Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ sinh non với những nguy cơ mà cha mẹ cần chú ý

Trẻ sinh non là những trẻ khi sinh ra dưới 37 tuần tuổi thai. Trẻ sinh càng non đặc biệt dưới 32 tuần thì nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe càng nặng và biến chứng càng cao. Vì một vài lý do nào đó mà thiên thần nhỏ phải chào đời sớm hơn dự kiến, thì cha mẹ cần hiểu những nguy cơ để biết cách chăm sóc bé.

Trẻ sinh non chia thành 4 nhóm: non muộn (34 - < 37 tuần), non vừa (32-34 tuần), rất non (28-32 tuần), cực non (< 28 tuần). 

Nguy cơ, rủi ro phải đối mặt

 trẻ sinh non có nguy cơ cao bệnh tật và Tu vong do chưa trưởng thành về mặt cấu trúc giải phẫu và chức năng, đặc biệt là hệ miễn dịch rất kém. những vấn đề bệnh tật mà trẻ sinh non gặp phải:

-  Trẻ dễ bị suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, thiếu chất surfactant và cơ hô hấp yếu nên sau sinh trẻ thường phải hỗ trợ hô hấp. Có thể phải cần bơm chất surfactant nếu trẻ suy hô hấp nặng.

- Trẻ dễ bị nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não, viêm ruột do sức đề kháng kém. Khi nhiễn trùng xảy ra thì cần điều trị kháng sinh dài ngày.

Trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc một số bệnh tật như: bệnh tim, suy hô hấp sau sinh, hạ đường huyết,..

 -Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt do khả năng điều nhiệt kém, nếu hạ thân nhiệt xảy ra thì tình trạng bệnh rất nghiêm trọng. Vì thế, trẻ cần sưởi ấm như nằm lồng ấp, da kế da với mẹ (chăm sóc kangaroo).

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh bị Tu vong, trong đó khoảng 60 - 80% trẻ sơ sinh Tu vong có liên quan đến sinh non. Tại Khánh Hòa, trung bình mỗi năm có gần 2.000 ca sinh non.

- Trẻ dễ bị hạ đường huyết do không có dự trữ glycogen tại gan do sinh sớm. Do đó, sau sinh trẻ cần truyền dịch như glucose tránh hạ đường huyết.

- Trẻ dễ bị thiếu máu vì không dự trữ sắt ở gan, do sinh sớm. Do đó, trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cho truyền máu khi có thiếu máu nặng. Sau sinh 2 tuần, trẻ được uống sắt để dự phòng thiếu máu.

- Trẻ dễ bị lệ thuộc oxy kéo dài, gọi là loạn sản phế quản phổi. Do nhu môi phổi chưa trưởng thành dễ bị tổn thương với nồng độ oxy cao gây xơ phổi.

- trẻ dễ bị ngưng thở do não chưa trưởng thành, đặc biệt mô não rất non yếu nên trẻ dễ bị xuất huyết não, là nguyên nhân khiến trẻ sinh non có thể chậm phát triển tâm thần và vận động về sau.

 - Trong bào thai trẻ nào cũng có ống động mạch, sau sinh, trẻ đủ tháng thường đóng trong vài ngày. Tuy nhiên ở trẻ sinh non, ống động mạch thường còn và lâu đóng lại nên có thể sẽ ảnh hưởng trên trẻ như gây suy tim, suy hô hấp, viêm ruột hoại tử… Để điều trị đóng ống động mạch, trẻ được uống ibuprofen, nếu thất bại phải phẫu thuật cột ống động mạch.

- Trẻ dễ có nguy cơ vàng da nặng, do gan chưa trưởng thành. Do đó trẻ cần phải chiếu đèn sớm và theo dõi sát tình trạng vàng da khi nằm viện.

Có nhiều nguyên nhân sinh non như: Điều kiện sống của phụ nữ mang thai kém, lao động nặng trong quá trình mang thai, hoặc thai phụ dưới 16 tuổi hoặc trên 35 tuổi mới mang thai lần đầu, sản phụ hút Thu*c lá có nguy cơ sinh non hoặc sản phụ có cân nặng, chiều cao quá thấp.                                                                         

Những người có tiền sử nạo Ph* thai hoặc sẩy thai tự nhiên nhiều lần, có tiền căn sinh non thì nguy cơ sinh non tái phát từ 25 đến 50%. Mặt khác, người mẹ có khối u, dị dạng ở tử cung, có bệnh mãn tính như: tim mạch, cao huyết áp, nhiễm trùng... gây hiện tượng sinh non.                                                                                         

Những người có sang chấn trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ sinh non cao. Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh sớm. Người mẹ mang thai tránh ăn đu đủ xanh, vì đu đủ xanh có thể gây hiện tượng sinh non, đu đủ chín không có hại nhưng ăn nhiều không tốt, hạn chế đi du lịch...

 - trẻ dễ bị viêm ruột hoại tử do hệ tiêu hóa chưa trưởng thành và do dễ bị nhiễm trùng. nếu viêm ruột hoại tử xảy ra thì bệnh rất nặng, có thể cần phải phẫu thuật ruột. do đó, trẻ sinh non sẽ được bác sĩ cho tập ăn sữa từng ít một, tăng dần mỗi ngày nếu trẻ hấp thu sữa tốt đến khi ăn đủ nhu cầu.

 - Trẻ có nguy cơ bị bệnh lý võng mạc, nếu nặng gây bong võng mạc dẫn đến mù lòa. Nguy cơ càng cao khi trẻ càng non, thở oxy nồng độ cao và kéo dài. Do đó sau sinh khoảng 3-4 tuần, trẻ non ≤ 34 tuần hay ≤ 2kg sẽ được khám mắt định kỳ lần đầu tiên, tái khám mỗi 2 tuần cho đến khi mắt ổn. Nếu có bệnh lý võng mạc sẽ được điều trị laser hay tiêm Thu*c avastine.

- trẻ có nguy cơ giảm thính lực. vì vậy tất cả trẻ sinh non cần tầm soát thính lực.

Các bà mẹ có thể tự phát hiện dấu hiệu nguy cơ dọa sinh non như: đau bụng, ra máu, ra dịch *m đ*o, đau lưng, rỉ ối, vỡ ối... mà chủ động đến cơ sở y tế sớm nhất để được hướng dẫn điều trị tại nhà bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý hoặc phải nhập viện để được can thiệp sớm...

Các bà mẹ mang thai nên tránh làm việc nặng, phải đi khám thai định kỳ, phải xét nghiệm phát hiện sớm các bệnh lý của người mẹ và những bệnh lý bất thường của thai nhi có thể đe dọa sinh non; đồng thời bổ sung axit folic thường xuyên. Dự phòng sinh non cần chú ý ở quý III thai kỳ. Những bà mẹ mang đa thai ít sinh đủ tháng, thường vỡ ối sớm, khoảng 10 - 20% sinh non.

ThS. BS Nguyễn Thị Kim Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tre-sinh-non-voi-nhung-nguy-co-ma-cha-me-can-chu-y-n192242.html)
Từ khóa: trẻ sinh non

Chủ đề liên quan:

trẻ sinh non

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới từ Đại học Rutgers cho thấy, những trẻ sinh non có nguy cơ cao hơn bị hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS).
  • Ngăn ngừa sinh non vẫn là một thách thức mang tính toàn cầu của lĩnh vực sản khoa trong thế kỷ 21.
  • Trẻ sinh non, thiếu tháng được bú sữa mẹ từ tháng đầu tiên sẽ thúc đẩy sự phát triển thần kinh còn non nớt của trẻ và chỉ số IQ cao hơn
  • Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới sinh non: chế độ ăn uống không lành mạnh trong thời kỳ mang thai, mẹ bị căng thẳng, trầm cảm, tiểu đường, ...
  • Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (viết tắt là ROP) là một tình trạng bệnh lý của mắt thường gặp ở những trẻ đẻ non, nhẹ cân (dưới 2.000g). Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì một tỷ lệ đáng kể có nguy cơ bị mù vĩnh viễn cả hai mắt.
  • Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi là bệnh màng trong) thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng, do phổi chưa trưởng thành, thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt (surfactant) đưa đến giảm diện tích bề mặt phế nang dành cho việc trao đổi khí gây suy hô hấp, có thể dẫn đến Tu vong ở trẻ sinh non.
  • Các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương vừa thực hiện thành công kĩ thuật gây tê cạnh cột sống (paravertebral block) kết hợp gây mê toàn thân trong phẫu thuật cấp cứu bệnh teo thực quản bẩm sinh cho 2 bé sinh non, cân nặng thấp.
  • Trẻ sinh non là khi trẻ chào đời trước 37 tuần mang thai của người mẹ. Trẻ sinh non thường có cân nặng dưới 2.500g, nếu trẻ sinh càng non thì cân nặng càng thấp và nguy cơ mắc một số bệnh lý càng cao.
  • Sinh non và sinh nhẹ cân là nguyên nhân chính gây nên tử suất và bệnh suất sơ sinh cao với các di chứng lâu dài
  • Trẻ đẻ non là những trẻ ra đời khi tuổi thai chưa đầy 37 tuần lễ, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng bất kể trọng lượng trẻ sinh ra là bao nhiêu (thường cân nặng dưới 2.500g).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY