Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Trẻ 6 tuổi Tu vong vì sắn luộc: Chuyên gia cảnh báo chất độc nguy hiểm nếu chế biến sai cách

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, sắn là thực phẩm nhưng trong củ sắn có độc nếu không biết cách chế biến có thể gây ngộ độc cho người ăn.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nguyên sau khi ăn sắn luộc, một bé 6 tuổi qua đời, hai bé khác đang cấp cứu tại Bệnh viện vùng Tây Nguyên.

Bác sĩ H El Êban, Phó khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây cho biết, sức khỏe hai bé dần ổn định, không còn nôn, vẫn còn đau bụng từng cơn quanh rốn. Các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi, điều trị.

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh –Viện Công nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội sắn có thể gây ngộ độc nhất là ăn sắn khi đói. Trong sắn cao sản chứa độc tố cyanhydric - loại độc tố làm cho các mô và cơ quan trong cơ thể không sử dụng được oxy gây suy hô hấp, hôn mê, trụy tim mạch, gấp mấy chục lần sắn thường.

Độc tố này có trong vỏ, ruột, lá sắn. Đặc biệt là lớp vỏ dày dưới màng hồng tím. Nếu trẻ nhỏ không biết lột vỏ sắn mà để nguyên lớp vỏ nướng, luộc ăn sẽ rất nguy hiểm.

Khi vào cơ thể, độc tố cyanhydric làm tế bào không hấp thụ được ôxy, gây ngạt tế bào khiến bệnh nhân khó thở. bệnh có thể gây Tu vong nếu nạn nhân không được can thiệp đúng cách và kịp thời.

Bác sĩ nguyễn thị dụ - nguyên giám độc trung tâm chống độc bệnh viện bạch mai cho biết không chỉ sai lầm trong chế biến sắn gây ra ngộ độc. nếu để sắn bị nấm, mốc gây ra vị đắng cũng có thể khiến người ăn bị ngộ độc. biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn.

Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy) và rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, run, co giật, có khi Tu vong); có trường hợp bị sốt, ho...

Triệu chứng thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa (100%), xuất hiện đột ngột 4-6 giờ sau ăn, nôn ra thức ăn, số lần nôn từ 4 - 10 lần. Tiếp theo là triệu chứng thiếu oxy tế bào. Biểu hiện hô hấp gặp trong 73,8 % các trường hợp. Rối loạn nhịp tim (33%) là biểu hiện muộn hơn các triệu chứng khác.

Khi bệnh nhân có biểu hiện của say sắn, những người xung quanh cần nhanh chóng gây nôn, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển ngay về khoa chống độc của bệnh viện để tiến hành điều trị.

Phòng ngộ độc sắn, pgs thịnh cho biết khi chế biến sắn phải loại bỏ hết vỏ và phần đầu củ; ngâm qua đêm, khi luộc cho nhiều nước và mở vung cho chất độc thoát ra. không nên ăn những củ sắn lâu năm, sắn dẻo không bở, sắn có vị đắng, đọt sắn non vì những loại này có chứa nhiều hcn.

Sắn đã chế biến (sắn khô, bột sắn) thường ít độc tính hơn sắn tươi nhưng PGS Thịnh khuyến cáo không nên ăn nhiều sắn lúc đói bụng, nên ăn kèm sắn với các loại thức ăn khác và tránh cho trẻ em ăn nhiều sắn phòng ngộ độc.

Theo Bảo Lâm/Tổ Quốc

http://ttvn.toquoc.vn/tre-6-tuoi-tu-vong-vi-san-luoc-chuyen-gia-canh-bao-chat-doc-nguy-hiem-neu-che-bien-sai-cach-82020226161652648.htm

Theo Tổ Quốc

Link bài gốc

Copy link

http://ttvn.toquoc.vn/tre-6-tuoi-tu-vong-vi-san-luoc-chuyen-gia-canh-bao-chat-doc-nguy-hiem-neu-che-bien-sai-cach-82020226161652648.htm

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/tre-6-tuoi-tu-vong-vi-san-luoc-chuyen-gia-canh-bao-chat-doc-nguy-hiem-neu-che-bien-sai-cach-363894)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY