Kinh tế xã hội hôm nay

Trăm nỗi lo Tết: Ám ảnh Bao giờ lấy chồng?, Bao giờ cho ăn cỗ?

Mỗi độ tuổi lại có những nỗi lo Tết khác nhau, nhưng nỗi lo chung của những người trẻ, độc thân lại luôn là câu hỏi từ cha mẹ, họ hàng cho đến hàng xóm: “Bao giờ lấy chồng?”, “Bao giờ mời đám cưới?”…

‘Không đứa nào thèm yêu à?’

Mỗi lần về quê, với chị Nguyễn Thị Trang Nhi (31 tuổi, nhân viên truyền thông) là một nỗi vì người lớn trong nhà liên tục hỏi bao giờ lấy chồng. Nhất là dịp Tết, cứ 10 người đến nhà chúc Tết là chị Nhi nghe 10 câu hỏi cùng một nội dung.

Từ đó, Tết đối với chị Nhi là một nỗi khó nói thành lời. Chị Nhi kể: “Từ năm tôi 24 tuổi, bố mẹ đã bắt đầu hỏi bao giờ lấy chồng, bao giờ dẫn bạn trai về ra mắt. Rồi giờ thì họ hàng hỏi, hàng xóm hỏi. Hỏi suốt 6 năm mà hễ cứ nhìn thấy tôi hay gọi điện thoại là lại hỏi. Có lần mẹ tôi nói: ‘Không đứa nào thèm yêu à con?’, vậy thì về quê nghỉ lâu lâu mẹ giới thiệu”.

Nhiều bạn trẻ cho rằng hiện nay việc sống sao cho hạnh phúc mới là quan trọng

Shutterstock

Theo chị Nhi, không phải là không có ai thèm yêu, mà vì chị chưa tìm thấy người thật sự phù hợp với mình để tính chuyện trăm năm. Hơn nữa, cuộc sống độc thân ở TP với mức thu nhập ổn định hiện tại đang khiến chị Nhi cảm thấy hài lòng.

Tương tự, anh Huỳnh Minh Hậu (29 tuổi, nhân viên ngân hàng) cũng sợ mỗi lần về quê ăn Tết. Anh Hậu cho biết, từ ngày anh tốt nghiệp đại học, bố mẹ liên tục hối lấy vợ với câu nói quen thuộc: “Bằng tuổi mày tụi nó có con hết rồi kìa!”.

Anh Hậu tâm sự: “Tôi không sợ ế vì thấy mình còn trẻ. Vài ba mối quan hệ đi qua nhưng chưa thực sự chín muồi để dẫn về ra mắt gia đình nên tôi chọn cách tập trung cho công việc. Khi nào duyên đến, ắt tự bản thân sẽ muốn cưới thôi”.

Anh Hậu cho rằng, cuộc sống khi có vợ con sẽ không thoải mái, trong khi công việc của anh thì cần dành nhiều thời gian cho việc củng cố các mối quan hệ sau giờ làm nên anh lại càng không đặt nặng chuyện lấy vợ, sinh con.

Thấy con trai mãi không dẫn ai về ra mắt, mỗi dịp Tết anh Hậu về quê, bố mẹ lại giới thiệu hết người này đến người kia nhưng anh chẳng động lòng. “Bố mẹ còn sợ tôi không thích phụ nữ nên hay lo xa, tính trò ép cưới. Nhưng tôi chỉ muốn tập trung cho công việc ở độ tuổi này”, anh Hậu chia sẻ.

‘Xem con nhà người ta’

Anh Lê Phương Nam (26 tuổi, quê Thái Nguyên) thì kể, lần nào về quê anh cũng nghe bố mẹ hỏi: “Có bạn gái chưa con?”, “Bao giờ lấy vợ?”. Mỗi lần như vậy anh lại ráng tìm chủ đề khác để đánh lạc hướng ba mẹ. Nhưng cũng không thể thoát được…

“Trong năm bố mẹ sẽ điện thoại cho tôi bảo có người này, người kia gần nhà ở quê, lại cũng đang làm Sài Gòn. Rồi cho địa chỉ, số điện thoại để tôi làm quen, hẹn hò cho tiện việc tìm hiểu. Xong Tết về là hỏi tôi tìm hiểu tới đâu rồi, ưng được ai không. Nhưng chẳng bao giờ tôi liên hệ vì không thích mai mối kiểu này”, anh Nam bộc bạch.

Con cái được tổ chức đám cưới, yên bề gia thất là mong muốn của nhiều bậc sinh thành

Diệu Mi

Không chỉ vậy, đi ra đi vào anh Nam cũng gặp phải những câu hỏi của hàng xóm như: “Khi nào cho bác ăn cỗ, năm nay cưới được rồi”. Nghe vậy, anh Nam chỉ cười đáp: “Cháu sắp rồi” cho mọi người… khỏi hỏi nữa.

Trước Tết, rồi ngay cả sau Tết vẫn là những câu hỏi được lặp đi lặp lại, kèm theo cả câu than thở: “Xem con nhà người ta, bằng tuổi mày có vợ, có chồng hết rồi đấy, liệu mà tính đi con ạ”.

Nói về Tết năm nay, anh Nam lắc đầu: “Tôi đặt vé về quê rồi nhưng nghĩ đến những câu hỏi vẫn hơi sợ. Không biết phải trả lời như thế nào nữa”.

Chị Trần Lê Phương Khánh (28 tuổi, kế toán) đã có câu chuyện tình kéo dài 10 năm với cậu bạn cùng lớp cấp 3 nhưng đến giờ vẫn chưa tổ chức đám cưới vì cho rằng chưa đến thời điểm phù hợp.

Do đó, mỗi dịp Tết về không chỉ lời hối thúc từ bố mẹ mình mà còn từ cả hai bên gia đình. Sở dĩ yêu nhau 10 năm nhưng chị Khánh vẫn chưa muốn tổ chức đám cưới.

“Câu hỏi sao không chịu cưới khiến cả hai chúng tôi đều mệt mỏi vì cả hai đều chưa muốn cưới. Chúng tôi vẫn hạnh phúc khi ở bên nhau, khi đi hẹn hò sau những giờ làm việc căng thẳng như thế này thì phải hình thức đám cưới làm gì. Nhiều lần nghe cha mẹ hai bên hỏi mà chúng tôi sinh bực bội rồi cãi nhau. Tôi thấy làm gì cũng được, miễn sao bản thân thấy hạnh phúc là được. Hạnh phúc đâu có nghĩa là cái đám cưới”, chị Khánh bày tỏ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/tram-noi-lo-tet-am-anh-bao-gio-lay-chong-bao-gio-cho-an-co-1166366.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều năm qua, cầu Ông Điền đã hư hỏng rất nặng, ảnh hưởng lớn đến việc giao thông của người dân, họ rất bức xúc, vào mùa mưa lũ, không ai dám qua.
  • Đây là vụ T*i n*n giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên đường đèo dốc trong điều kiện thời tiết xấu ở Lào Cai
  • Sáng 13/8, báo Sức khỏe đời sống phối hợp với An Trĩ Vương tổ chức buổi tư vấn trực tuyến “ Không còn nỗi lo bệnh trĩ”, hàng trăm câu hỏi, những thắc mắc của độc giả đã được các chuyên gia hàng đầu về hậu môn, trực tràng giải đáp.
  • Sự nổi lên chóng mặt của các ứng dụng điện thoại miễn phí (OTT) cũng chính là nỗi lo sợ của các nhà mạng,
  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • Trước đây, khi nói đến rối loạn cương dương hay chứng “trên bảo dưới không nghe”, người ta thường nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề của quý ông luống tuổi.
  • “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
  • Bố cởi sạch quần áo của con rồi trói vào cột điện vì tội mê chơi. Chú phạt cháu đeo bảng “Tôi là thằng ăn cắp” đứng trước cửa nhà...
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.