Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do đâu? Cách trị

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do nhiều nguyên nhân khác nhau như nổi mề đay mẫn ngứa, sốt phát ban, dị ứng, bệnh tay chân miệng, mụn hạt kê, chàm...

trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý, vấn đề về da liễu thường gặp như mụn hạt kê, bệnh rôm sảy, dị ứng thời tiết, nổi mề đay mẩn ngứa. tuy nhiên tình trạng này cũng có thể phát sinh từ một số nguyên nhân nguy hiểm hơn. cụ thể như bệnh tay chân miệng và sốt phát ban. để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, ba mẹ cần chú ý đến những biểu hiện đi kèm, đưa trẻ đến bệnh viện khi cần thiết để kịp thời xử lý, tránh gây nguy hiểm.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do đâu?

Do làn da của trẻ mỏng và tương đối nhạy cảm nên thường bị tổn thương, viêm đỏ và bị kích ứng khi có sự tác động của những yếu tố bên ngoài. thông thường tình trạng nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở trẻ nhỏ sẽ dễ dàng khởi phát khi làn da của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, trẻ tiếp xúc với dị nguyên hoặc cơ thể bài tiết mồ hôi quá mức.

Ngoài ra những tổn thương ngoài da ở trẻ nhỏ cũng có thể là hệ quả của các bệnh truyền nhiễm. Thường gặp nhất là sốt phát ban, nhiễm giun sán và bệnh tay chân miệng… Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, ba mẹ cần chú ý đến những biểu hiện đi kèm, đưa trẻ đến bệnh viện khi cần thiết. Từ đó kịp thời xử lý, tránh gây nguy hiểm.

Những nguyên nhân thường gặp dưới đây có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt:

1. Mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa thường xảy ra và gây tổn thương da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh lý này chính là những phản ứng thái quá của niêm mạc cùng với các mao mạch dưới da khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (bao gồm cả bên ngoài và bên trong cơ thể). Từ đó làm phát sinh hiện tượng phù tại vị trí bị kích ứng, da phồng lên, đỏ ửng kèm theo cảm giác khó chịu và ngứa ngáy nghiêm trọng.

Nổi mề đay ở trẻ và những biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều khu vực khác nhau. Tuy nhiên bệnh cũng có thể chỉ tập trung ở một vùng da nhất định. Bệnh mề đay được chia thành hai thể. Gồm bệnh mề đay cấp tính (triệu chứng kéo dài không quá 6 tuần) và bệnh mề đay mãn tính (triệu chứng kéo dài trên 6 tuần). Đối với trẻ nhỏ, mề đay thường xuất hiện ở thể cấp tính.

Mề đay mẩn ngứa ở trẻ nhỏ không phải là bệnh nguy hiểm do thường không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh luôn khiến bệnh nhân khó chịu, không chỉ riêng người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có phản ứng gãi liên tục. Điều này khiến da tăng độ nhạy cảm, dễ bị trầy xước. Đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm và hình thành sẹo.

Đối với những trường hợp nặng, mề đay xuất hiện dẫn đến tình trạng sưng mạch ở khí quản, gây nôn , tiêu chảy khi xuất hiện ở đường tiêu hóa hay xảy ra ở tổ chức não. Đối với trường hợp này, việc không kịp thời điều trị có thể làm phát sinh ra nhiều vấn đề nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ em có thể là do trẻ bị dị ứng thực phẩm, vệ sinh da kém, tiếp xúc với mủ thực vật, côn trùng, nấm mốc, lông thú nuôi, hóa chất, dị ứng Thu*c hoặc mề đay phát sinh từ các bệnh viêm nhiễm như áp xe răng, viêm amidan…

Triệu chứng và dấu hiệu giúp nhận biết mề đay mẩn ngứa

    Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, những nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện rải rác trên khắp cơ thể hoặc tập trung quanh một khu vực, có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Những nốt mẩn đỏ có thể tập trung tạo thành từng mảng

2. Mụn hạt kê

Mụn hạt kê (milia) là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt. bệnh lý này khiến các nang nhỏ chứa keratin hình thành trên bề mặt da. theo kết quả nghiên cứu, keratin có nguồn gốc từ nang lông, ống dẫn hơi và ống tuyến bã.

Mụn hạt kê tương đối lành tính. Bệnh lý này chủ yếu tác động lên da và làm giảm tính thẩm mỹ của người bệnh, thường không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Những biểu hiện lâm sàng của mụn hạt kê gồm:

    Những sẩn nhỏ có màu đỏ hoặc màu trắng xuất hiện trên da tương tự như muỗi đốt

Không giống như những bệnh lý về da khác, mụn hạt kê gây ra những tổn thương ngoài da nhưng hầu như không kèm theo những dấu hiệu cơ năng khác như cảm giác châm chích, ngứa ngáy hay nóng rát.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mụn hạt kê có thể tự thuyên giảm sau vài tuần xuất hiện mà không cần can thiệp y tế.

3. Rôm sảy

Rôm sảy có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt. đây là tình trạng bí tắc tuyến mồ hôi làm phát sinh sự ứ đọng mồ hôi kết hợp với lớp bụi làm bít kín ống bài tiết. từ đó khiến da bị viêm, hình thành nhiều mụn nhỏ màu hồng trên da.

Do ống tuyến mồ hôi của trẻ em chưa phát triển hoàn chỉnh kết hợp với thời tiết mùa hè nắng nóng khiến cơ thể bị kích thích, trẻ tiết nhiều mồ hôi nhưng bị ứ đọng, không thoát ra ngoài hết và dẫn đến tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi.

Đa số trường hợp chỉ bị rôm sảy khi thời tiết nắng nóng. những mẩn đỏ ngứa trên da có thể nhanh chóng thuyên giảm khi thời tiết mát mẻ mà không gây tác hại gì. tuy nhiên ở nhiều trường hợp khác, mụn rôm khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy, không thể kiểm soát hoạt động gãi dẫn đến trầy xước da, tổn thương lan rộng, nhiễm khuẩn. đồng thời hình thành nhọt và mủ.

Để nhận biết trẻ có đang bị rôm sảy hay không, phụ huynh có thể dựa vào những triệu chứng sau:

    Nhiều mụn nước có kích thước nhỏ xuất hiện thành đám, trên nền da mẩn đỏ

4. Sốt phát ban

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể là triệu chứng của bệnh sốt phát ban. đây là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do trẻ bị nhiễm virus rubella và virus sởi.

Sau một khoảng thời gian ủ bệnh, phụ huynh sẽ nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như thường xuyên quấy khóc, dễ thay đổi tâm trạng, cáu giận. Sau đó trẻ bị sốt cao trên 38 độ C kèm theo biểu hiện chảy nước mũi, đỏ mắt, ho, cơ thể mệt mỏi.

Khi những triệu chứng nêu trên có dấu hiệu thuyên giảm, những đốm phát ban sẽ nổi trên toàn bộ cơ thể hoặc khu trú ở một vài khu vực nhất định. Cụ thể tổn thương sẽ xuất hiện chủ yếu ở vùng bụng, lưng, cổ, mặt, chân và tay.

Phát ban do sốt thường có dạng đốm, xuất hiện với màu đỏ hoặc màu hồng như mũi đốt. ở những trường hợp nặng hoặc có nhiễm trùng, mẩn đỏ sẽ lan rộng và có dấu hiệu tụ mủ xung quanh.

Không giống với phát ban do những bệnh da liễu, phát ban do sốt hầu như không xuất hiện đồng thời với biểu hiện đau rát hoặc ngứa ngáy. Sau khoảng 3 đến 5 ngày, tình trạng này sẽ thuyên giảm.

5. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt kèm theo nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. bệnh tay chân miệng chính là một bệnh truyền nhiễm. bệnh lý này xảy ra do sự xâm nhập của virus, trong đó nhóm virus đường ruột enterovirus (coxsackie a16 và enterovirus typ 71) là nguyên nhân thường gặp nhất.

Nếu xảy ra do virus Coxsackie A16, những biến chứng nguy hiểm về thần kinh sẽ ít xảy ra, các triệu chứng của bệnh có thể khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh là virus Enterovirus typ 71, trẻ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não viêm cơ tim, viêm phổi và Tu vong.

Bệnh tay chân miệng xảy ra phổ biến ở những trẻ dưới 10 tuổi, thường bùng phát vào mùa thu và mùa xuân. Do có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm và dễ bùng phát thành dịch nên trẻ cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân và can thiệp điều trị ngay khi những triệu chứng của bệnh xuất hiện.

Để nhận biết trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do bệnh tay chân miệng, ba mẹ có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây:

Giai đoạn ủ bệnh từ 3 – 6 ngày.

Giai đoạn khởi phát

    Đau họng

Giai đoạn toàn phát (sau khi giai đoạn khởi phát xuất hiện khoảng 1 – 2 ngày)

    Trẻ bị phát ban dưới dạng bỏng nước, ban xuất hiện ở lỏng bàn chân, lòng bàn tay, mông và đầu gối. Đường kính của những bóng nước khoảng 2 đến 10mm, xuất hiện với hình bầu dục và có màu xám. Chúng có thể ẩn dưới da hoặc mọc lồi, không ngứa, không đau nhưng sờ có cảm giác cộm

6. Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết thể hiện cho tình trạng cơ thể không thích nghi với sự thay đổi đột ngột của khí hậu. Từ đó tạo ra những phản ứng quá mức khi tiếp xúc với những yếu tố thuộc về khí hậu và thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ, không khí, ánh sáng…

Mặt khác hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện và có sức đề kháng tương đối yếu nên cơ thể của trẻ khá nhạy cảm và dễ dàng phản ứng thái quá với những yếu tố từ bên ngoài. làn da của trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khi thời tiết đột ngột thay đổi, trời quá nóng hoặc quá lạnh.

Khi bị dị ứng thời tiết, cơ thể cùng hệ miễn dịch của trẻ sẽ có xu hướng giải phóng một lượng lớn histamin vào niêm mạc và da. điều này khiến da bị nổi mẩn đỏ kèm theo biểu hiện ngứa ngáy nghiêm trọng.

Đối với trẻ nhỏ, bệnh dị ứng thời tiết có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu khác như sổ mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, ho khan…

7. Nhiễm khuẩn nấm

Nếu nhận thấy những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt chỉ xuất hiện và khu trú tại những khu vực quanh miệng hay chỉ xuất hiện ở mặt thì khả năng cao trẻ nhỏ đang bị nhiễm các loại vi trùng nấm men (nấm candida).

Tình trạng nhiễm khuẩn nấm men xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt là những trẻ mắc chứng suy dinh dưỡng khi mới sinh, những bé sinh non và trẻ nhẹ cân.

Nhiễm khuẩn nấm ở trẻ nhỏ thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không được sớm chẩn đoán và điều trị đúng cách, những triệu chứng của bệnh có thể làm trẻ khó chịu, bứt rứt, thường xuyên quấy khóc và chán ăn.

Đối với những trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do nhiễm vi khuẩn nấm, bạn nên dùng một ít nước muối rửa miệng cho trẻ nhỏ hoặc lau sạch khóe miệng cho trẻ mỗi khi trẻ bú xong. điều này sẽ giúp những nốt đỏ mau chóng biến mất. tuy nhiên nếu những nốt mẩn đỏ trên mặt không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc không biến mất, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

8. Chàm sữa

Bệnh chàm thường xuất hiện ở những trẻ sơ sinh có làn da khô và những trẻ có độ tuổi từ 1 đến 5 tháng tuổi. chàm và những triệu chứng của bệnh xảy ra khi lớp sừng keratin cùng cơ thể của trẻ không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong cấu trúc da kèm theo biểu hiện da khô ráp, bong tróc, nổi nhiều nốt mẩn đỏ như muỗi đốt và mụn nước nhỏ li ti ở mặt (đặc biệt là hai bên má).

Đối với trẻ nhỏ nguyên nhân gây bệnh chàm có thể bao gồm: Các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn chức năng, di truyền (có tiền sử gia đình mắc bệnh), áp dụng chế độ dinh dưỡng không phù hợp, trẻ tiếp với dị nguyên, cơ địa dị ứng.

Chàm ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm và không để lại sẹo. những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt cùng với những mẩn đỏ li ti cùng với nhiều dấu hiệu khác sẽ tự biến mất khi trẻ lớn hơn.

Ngoài ra để phòng ngừa và rút ngắn thời gian khỏi bệnh của trẻ, bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp khi đang cho con bú, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, tránh ăn những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như đậu nành, đậu phộng, sữa bò, cua, tôm, cá và lòng trắng trứng. Ngoài ra bạn nên dùng những loại sữa tắm không có mùi thơm, có tác dụng là mềm da để tắm cho trẻ.

9. Nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh lý nêu trên, trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể do những nguyên nhân sau:

    Dị ứng thức ăn: Dị ứng thức ăn có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt. Đối với trường hợp, tình trạng nổi mẩn đỏ sẽ đi kèm với các triệu chứng khó chịu khác như ngứa cổ họng, tiêu chảy, đau bụng…
  • Ma sát với quần áo: Việc thường xuyên cho trẻ mặc những bộ quần áo có chất liệu dày cứng, ôm sát vào cơ thể, không có khả năng thấm hút tốt sẽ làm tăng sự bí tắc, ma sát giữa da và quần áo. Từ đó khiến da thường xuyên bị nổi mẩn đỏ kèm theo biểu hiện ngứa ngáy.
  • Côn trùng cắn: Khi bị côn trùng cắn, da sẽ phản ứng với các biểu hiện gồm viêm, nổi mẩn đỏ như muỗi đốt và ngứa ngáy. Những triệu chứng này có thể tự thuyên giảm sau vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên nếu trẻ tiếp xúc với những loại côn trùng có độc tố mạnh như kiến ba khoang, làn da của trẻ có thể xuất hiện những bọng nước lớn, viêm loét và gây đau. Đối với trường hợp này ba mẹ cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện để chữa trị.
  • Nhiễm giun sán: Triệu chứng nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm giun sán. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, giun sán sẽ kích thích cơ thể cùng hệ miễn dịch giải phóng histamin. Điều này gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi những nốt mẩn đỏ và viêm da. Đối với những trường hợp bị nhiễm giun sán, trẻ thường chậm lớn, rối loạn hệ miễn dịch, khó tiêu hóa, đầy bụng và thường bị táo bón.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt. trong trường hợp tình trạng này xảy ra do những bệnh da liễu thông thường như mụn hạt kê, rôm sảy, vết đốt côn trùng… tổn thương ngoài da có thể tự khỏi hoặc biến mất sau khi trẻ được chăm sóc tốt.

Tuy nhiên nếu những nốt mẩn đỏ là triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt phát ban, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời kiểm tra và điều trị. đối với những trường hợp lơ là trong việc chữa trị, trẻ có thể đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt được điều trị bằng cách nào?

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng nguyên nhân, trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt sẽ được điều trị với những phương pháp khác nhau. cụ thể:

1. Điều trị y tế

Trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ do sốt phát ban, bệnh tay chân miệng hoặc có tổn thương da lan rộng ra toàn thân, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị với những phương pháp thích hợp nhất.

Dựa vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các loại Thu*c điều trị dưới đây:

    Thu*c kháng histamin: Thu*c kháng histamin được chỉ định cho những trường hợp bị dị ứng, trẻ bị nổi mẩn đỏ kèm theo những cơn ngứa ngáy nghiêm trọng. Loại Thu*c này phù hợp với những trẻ bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, bị mề đay mẩn ngứa.
  • Thu*c giảm đau và hạ sốt: Những loại Thu*c giảm đau và hạ sốt như Paracetamol hoặc Ibuprofen sẽ được chỉ định cho những trẻ bị sốt phát ban, bệnh tay chân miệng với mục đích hạ sốt và cải thiện triệu chứng mệt mỏi, đau đầu.
  • Thu*c xổ giun: Đối với những trường hợp bị nhiễm giun sán, trẻ sẽ được chỉ định điều trị với Thu*c xổ giun để khắc phục tình trạng.
  • Liệu pháp bù nước và bù điện giải: Đổ với những trẻ nhỏ bị nổi mẩn đỏ do các bệnh truyền nhiễm, trẻ sẽ được áp dụng liệu pháp bù nước và bù điện giải bằng cách dùng Oresol.

Lưu ý an toàn

    Chỉ nên cho trẻ dùng Thu*c khi đã thăm khám xác định nguyên nhân và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ tránh làm phát sinh những rủi ro nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển của trẻ.

2. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Đối với những trường hợp có tổn thương da nhẹ, chỉ khu trú ở một khu vực nhất định, không kèm theo những dấu hiệu nghiêm trọng hoặc chỉ kèm theo ngứa ngáy, nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ không quá phức tạp… ba mẹ có thể cho trẻ áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà.

Những biện pháp chăm sóc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở trẻ nhỏ:

    Chườm mát hoặc tắm nước mát: Chườm mát lên những vùng da bị tổn thương hoặc tắm nước mát có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng ngứa rát, viêm sưng, làm sạch da, mát da, phòng ngừa tình trạng tiết nhiều mồ hôi. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng hạn chế viêm nhiễm, giảm sưng nóng và làm dịu nhanh những nốt mẩn đỏ trên da. Vì thế bạn có thể dùng nước mát tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần hoặc dùng khăn lạnh chườm mát cho trẻ từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 5 – 10 phút để cải thiện tình trạng.
  • Dùng tinh dầu khuynh diệp: Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ kèm theo biểu hiện ngứa ngáy nhiều, bạn có thể hòa tan vào nước tắm của trẻ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp. Những dưỡng chất trong tinh dầu sẽ giúp trẻ làm sạch da, sát trùng, giảm viêm và cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
  • Dưỡng ẩm da: Dưỡng ẩm da chính là bước quan trọng trong quá trình phòng ngừa và cải thiện tình trạng da nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở trẻ em. Việc cho trẻ thoa kem dưỡng ẩm phù hợp sẽ giúp trẻ làm nhanh dịu những nốt mẩn đỏ, cải thiện tình trạng khô da, bong tróc da, giảm ngứa, đau sưng và cải thiện tình trạng nóng rát. Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp, dịu nhẹ, dễ thẩm thấu và có kết cấu mềm mượt để thoa lên da của trẻ 2 lần/ ngày.
  • Giữ gìn vệ sinh: Ba mẹ nên tắm rửa và thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ, cắt gọn móng tay và cho trẻ đeo găng tay khi ngủ để làm giảm nguy cơ tổn thương da lan rộng do trẻ chà xát hoặc gãi ngứa.
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng: Dù xảy ra với bất kỳ nguyên nhân nào, những trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt đều phải ăn uống điều độ, tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin như rau quả, trái cây, nên uống nhiều nước và ăn thịt cá. Điều này sẽ giúp trẻ ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để phòng ngừa và cải thiện tốt bệnh lý. Tránh cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, thịt bò, mè đen…
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da, giảm bong tróc da, giảm ngứa ngáy và cân bằng điện giải.

Biện pháp phòng ngừa trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp phòng ngừa và loại bỏ những nguyên nhân gây khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt:

    Tiêm vắc xin theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. để đảm bảo an toàn và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất, sớm khắc phục bệnh lý, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, tiến hành thăm khám và chẩn đoán cùng với bác sĩ chuyên khoa. tránh lơ là trong việc điều trị bệnh cho trẻ hoặc cho trẻ dùng Thu*c bừa bãi vì có thể sẽ dẫn đến nguy hiểm.

Bài viết liên quan:

    Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu: Nguyên nhân và cách trị

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tre-bi-noi-man-do-nhu-muoi-dot)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY