Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trầm cảm vì bị kỳ thị

Mỹ-Crisanna Tang, nhân viên y tế gốc Trung Quốc, sinh sống tại New Jersey đang trên đường đi làm thì bị một đàn ông da trắng khạc nhổ lên người.

"Ông ấy ở trên tàu và không đeo khẩu trang, ngồi đối diện với tôi. Ông ta hét lên: ‘Quay trở lại Trung Quốc đi' và nói rằng người Trung Quốc tạo ra virus", Tang kể lại.

Tang không phải người châu Á duy nhất tại phương Tây chịu cảnh kỳ thị. Nhóm vấn động xã hội Stop AAPI Hate cho biết họ đã nhận được gần 3.000 báo cáo về trường hợp tấn công nhắm vào người Mỹ gốc Á từ tháng 3 đến tháng 12/2020. Hôm 16/3, Mỹ ghi nhận vụ xả súng nhắm vào ba cửa hàng spa tại ngoại ô Atlanta khiến 8 người ch*t, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á. Tổng thống Biden nói các vụ tấn công nhằm vào người gốc Á "tăng vọt" và kêu gọi dân Mỹ chống lại "sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài ngoại".

Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy việc trải qua xuất bản trên tạp chí dân tộc và phân biệt chủng tộc cho thấy người mỹ gốc á bị kỳ thị có mức độ lo âu và trầm cảm cao hơn. bản tổng hợp 121 nghiên cứu khác chỉ ra rằng thanh thiếu niên từng bị phân biệt đối xử có thể gặp vấn đề sức khỏe tâm thần mạn tính.

"Chúng tôi nhận thấy phân biệt chủng tộc dẫn đến hàng loạt chấn thương tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, chán ăn và mất ngủ", Joo Han, Phó giám đốc Liên đoàn người Mỹ gốc Á, nhận định.

Russell jeung, đồng sáng lập của stop aapi hate, cho biết các nạn nhân bị tấn công thường có dấu hiệu sang chấn tâm lý. họ bị kéo dài, lo lắng và mắc chứng somatic (hoang tưởng, lo âu về một căn bệnh thể chất không có thật).

Theo các chuyên gia sức khỏe tâm thần, người mỹ gốc á có nguy cơ mắc cao ngay cả trước đại dịch. nghiên cứu cho thấy nhóm này có tỷ lệ trầm cảm và Tu tu cao nhất, ít khi tìm kiếm sự giúp đỡ so với những chủng tộc khác.

Người biểu tình phản đối nạn thù ghét châu Á tại Quảng trường Shawsheen, Andover, Massachusetts, Mỹ, ngày 19/3. Ảnh: Reuters

Người biểu tình phản đối nạn thù ghét châu Á tại Quảng trường Shawsheen, Andover, Massachusetts, Mỹ, ngày 19/3. Ảnh: Reuters

Sherry Wang, phó giáo sư Khoa Tư vấn Tâm lý, Đại học Santa Clara, cho biết: "Tổn hại về tinh thần mà người gốc Á phải chung sống là chứng bệnh vô hình. Nó như mù màu vậy. Nhiều người không thực sự coi người gốc Á là dân da màu, cho rằng họ không phải vật lộn với vấn đề kỳ thị, nghèo đói và bất bình đẳng sức khỏe".

Các chuyên gia cho biết người gốc Á thường bị kìm hãm và đóng khung trong hình tượng thiểu số kiểu mẫu, vốn định kiến họ như nhóm luôn tuân thủ quy tắc, có cuộc sống vừa đủ và không cần thêm sự giúp đỡ, chú ý.

"Hình tượng thiểu số kiểu mẫu là một thách thức. Trong khi trên thực tế, người Mỹ gốc Á ở thành phố New York là nhóm nghèo nhất", ông Joo Han cho biết. Ông chỉ ra rằng khoảng một phần tư sống trong cảnh thiếu thốn, chỉ 1,4% người châu Á tại Mỹ sinh sống ở khu vực thành thị.

Cộng đồng gốc Á tại Canada cũng trải qua nỗi lo tương tự. Sau vụ xả súng ở Mỹ, họ càng trở nên hoảng loạn. Phó giáo sư Jooyoung Lee, giảng viên xã hội học tại Học viện Munk về Sức khỏe Cộng đồng ở Toronto, cho biết: "Người dân có thể bị sang chấn liên tiếp".

Ông giải thích việc tiếp xúc với câu chuyện, video bạo lực nhắm đến cộng đồng cùng chủng tộc hoặc giới tính có thể khiến người xem cảm thấy cực đoan, đau khổ.

Giáo sư Jin-Sun Yoon, giảng viên sức khỏe tâm lý và phân tâm học trẻ em tại Viện Thanh thiếu niên Đại học Victoria, nhận định: "Các hành vi phân biệt chủng tộc trên đường phố nhắm đến phụ nữ nhiều hơn". Bản thân bà từng là nạn nhân của những lời miệt thị.

Theo Fred Chou, giáo sư tâm lý tại Đại học Victoria, sang chấn tâm lý do phân biệt chủng tộc có thể trở thành cuộc khủng hoảng sức khỏe trong tương lai. Việc tiếp xúc với video cực đoan trên mạng gây rối loạn căng thẳng, loại chấn thương này dễ dàng lan sang nhiều người.

"Chúng ta bị ảnh hưởng vì xác định đây là cộng đồng của mình. Chúng ta là một phần trong cộng đồng gốc Á ở Bắc Mỹ", ông nói, khẳng định đây là thời điểm vô cùng khó khăn. Ông cũng kêu gọi những cá nhân gặp trở ngại tâm lý tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa.

Thục Linh (Theo ABC, CTV)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tram-cam-vi-bi-ky-thi-4251352.html)

Tin cùng nội dung

  • Những phụ nữ có cuộc sống tinh thần không ổn định bị mắc những bệnh thận mạn tính nhiều hơn 20% so với những phụ nữ khác.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Có đến 15% người trưởng thành bị trầm cảm. Dấu hiệu bệnh đôi khi rất thông thường nên mọi người dễ dàng bỏ qua.
  • Các nhà khoa học Hà Lan vừa cho biết một trong những phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi là dùng ánh sáng trị liệu.
  • Không chỉ người già bị bệnh trầm cảm mà ngày càng nhiều học sinh, sinh viên cũng mắc bệnh này. 7 cách sau sẽ giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY