Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tránh ngay 3 thói quen trong nấu ăn để bệnh ung thư không tìm đến

(Tổ Quốc)- Để tăng hiệu quả điều trị, phát hiện bệnh sớm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là ý thức phòng bệnh ung thư trong cuộc sống.

Theo thông tin đưa tại hội thảo "Ung thư và miễn dịch" do Bệnh viện K phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam tổ chức ngày 30/9 thì hiện nay, Việt Nam có hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có gần 20 triệu trường hợp mắc ung thư mới và trên 10 triệu ca tử vong vì căn bệnh này, trong đó 2/3 là ở các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam năm 2018 có 165.000 trường hợp mắc mới ung thư, đến năm 2020 ghi nhận 182.000 người mắc và tử vong là 122.690 trường hợp. Hiện nay, Việt Nam có hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.

Tầm soát ung thư vú tại bệnh viện k trung ương (ảnh bv)

Xu hướng mắc bệnh không ngừng gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong sàng lọc phát hiện sớm chẩn đoán và điều trị nhưng nhiều bệnh nhân ung thư vẫn đến ở giai đoạn muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Để tăng hiệu quả điều trị, phát hiện bệnh sớm là một yếu tố vô cùng quan trọng. nhưng quan trọng hơn là ý thức phòng bệnh ung thư trong cuộc sống.

Trong nấu ăn, tránh ngay 3 thói quen này để bệnh ung thư không tìm đến

Trong cuộc sống hàng ngày, kể cả trong nấu nướng, có rất nhiều thói quen chúng ta vô tình vẫn làm mà không biết rằng có thể đem lại những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn có những thói quen sau đây khi nấu ăn thì hãy từ bỏ ngay nhé.

1. Dùng chảo chống dính kém chất lượng

Chảo chống dính được coi là phát minh cải thiện đáng kể sức lao động cho các bà nội trợ. Không những làm cho việc nấu nướng diễn ra nhanh hơn mà nó còn giúp các bà nội trợ giảm căng thẳng một cách đáng kể khi không phải lật những món rán dính chặt trên chảo.

Chảo chống dính được phủ một lớp chống dính tên là Teflon (còn được gọi là polytetrafluoroethylene hay PTFE). Teflon tạo thành một bề mặt trơn tuột như sáp, dễ lau chùi hơn. Tuy nhiên, chảo chống dính có thực sự an toàn cho sức khỏe hay không đến nay vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Theo PGS.TS Phạm Gia Điền (Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam): Teflon là vật liệu rất thông dụng trong cuộc sống, nhưng độ bền không cao. Chất này ở trên chảo chống dính có thể mòn theo thời gian và dễ trầy xước khi tiếp xúc mạnh với dụng cụ nấu bằng kim loại.

Ông cũng cho biết rằng, nếu được sản xuất đúng quy trình công nghệ và đảm bảo tiêu chí chất lượng thì các đồ dùng như chảo chống dính sẽ an toàn. Tuy nhiên, nếu những chất này bị tác động ở nhiệt quá cao gây cháy, phân hủy thì sẽ sản sinh ra chất gây độc.

2. Sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần

Điều này nghe có vẻ như tiết kiệm nhưng thực ra lại là thói quen nấu ăn vô cùng sai lầm mà các bà nội trợ cần loại bỏ ngay.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần là một thói quen ăn uống không lành mạnh, thậm chí có thể hình thành bệnh ung thư. Nguyên nhân là vì, dầu được chiên nhiều lần không còn giá trị dinh dưỡng hay vitamin nữa. Không những thế, cặn bị cháy đọng lại sau khi chiên rán thực phẩm ở lần đầu vô cùng nguy hiểm, trong khi mắt thường không nhìn thấy hết. Đây chính là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là bệnh ung thư.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng khuyến cáo mọi người không nên có suy nghĩ rằng dùng dầu "cũ" để xào nấu thì sẽ giảm được nguy cơ bởi việc này cũng gây ra những tác hại không kém chiên đi chiên lại dầu bởi cặn thức ăn cháy vẫn có khả năng xâm nhập vào món ăn mới. Dùng về lâu dài, chắc chắn bạn sẽ mắc bệnh.

3. Không cọ sạch nồi, chảo sau khi chế biến

Nhiều người có thói quen khi nấu xong một món thì dùng luôn chiếc chảo hoặc nồi đó để nấu món khác mà không cần rửa, sau khi nấu ăn xong mới rửa một thể. Nếu nhìn qua bằng mắt thường thì sẽ thấy việc làm này không có gì là sai vì cùng là nấu các món ăn, hơn nữa lại tiết kiệm thời gian, công sức.

Thế nhưng, thực tế, khi nấu nướng ở nhiệt độ cao, những vết bẩn, dầu mỡ và thức ăn thừa còn sót lại có thể chứa chất độc aldehyde hay benzopyrene. Đây đều là những chất gây ung thư đã được WHO cảnh báo. Do đó, nếu bạn không cọ sạch dụng cụ chế biến và tiếp tục sử dụng để nấu ăn cho lần sau, sẽ vô tình gia tăng nguy cơ ung thư cho cả gia đình.

XT

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/tranh-ngay-3-thoi-quen-trong-nau-an-de-benh-ung-thu-khong-tim-den-20221001113124055.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Ung thư vú là loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Việc chụp nhũ ảnh và thăm khám vú thường xuyên giúp phát hiện khối u sớm và giúp chữa trị hiệu quả.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY