Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trăm thứ việc trong khu cấp cứu Covid miền Bắc

Hà Nội-Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương mở rộng thành 2 đơn nguyên, điều trị hơn 90 F0 rất nặng hoặc nguy kịch, y bác sĩ bất đắc dĩ kiêm nhiệm nhiều việc.

Mỗi ngày, khoa tiếp nhận thêm 10-20 F0 suy hô hấp từ các đơn vị khác chuyển đến. Đa số bệnh nhân lớn tuổi, có người hơn 100 tuổi, chưa tiêm hoặc mới tiêm một mũi vaccine Covid-19. Số lượng F0 khoa điều trị đã gần gấp đôi thời điểm căng thẳng nhất vào tháng 5/2021.

Trong khi đó, khoa Hồi sức tích cực đã mở rộng ra gấp rưỡi, luôn luôn trong tình trạng kín giường. Ngoài ra, các khoa điều trị thông thường tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh) đều chuyển thành nơi điều trị bệnh nhân nặng.

Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương là tuyến cuối điều trị bệnh nhân covid-19 từ đầu năm 2020, khi covid-19 mới xuất hiện ở việt nam. viện có công suất 500 giường, hiện đã chuyển đổi công năng giường thành icu, chỉ tiếp nhận các bệnh nhân covid-19 trung bình, nặng ở miền bắc.

Điều dưỡng nguyễn đình hưởng (khoa cấp cứu), cho biết vì đặc thù điều trị covid-19 là người bệnh phải cách ly tại viện nên nhân viên y tế chăm sóc toàn diện cho f0, người nhà không được thăm nom. từ đây, có rất nhiều công việc không tên mà y bác sĩ và điều dưỡng phải đảm nhiệm thêm.

Các bác sĩ và điều dưỡng trở thành "tổng đài" tư vấn bất đắc dĩ. Điều dưỡng Hưởng kể có ngày tiếp nhận gần 20 cuộc gọi và hàng chục tin nhắn từ người nhà F0. Họ chung câu hỏi về sức khỏe của người bệnh, gia đình có thể mua thêm Thu*c hoặc tiếp tế đồ đạc... Mỗi người đều khẩn cầu y bác sĩ tận lực chăm sóc cho người nhà của mình. Có người thấy điều dưỡng hoặc bác sĩ không kịp nghe điện thoại ngay, thì gửi rất nhiều tin nhắn hoặc tiếp tục gọi điện.

Mỗi khi bệnh nhân có diễn biến gì khác, bệnh viện đều gọi hoặc nhắn tin trao đổi với gia đình. Nhưng nhiều người nhà sốt ruột hỏi thăm liên tục. Chính việc phải trả lời những cuộc điện thoại đó "tước mất khá nhiều thời gian quý báu mà thầy Thu*c có thể dành cho việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân", một nhân viên y tế tại đây cho hay.

Mặt khác, diễn biến cụ thể của bệnh nhân đôi khi chỉ những người ở trong buồng bệnh mới nắm sát, nhưng họ cũng phải mặc trang phục phòng hộ để chăm sóc, điều trị bệnh nhân, vì vậy, việc nghe và trả lời điện thoại không dễ dàng. Có những người nhà gọi vài lần không được, bức xúc nặng lời với nhân viên y tế, gây thêm stress cho y bác sĩ.

Nhiều gia đình thường xuyên gửi vật dụng, đồ ăn cho bệnh nhân. Nhân viên y tế phải kiêm luôn công việc của "shipper"- vận chuyển hạn chế một số đồ đạc của người nhà gửi cho F0 như quần áo, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Song, đây chỉ là biện pháp trấn an tâm lý người nhà vì nhiều vật dụng người bệnh không dùng đến, phải nhờ nhân viên y tế cất hộ và hoàn trả khi ra viện.

Một số F0 nặng vào viện mang theo trang sức và các vật dụng đắt tiền. Vì vậy, điều dưỡng phải làm biên bản kiểm kê tài sản, bàn giao cho người nhà hoặc bảo quản hộ cho bệnh nhân trước khi can thiệp các thủ thuật có thể gây mê, an thần hoặc khiến người bệnh mất trí nhớ tạm thời. Mặc dù có quy trình chặt chẽ, một số người vẫn không yên tâm gửi tài sản, khiến các điều dưỡng mất nhiều thời gian giải thích thêm.

Bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân điều trị tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, tháng 12/2021. Ảnh: Giang Huy.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Phó giám đốc bệnh viện), cho biết thêm một số người bệnh không chịu uống Thu*c hay tiêm truyền vì theo quan điểm "thuận tự nhiên", khiến y bác sĩ mất nhiều thời gian để giải thích. Có người bệnh phải dỗ dành, động viên, thuyết phục bằng mọi biện pháp thì mới chịu phối hợp. Số khác lo lắng thái quá, đòi hỏi được ưu tiên chăm sóc hơn. Một số đã tiêm hai mũi vaccine không muốn ở cùng phòng với người mới tiêm một mũi để được an toàn...

Theo bác sĩ Cấp, những việc ngoài chuyên môn đang làm tiêu hao nhiều sức lực và thời gian của nhân viên. Trong khi bản thân họ đã phải ở cường độ lao động rất lớn do phải điều trị 500 F0 ở mức nặng và nguy kịch, trong đó gần 200 F0 suy hô hấp phải thở oxy dòng cao (HFNC) đến thở máy và ECMO (hệ thống tim phổi ngoài cơ thể). Số nặng này đã tăng gấp đôi so với cách đây một tháng. Ngoài ra rất nhiều F0 nặng khác chưa đến mức phải thở máy nhưng không tự chăm sóc được, nhân viên y tế phải hỗ trợ toàn bộ.

Số F0 nặng tăng cao kéo theo đòi hỏi tăng nhân lực y tế, ví dụ một ca ECMO cần 3-5 người hỗ trợ, chăm sóc toàn diện từ vệ sinh đến ăn uống, một ca thở máy cần một điều dưỡng chăm sóc, trong khi nhân lực bệnh viện có hạn. Do đó, y bác sĩ phải làm việc gấp đôi, thậm chí gấp ba công suất bình thường. Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch vừa qua, bệnh viện vẫn hoạt động 100% công suất. Nhiều người có số giờ lao động trung bình hàng tuần cao hơn rất nhiều so với quy định nhưng vẫn mặc bảo hộ, vào hỗ trợ điều trị dù không phải ca trực của mình.

Áp lực tăng cao trong thời gian gần đây cùng với các mệt mỏi tích lũy từ đầu dịch Covid-19 đến nay... khiến không ít cán bộ y tế của viện kiệt sức. Đặc biệt, do không thực hiện được các dịch vụ thông thường nên nguồn thu của bệnh viện giảm mạnh, trong khi các chi phí hoạt động như điện nước, xử lý rác thải, khử khuẩn gia tăng nên khó đảm bảo thu nhập tăng thêm cho của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, việc chống dịch khiến chi phí của mỗi gia đình nhân viên bệnh viện gia tăng, làm cho nhiều người càng cảm thấy căng thẳng và đuối sức.

Bác sĩ cấp cho biết trong tình huống f0 nguy kịch tăng nhanh, bệnh viện sẽ tận dụng mọi vị trí, điều kiện để có 600 giường icu. về nhân lực, đơn vị hiện có 570 nhân viên y tế, đều có kinh nghiệm hai năm điều trị covid-19 và có phương án luân chuyển các bác sĩ khoa, phòng để đào tạo nhân lực chuyên ngành hồi sức cấp cứu. ngoài ra, cơ sở này huy động 200 người khác là các học viên sau đại học của trường đại học y hà nội đang thực tập tại viện, bác sĩ nội trú, bác sĩ của các đơn vị, tỉnh khác về học chuyên môn, nhóm tình nguyện viên y khoa hỗ trợ... như vậy, viện có tổng cộng 700 người thường xuyên túc trực để chăm sóc, điều trị f0. bệnh viện cũng đã có phương án hỗ trợ phụ cấp để động viên tinh thần của y bác sĩ.

Theo bác sĩ Cấp, bệnh viện cố gắng đối phó với áp lực, nỗ lực điều trị Covid-19, lấy người khỏi bệnh làm điểm tựa tinh thần để vượt qua khó khăn.

"Đôi lúc mệt mỏi lắm, song tôi từng gặp nhiều tình huống tồi tệ hơn, nên luôn cố gắng thích ứng và làm tốt nhiệm vụ của mình", điều dưỡng Hưởng nói.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tram-thu-viec-trong-khu-cap-cuu-covid-mien-bac-4414822.html)

Tin cùng nội dung

  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY