Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Trẻ bệnh tay chân miệng tháng sau cao gấp 2,5 lần tháng trước

Số trẻ mắc bệnh tháng sau tăng gấp 2,5 lần tháng trước. 70% số ca là trẻ dưới 3 tuổi và đa số là trẻ ở nhà.
Theo ông Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế, từ tháng 3/2011 đến nay, bình quân số trẻ mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại TP tháng sau tăng gấp 2,5 lần tháng trước. Đến nay đã có hơn 2.100 trẻ mắc bệnh với 11 ca Tu vong. 70% số ca mắc bệnh là trẻ dưới 3 tuổi và đa số là trẻ ở nhà. Về nguyên nhân bệnh, ngoài yếu tố khách quan do chủng virut mới enterovirus 71 type B2 gây bệnh cảnh nặng, còn có yếu tố chủ quan là công tác vệ sinh khử khuẩn môi trường ở hộ dân, trường học làm chưa tốt.
Đồng Nai: 4 trẻ ch*t do bệnh tay chân miệng

Ngày 1/6, ông Cao Trọng Ngưỡng - giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai - cho biết từ ngày 28 đến 30-5 tại Đồng Nai đã có ba trường hợp ch*t do bệnh tay chân miệng. Nạn nhân chỉ từ 1-2 tuổi.

Theo bác sĩ Ngưỡng, đầu năm 2011 đến nay bệnh tay chân miệng tăng đột biến, khiến 533 trẻ nhập viện (tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái), làm ch*t bốn trẻ.

H.M.

Ông Lê Trường Giang cho rằng công tác phòng chống dịch TCM hiện nay còn nhiều lỗ hổng, từ công tác truyền thông, vệ sinh khử khuẩn môi trường cho đến cấp phát chất khử khuẩn và giám sát việc thực hiện cho các hộ dân. Đây là lỗi do cơ quan y tế chưa tham mưu đầy đủ, kịp thời cho cấp ủy và chính quyền, đồng thời chưa đầu tư đúng mức cho công tác chống dịch. * Khoa nhiễm - thần kinh BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho biết tình hình bệnh TCM đang chuyển hướng về các tỉnh thành lân cận TP.HCM.

Trong tuần cuối của tháng 5, trung bình mỗi ngày có hơn 100 trẻ từ các tỉnh nhập viện vì bệnh TCM. Riêng số trẻ nhập viện ở TP.HCM vẫn giữ mức trên dưới 90 ca/ngày.

Theo số liệu của phòng kế hoạch tổng hợp BV Nhi Đồng 2, trong tháng 5 có 5.450 ca đến khám bệnh TCM với 795 ca nhập viện. Số bệnh nhi TCM nhập viện từ các tỉnh là 284 ca, tăng hơn gấp đôi so với tháng 4.

* Ngày 31/5, UBND TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi các sở y tế, giáo dục - đào tạo, thông tin - truyền thông và UBND các quận huyện đề nghị triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về hạ thấp ca mắc bệnh TCM, hạn chế Tu vong đến mức thấp nhất và tránh lây lan thành dịch. UBND các quận huyện phải chỉ đạo UBND các phường xã tăng cường truyền thông ba thông điệp phòng bệnh là:

- Thường xuyên rửa sạch tay của trẻ, người giữ trẻ, vật dụng và đồ chơi của trẻ;

- Lau chùi sạch khu vực sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn hằng tuần vào thứ bảy, chủ nhật

- Phát hiện sớm các dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng như sốt cao, giật mình, đi đứng loạng choạng, khó thở thì phải đưa ngay đến các BV Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, BV Bệnh nhiệt đới TP để điều trị.

Theo L.TH.H. - Q.Ngọc - Tuổi Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tre-benh-tay-chan-mieng-thang-sau-cao-gap-25-lan-thang-truoc-9538.html)

Tin cùng nội dung

  • Tại TP.HCM đã có 9 trẻ Tu vong do bệnh tay chân miệng, BV Nhi Đồng 1 gửi mẫu ra nước ngoài xét nghiệm nhằm làm rõ về type virus gây bệnh.
  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • Trong tháng 4, TP.HCM đã có 6 trẻ Tu vong do mắc tay chân miệng. Vậy làm cách nào để phòng và phát hiện sớm bệnh này?
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY