Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm khác khó chịu khi bị ợ chua, ợ nóng sau khi ăn. Đó chính là triệu chứng chính của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD). GERD là tình trạng rối loạn tiêu hoá, khi thức ăn, chất lỏng, dịch dạ dày (có tính acid) chảy ngược từ dạ dày lên thực quản. Dịch acid này sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản, nhất là ở đoạn thực quản bụng và chỗ nối thực quản-dạ dày.
Bác sĩ Hải Nam, Phó trưởng khoa ngoại tiêu hóa - Bệnh viện K Tân Triều đã có bài viết chia sẻ chi tiết về căn bệnh khó chịu nhiều người mắc này trong Group Xóm Khỏe - nơi hơn 40 bác sĩ chuyên khoa từ các bệnh viện uy tín tham gia tư vấn, giải đáp các vấn đề về sức khỏe cho cộng đồng.
Bác sĩ Hải Nam phân tích cơ chế sinh bệnh trào ngược dạ dày như sau: "Ở hầu hết mọi người, cơ chế bảo vệ nội tại sẽ làm hạn chế lượng chất gây hại ảnh hưởng lên thực quản hoặc nhanh chóng làm sạch nó khỏi thực quản nên các triệu chứng do kích thích niêm mạc thực quản được giảm thiểu. Cơ chế này liên quan đến hoạt động của cơ thắt dưới của thực quản (Lower Esophageal Sphincter-LES).
Trong tiêu hoá bình thường, khi bạn ăn, thức quan đi qua miệng xuống tới thực quản để vào tới dạ dày. Tại điểm nối giữa thực quản với dạ dày có 1 cơ - cơ thắt dưới của thực quản - cơ này hoạt động như 1 cái van, mở ra cho phép thức ăn đi vào dạ dày, rồi đóng lại để ngăn thức ăn và dịch dạ dày (có tính acid cao) chảy ngược trở lại thực quản.
Trào ngược dạ dày (GERD) xảy ra khi cơ thắt dưới thực quản yếu, hoặc giãn bất thường, khiến dịch dạ dày chảy ngược lên thực quản. Dịch acid dạ dày sẽ kích thích lớp niêm mạc của thực quản và gây nên cảm giác bỏng,rát. Cảm giác này sẽ trở nên tệ hơn nếu như chúng ta gập bụng hoặc nằm".
- Acid ở dạ dày bị xáo trộn dẫn đến việc di chuyển mất kiểm soát do hội chứng Glénard hoặc một bệnh về nội tạng nào đó.
- Tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại Thu*c như: Prednison, Thu*c giảm đau Naproxen, Ibuprofen… Làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và kích ứng dạ dày co bóp mạnh hơn.
- Quá trình sản sinh gastrin tại tế bào thành của dạ dày gặp vấn đề làm biến đổi lượng acid dạ dày do hội chứng Zollinger-Ellison.
- Thừa cân, béo phì hoặc mang thai, ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn, mặc đồ chật, thắt eo, hút Thu*c cũng làm gia tăng nguy cơ ợ chua: Những đối tượng này có nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản cao hơn. Lý do là bởi vì việc trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ tác động tới các cơ thắt ở thực quản và dạ dày. Điều này dẫn tới trương lực yếu khiến cho acid dạ dày có thể trào ngược lên một cách dễ dàng hơn.
- Stress, lo lắng quá mức, áp lực tâm lý căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng xấu đến dạ dày gây rối loạn tiết acid dạ dày.
- Ăn uống không lành mạnh: Sử dụng quá nhiều loại thức ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều chất dầu mỡ, chocolate, bạc hà, đồ ăn cay, nóng, chua (cà chua, cam quýt..), uống nhiều đồ uống có cồn (bia,rượu), caffein … là những tác nhân cực kỳ không tốt phá hoại dạ dày của bạn. Các thói quen xấu này lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi, kích thích niêm mạc dạ dày gây ra trào ngược.
- Một số bệnh lý như thoát vị hoành, viêm hang vị, phù nề, viêm loét dạ dày cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày sẽ không nguy hiểm đến tính mạng nếu như được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng cách. Ngược lại nếu như người bệnh để tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn tới những biến chứng nặng hơn cực kỳ nguy hiểm. Sau đây là một số biến chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày:
Trong bài viết, bác sĩ Nam đưa ra các giải pháp điều trị bệnh tham khảo như điều trị Thu*c nội khoa hoặc dùng phẫu thuật can thiệp. Tùy từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị thích hợp.
Tuy nhiên, lời khuyên bác sỹ Hải Nam dành cho các bệnh nhân GERD nói chung là thay đổi lối sống và chế độ ăn phù hợp để điều trị GERD. Mục đích là để làm giảm số lần trào ngược và giảm bớt thương tổn gây ra do trào ngược tại niêm mạc thực quản. Một số điểm bạn cần thay đổi và điều chỉnh như:
- Không ăn những loại thực phẩm tăng tiết acid (như cam quýt, sản phẩm từ cà chua,…), kích thích dạ dày (như hạt tiêu, đồ cay nóng…), làm giảm trương lực cơ thắt dưới thực quản (như đồ có chứa chocolate, bạc hà, dầu mỡ, cà phê, đồ uống có cồn, có gas)
Chủ đề liên quan:
bác sĩ chuyên khoa cơ chế bảo vệ dạ dày nguy hiểm nguy hiểm đến tính mạng phát hiện phát hiện sớm quá trình điều trị tính mạng trào ngược trào ngược dạ dày trào ngược dạ dày thực quản