nhiệp tim…trong trường hợp đó cần phải giảm liều.

Liệu pháp tâm lý

Có thể áp dụng nhiều liệu pháp khác nhau nhưng thường sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp gia đình nhằm hỗ trợ tâm lý người bệnh, phục hồi chức năng tâm lý xã hội, giúp cho họ sớm thích nghi với cuộc sống trong cộng
đồng.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác

Nâng đỡ tâm lý người bệnh, đưa vào các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, lao động hợp lý… Cần lưu ý tới chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng.

Tiêu chuẩn ra viện và theo dõi điều trị ngoại trú

Tiêu chuẩn ra viện:

Khí sắc ổn định, không có ý tưởng tự sát, người bệnh đã bước đầu có thể trở lại sinh hoạt bình thường, giao tiếp và học tập được.

Theo dõi và diều trị ngoại trú:

Điều trị bằng Thu*c chống trầm cảm tối thiểu từ 6 đến 9 tháng kể từ khi bệnh đã ổn định vì bệnh rất hay tái phát. Đối với bệnh nhân bị trầm cảm tái diễn phải dùng Thu*c chống trầm cảm kéo dài hơn kết hợp với Đepami liều tuống 200 - 400mg/ngày nhằm dự phòng nguy cơ tái phát. Bệnh nhân được theo dõi và khám định kỳ trong thời gian dài.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocnhi/tram-cam-o-tre-em/)

Tin cùng nội dung

  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY