Kinh tế xã hội hôm nay

Trẻ ồ ạt nhập viện, Thuốc điều trị cúm tăng từ 45.000 đến 180.000 đồng/viên vẫn không có để bán

Số lượng trẻ nhập viện do mắc cúm gia tăng khiến Thuốc Tamiflu tăng giá mạnh, thậm chí đang trong tình trạng khan hiếm hàng.

Thời gian vừa qua, do sự thay đổi thất thường của thời tiết và ô nhiễm không khí, số lượng trẻ nhập viện do mắc cúm liên tục gia tăng. tại bệnh viện nhi trung ương, gần 2 tuần vừa qua, tối nào cũng có hơn 500 bệnh nhi đến khám, chủ yếu vì mắc cúm. còn trong tháng 11, có tới 500 bệnh nhi nhập viện vì mắc cúm.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số lượng bệnh nhi mắc cúm cũng liên tục gia tăng, ngày cao điểm có đến 200 bệnh nhi nhập viện, tăng gấp 3 lần so với ngày bình thường. Điều đáng nói, không chỉ trẻ nhỏ mà cả người trưởng thành mắc cúm cũng gia tăng.

Về vấn đề này, pgs.ts trần minh điển – phó giám đốc bệnh viện nhi trung ương cho biết tại trung tâm y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em dù có nhiều bệnh nhân mắc cúm được chẩn đoán, nhưng chỉ những trường hợp trẻ nhỏ, có biến chứng nặng hoặc mắc cúm trên nền bệnh khác mới nhập viện điều trị.

Số lượng trẻ nhập viện do mắc cúm gia tăng trong những ngày vừa qua.

Đối với các bệnh nhi mắc bệnh không có biến chứng, bệnh nhi lớn tuổi (khoảng 6-14 tuổi) được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, cho điều trị tại nhà. tuy nhiên, do số lượng bệnh nhi mắc cúm nhiều nên việc bố mẹ tự ý đi mua Thuốc tamiflu để điều trị cho trẻ diễn ra rất phổ biến khiến giá Thuốc bị “loạn” và tăng chóng mặt.

Tại khu vực trước cổng Bệnh viện Nhi Trung ương, các quầy Thuốc bán lẻ hiện đang bán Tamiflu 75mg với giá rẻ nhất là 150.000 đồng/1 viên, có quầy bán xấp xỉ 200.000 đồng/1 viên. Tăng cao hơn so với giá thực tế gấp 3 đến 4 lần.

Ghi nhận tại chợ Thuốc lớn nhất miền Bắc tại Hapulico (Thanh Xuân, Hà Nội), giá Thuốc Tamiflu 75mg cũng đang rất loạn, và xảy ra tính trạng “cháy hàng” vì lượng tiêu thụ thời gian gần đây rất nhiều.

Chị dung – đang làm việc tại một công ty phân phối Thuốc tại chợ Thuốc này cho biết: “hiện muốn mua nhiều cũng không có mà bán, vì hàng đang khó nhập về”. nếu bình thường giá Thuốc tamiflu 75mg chỉ dao động khoảng 450.000 đến 500.000 đồng/1 vỉ 10 viên, thì nay giá đã lên đến 1.800.000 đồng/1 vỉ 10 viên.

Một viên Tamiflu hiện có giá lên tới 180.000 đồng khi bán buôn tại chợ Thuốc.

Còn giá kê khai tại Bộ Y tế là 45.000/1 viên.

Tôi không rõ vì sao thời điểm này giá Tamiflu tăng cao như vậy, nếu cứ tình trạng này từ giờ đến cuối tháng 12 có thể còn hết hàng (Thuốc) vì cung không đủ cầu”.

Không chỉ ở chợ Thuốc, các quầy bán lẻ mà tại kho Thuốc thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương, Tamiflu 75mg cũng đang sắp hết. Hiện bệnh viện này cũng đã có văn bản gửi Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) để có giải pháp xử lý kịp thời. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bảng giá kê khai tại cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), giá Thuốc Tamiflu 75mg có giá gần 45.000 đồng/viên, tức chỉ khoảng 450.000 đồng/vỉ 10 viên.

Trước tình trạng trên, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết đây là loại Thuốc đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được nhập theo nhu cầu của thị trường. Về tình trạng khan hiếm Tamiflu, Cục Quản lý Dược thông tin, hiện đơn vị cung ứng vẫn còn một lượng nhỏ đảm bảo cung cấp theo hợp đồng đã trúng thầu vào các bệnh viện.

Ngoài ra, một đơn hàng nhập khẩu bổ sung Tamiflu sẽ sớm về Việt Nam, phục vụ cho điều trị. Cục Quản lý dược khuyến cáo Thuốc Tamiflu và các Thuốc khác có chứa hoạt chất Oseltamivir là Thuốc kê đơn, khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn Thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe.

PGS Trần Minh Điển cũng khuyến cáo Tamiflu 75 mg là Thuốc không được sử dụng tùy tiện, chỉ được chỉ định với những trường hợp có các biến chứng như viêm phổi và khi có chỉ định của bác sĩ, người bệnh mới dùng Thuốc này, không nên tự ý mua Thuốc về chữa cúm.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Theo Lê Phương (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/tin-tuc/tre-o-at-nhap-vien-thuoc-dieu-tri-cum-tang-tu-45000-den-180000-1-vien-van-khong-co-de-ban-c73a416137.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY