Tin tức hôm nay

Tin tức

Cứu nhiều trẻ sinh non tháng ngay tại tuyến y tế cơ sở

Nếu như nhiều năm trước, trẻ sinh non tháng ở bệnh viện tuyến huyện Mộc Châu, Sơn La phải chuyển tuyến đều trị thì hiện nay, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sinh non đã thực hiện được ngay tại Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu và Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên. Tại đây, đã cứu và nuôi dưỡng thành công được nhiều trẻ sinh non, trong đó có trẻ cân nặng 650g ở tuổi thai 28 tuần.

Ths.bs vũ giang an, phó giám đốc bệnh viện đa khoa mộc châu cho biết, đơn nguyên sơ sinh thuộc khoa nhi là một trong những thế mạnh của bệnh viện, tại đây đã nuôi sống thành công trẻ 28 tuần tuổi, nặng 1kg. đây là đơn nguyên thành lập sớm nhất ở tỉnh sơn la.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu chăm sóc trẻ sinh non tháng.

Chia sẻ về ca sinh non chuyển dạ 28 tuần tuổi ở huyện yên châu, phó giám đốc bệnh viện đa khoa mộc châu cho biết: sản phụ 21 tuổi, sinh con lần thứ 4, được đưa đến bệnh viện đa khoa mộc châu bằng taxi, nhưng không may trên đường đi bệnh nhân chuyển dạ, mẹ chồng đỡ đẻ cho con dâu ngay trên xe. người nhà gọi điện đến bệnh viện, bệnh viện điều một kíp nữ hộ sinh và bác sĩ đến hỗ trợ đưa bệnh nhân tới viện. đồng thời, bệnh viện cũng cử 1 kíp trực đảm bảo khi sản phụ và cháu bé đến nơi cấp cứu ngay.

Theo bscki phạm thị tươi, phụ trách khoa nhi cho biết: ngày 25/8 mẹ con sản phụ vào nhập viện, cháu bé trong tình trạng tím tái, suy hô hấp, đây là một ca hết sức khó vì trẻ sinh non nhiều tháng, nặng 1kg. bác sĩ đã tiến hành cấp cứu bài bản, làm tất cả các chỉ định cho trẻ sinh non như thở máy, bơm trưởng thành phổi, đóng ống động mạch, truyền máu, đưa trẻ vào phòng cách ly đảm bảo vô khuẩn, nằm lồng ấp…sau 2 tuần nỗ lực điều trị và chăm sóc toàn diện cho bệnh nhi, cháu bé đã tăng được 1,9kg.

Nhiều trẻ sinh non tháng được cứu và nuôi dưỡng tận tình.

Sau đó, bệnh viện đã có cuộc hội chẩn từ xa với các chuyên gia của bệnh viện đại học y hà nội phương hướng điều trị tiếp theo, cũng như chế độ dinh dương cho cháu và các nguy cơ xảy ra. tại buổi hội chẩn, các chuyên gia của bệnh viện đại học y hà nội và bệnh viện nhi trung ương đã đánh giá cao công tác điều trị và chăm sóc của các bác sĩ tuyến dưới. nhờ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đặc biệt của các bác sĩ tuyến trên, sau gần 1 tháng điều trị, cháu bé ra viện với cân nặng 2kg.

“Đây là trường hợp được hưởng lợi từ khám chữa bệnh từ xa, khi ra viện gia đình còn nhận được 8 triệu đồng từ các nhà hảo tâm ủng hộ”, BS Vũ Giang An cho biết.

Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu tham gia khám chữa bệnh từ xa với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2019.

Theo chia sẻ của bs phạm thị tươi, đây là ca bệnh quá khó khăn, cũng là ca sinh non tháng rất khó quên với các bác sĩ, y tá, điều dưỡng ở đây. “khi đỡ đẻ cho con dâu xong, bà nội cháu bé quay về huyện yên châu. 35 ngày sau, bà xuống đón cháu ra viện. bà đã đã rất xúc động khi nhìn thấy cháu khỏe mạnh, lớn lên, bởi lúc đỡ đẻ xong, bà không nghĩ cháu mình còn sống”, bs tươi kể lại. theo chị, quá trình cứu trẻ non tháng là cả một sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ điều dưỡng, hộ lý, y tá làm sao để đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, chăm sóc, nuôi dương đặc biệt sau này. đây là công sức toàn tâm toàn ý của cả đội ngũ mới cứu sống thành công trẻ.

Bs tươi cho biết, qua các đợt đào tạo tại đại học y hà nội, bệnh viện nhi trung ương và bệnh viện phụ sản trung ương, chị cũng như các bác sĩ khác đã được tiếp nhiều kiến thức, ca bệnh và kinh nghiệm của các thầy cô giỏi, đồng thời rút kinh nghiệm và học hỏi được rất nhiều trong công tác sóc sơ sinh. “chúng tôi được học lớp nuôi trẻ sinh non bằng phương pháp kangaroo ở bệnh viện việt nam - thụy điển uông bí, khi học xong về áp dụng ngay và thấy phương pháp đó rất tuyệt vời. giờ đây, những ca sinh non thai ở tuần 29, 30 vào viện, chúng tôi rất tự tin, trừ những ca bệnh lý mới phải chuyển viện. hiệu quả của khám chữa bệnh từ xa đã giúp tuyến dưới học hỏi được rất nhiều, áp dụng thành công vào quá trình điều trị”, bs tươi chia sẻ.

Theo bs tươi, điển hình là bệnh viện đã nuôi thành công trường hợp bé lìa thị nga (huyện mộc châu) sinh non bằng phương pháp ấp kangaroo, bé xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt, các bệnh về phổi, võng mạc đã được loại trừ.

Trẻ em tới khám tại Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên.

Tương tự, bệnh viện đa khoa thảo nguyên đã cứu và nuôi dưỡng thành công nhiều trẻ sinh non. ca sinh non tháng nhất mà bệnh viện nuôi thành công bé hờ thị rua, 28 tuần tuổi, nặng 650g, khi ra viện được gần 2kg sau 90 ngày mà không phải chuyển tuyến. “các bác sĩ được đi đào tạo “cầm tay chỉ việc” ở bệnh viện bạch mai 3 tháng nên khi chúng tôi áp dụng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng rất hiệu quả. quan trọng hơn cả, chúng tôi nuôi các cháu bằng cả tấm lòng”, bs nguyễn thị liên, trưởng khoa nhi, bệnh viện đa khoa thảo nguyên cho biết.

Giám đốc bệnh viện đa khoa thảo nguyên, bscki nguyễn văn sỹ cho biết, khoa nhi của bệnh viện kết hợp với khoa nhi bệnh viện bạch mai và trung tâm chỉ đạo tuyến bệnh viện nhi trung ương nuôi được trẻ cân nặng 700g, thai 32 tuần, trú tại tiểu khu 2, thị trấn nông trường mộc châu. sau 49 ngày điều trị, cháu bé tăng được 1kg.

Ngoài ra, bệnh viện triển khai mô hình sản nhi, có chuyên gia của bệnh viện bạch mai lên hỗ trợ, đây là mô hình bác sĩ nhi khoa tiếp cận bệnh nhi cấp cứu ngay từ khi lọt lòng. với những trường hợp trẻ đẻ non, hỗ trợ cho sản khoa học mô hình sản nhi, bác sĩ nhi khoa tiếp cận với bệnh nhân từ khi lọt lòng, các trường hợp có yếu tố nguy cơ, bác sĩ nhi khoa phối hợp với sản khoa điều trị thành công.

Trần Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Cuu-nhieu-tre-sinh-non-thang-ngay-tai-tuyen-y-te-co-so-622466/)

Tin cùng nội dung

  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY