Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trẻ bị sốt khi trời nắng nóng mẹ nên làm gì?

Tình trạng trẻ bị sốt khi trời nắng nóng thường không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà như chườm lạnh, tắm mát, nghỉ ngơi,...

trời nắng nóng là thời điểm trẻ dễ bị sốt và mệt mỏi. trong trường hợp trẻ bị sốt nhẹ (dưới 38.5 độ c) và không đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, mẹ có thể thực hiện các biện pháp tại nhà để giảm sốt và cải thiện các triệu chứng đi kèm.

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt khi trời nắng nóng?

Nhiệt độ môi trường cao khiến thân nhiệt gia tăng nhanh chóng. lúc này mồ hôi không tiết đủ để giải tỏa nhiệt và làm mát cơ thể. trẻ bị sốt thường có nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ c và có dấu hiệu mệt mỏi, thiếu năng động.

Hơn nữa trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe khi thời tiết thay đổi. Nhiệt độ môi trường tăng lên quá nhanh có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây ra phản ứng sốt.

Sốt do nắng nóng thường không nguy hiểm và có thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. dưới đây là các biện pháp mà mẹ có thể áp dụng để làm giảm thân nhiệt và cải thiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn,… ở trẻ.

1. Mặc quần áo rộng rãi

Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng. Để tăng quá trình tỏa nhiệt và làm giảm nhiệt độ cơ thể, bạn cần cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát.

Nên lựa chọn quần áo có kích cỡ phù hợp với cân nặng của trẻ. Mặc quần áo chật và bó sát có thể tăng ma sát và ngăn cản quá trình tỏa nhiệt độ từ cơ thể ra bên ngoài.

Ngoài ra, phụ huynh nên chú ý chất lượng vải. Nên sử dụng quần áo cotton cho trẻ để giữ cơ thể thoáng khí và thấm hút mồ hôi. Mặc đồ có chất vải dày có thể giữ mồ hôi khiến cơ thể bí bách và làm tăng thân nhiệt của trẻ.

2. Chườm mát cho trẻ

Để làm giảm nhiệt độ của cơ thể, mẹ có thể sử dụng khăn ẩm đắp lên các vùng da có nhiệt độ cao (thường là trán, nách, bẹn,…). Nước có khả năng hấp thu nhiệt và có tác dụng trong việc làm mát cơ thể. Khi nước bốc hơi, bề mặt da sẽ tăng quá trình tỏa nhiệt nhằm giúp nhiệt độ cơ thể giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nước lạnh để chườm cho trẻ. Sử dụng nước đá có thể gây ra cảm giác khó chịu và gây kích ứng da. Nên chườm mát trong khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/ ngày, bạn sẽ nhận thấy thân nhiệt của trẻ giảm đi đáng kể.

3. Cho trẻ uống đủ nước

Khi thân nhiệt tăng lên, cơ thể sẽ có xu hướng tiết nhiều mồ hôi để làm điều hòa nhiệt độ. Hơn nữa khi bị sốt, trẻ có thể bị tiêu chảy, ói mửa liên tục. Các triệu chứng này khiến cơ thể mất một lượng nước đáng kể.

Do đó mẹ cần bổ sung đủ nước trong thời gian trẻ bị sốt. Nước có tác dụng giảm mệt mỏi, điều hòa thân nhiệt và cải thiện các triệu chứng đi kèm.

Nếu trẻ khó chịu khi uống nước, bạn có thể sử dụng nước ép trái cây và sữa để bù nước cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng, bạn cần bù nước và điện giải để tránh tình trạng mất nước, mệt mỏi.

4. Tắm cho trẻ

Một cách để hạ thân nhiệt khác mà phụ huynh có thể áp dụng đó là tắm cho trẻ. Khi tắm, nhiệt độ từ nước sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và giúp trẻ giảm cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên bạn cần chú ý nhiệt độ của nước tắm, không nên sử dụng nước quá lạnh, điều này có thể khiến cơ thể trẻ bị sốc nhiệt và ớn lạnh. Nếu trẻ bị run khi tắm, bạn cần ngưng tắm và lau khô cơ thể cho trẻ.

Với trường hợp này, bạn có thể sử dụng khăn thấm nước để vệ sinh cơ thể cho trẻ. Biện pháp này không chỉ làm có tác dụng làm sạch mà còn hỗ trợ giảm sốt ở trẻ nhỏ.

5. Hạn chế cho trẻ hoạt động mạnh

Vận động trong thời gian bị sốt có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. trẻ nhỏ thường hiếu động và ít khi nằm yên trên giường. tuy nhiên hoạt động mạnh trong thời gian này có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng – dù bạn có cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí.

Hơn nữa khi trời nắng nóng, nhiệt độ bên ngoài môi trường khá cao. hoạt động thể chất vào thời điểm này có thể khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn sinh sôi và gây ra các vấn đề sức khỏe.

Vì vậy, bạn nên khuyến khích trẻ chơi những hoạt động nhẹ nhàng ở trong nhà thay vì chạy nhảy ngoài trời.

6. Nghỉ ngơi và ngủ

Nghỉ ngơi là điều cần thiết khi trẻ bị sốt. Khi không vận động, thân nhiệt sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa khi ngủ, các cơ quan sẽ được nghỉ ngơi và ngưng tỏa nhiệt.

Ngay cả khi trẻ không buồn ngủ, mẹ vẫn nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

7. Sử dụng quạt hoặc máy lạnh

Nhiệt độ môi trường có xu hướng tăng lên vào thời điểm nắng nóng. Bạn có thể giảm nhiệt bằng cách sử dụng quạt và máy lạnh. Nhiệt độ môi trường giảm có thể ngăn quá trình cơ thể sản sinh nhiệt.

Tuy nhiên bạn không nên đặt quạt quá gần trẻ. Bên cạnh đó cần chú ý nhiệt độ của máy lạnh, chỉ nên cài đặt nhiệt độ thấp hơn 3 độ C so với nhiệt độ bên ngoài môi trường. Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh quá thấp có thể khiến cơ thể trẻ giảm nhiệt độ đột ngột và dễ bị cảm lạnh.

8. Sử dụng Thu*c giảm đau hạ sốt

Để cải thiện tình trạng sốt ở trẻ, bạn có thể sử dụng một số loại Thu*c giảm đau hạ sốt. Paracetamol là loại Thu*c giảm đau khá an toàn và thường được chỉ định cho trẻ nhỏ.

Loại Thu*c này có nhiều dạng bào chế: viên uống, Thu*c bột sủi, siro và Thu*c đặt. Với trẻ nhỏ bạn nên sử dụng Thu*c dạng bột sủi và siro để trẻ dễ dàng uống Thu*c.

Trong trường hợp trẻ thường xuyên nôn mửa sau khi uống, bạn có thể sử dụng Thu*c đặt trực tràng để thay thế. tuy nhiên dạng bào chế này không phù hợp với trẻ bị sốt có đi kèm với triệu chứng tiêu chảy.

Khi sử dụng Thu*c cho trẻ, bạn nên điều chỉnh liều lượng theo cân nặng thay vì độ tuổi. Sử dụng liều dùng theo độ tuổi có thể không đáp ứng được các triệu chứng hoặc có thể gây ra các tình huống rủi ro.

Mặc dù được đánh giá khá an toàn, tuy nhiên để phòng ngừa các tác dụng không mong muốn, bạn cần trao đổi với bác sĩ về những điều cần lưu ý và các dạng Thu*c Paracetamol dành riêng cho trẻ em.

9. Tăng sức đề kháng cho trẻ

Cơ thể thường có xu hướng điều chỉnh thân nhiệt và chống lại tác nhân gây bệnh. tuy nhiên khi sức đề kháng giảm, trẻ có thể bị sốt và gặp phải các vấn đề sức khỏe (cảm cúm, sổ mũi, mệt mỏi,…). vì vậy để nhanh chóng cải thiện tình trạng trẻ sốt khi trời nắng nóng, phụ huynh nên thực hiện các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho con trẻ.

Các biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ trong thời gian bị sốt:

    Trẻ có thể chán ăn trong thời gian bị sốt. Tuy nhiên điều này có thể khiến cơ thể trẻ mệt mỏi và thiếu năng lượng. Vì vậy bạn nên cố gắng cho trẻ ăn đủ bữa. Trẻ có thể bị đau họng trong thời gian này, vì vậy bạn nên chế biến thức ăn dạng lỏng và dễ nuốt.

Nếu trẻ sốt cao (trên 38.5 độ C) hoặc sốt kéo dài quá 3 ngày, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ – loại Thu*c này có thể gây tổn thương lên não bộ ở trẻ nhỏ.

Phòng ngừa trẻ bị sốt khi trời nắng nóng

Nắng nóng là thời điểm trẻ dễ bị sốt và gặp phải các vấn đề sức khỏe khác. do đó phụ huynh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của con trẻ.

Biện pháp phòng ngừa trẻ bị sốt khi trời nắng nóng:

    Không cho trẻ hoạt động ngoài trời nắng – nhất là trong khung giờ 10:00 – 16:00.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/tre-bi-sot-khi-troi-nang-nong.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên mấy năm gần đây tôi rất hay bị dị ứng, nhất là khi đi lạnh về. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến tôi rất khó chịu.
  • Tôi 39 tuổi, gần đây thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đi khám bác sĩ cho thử máu phát hiện nhiễm virut viêm gan B nên tôi rất lo lắng.
  • Em bị ngứa ở mặt, một đốm ngứa ở bả vai và ngứa từ vùng bụng xuống đến đầu gối. Ngứa nhất là khi trời mưa, trời lạnh và nắng nóng...
  • Chất lượng “tinh binh” đóng vai trò quyết định trong việc duy trì nòi giống.
  • Em năm nay 23 tuổi. Em đã có quan hệ với bạn gái em cách đây khoảng 3 năm. Tuy nhiên, mới đây, em đã bị nổi mẩn ở bộ phận Sinh d*c.
  • Các em học sinh vừa thi học kỳ II xong, khi nhà trường lơ là và cha mẹ thiếu quan tâm trong giai đoạn giữa “học” và “nghỉ hè”, nhiều T*i n*n đã xảy ra.
  • Xin chào bác sĩ cháu đi siêu âm được biết cháu bị sỏi thận phải 14mm.Giờ cháu nên làm gì trong trường hợp này? có cần kiêng ăn gì và điều trị sao thưa BS?
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY