Chuyên đề hôm nay

Trị cúm và cảm lạnh không cần dùng Thuốc

Có một bí quyết trị cảm hiệu quả, lại có sẵn ngay trong nhà mình mà không phải ai cũng biết. Đó là dùng các loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày.
Giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển sang thu đông là thời gian chúng ta dễ bị cảm lạnh và cảm cúm nhất. Đa số chúng ta khi có các triệu chứng cảm lạnh hay cúm thì đều tìm đến Thuốc tay y để chữa trị. Nhưng có một bí quyết trị cảm hiệu quả, lại có sẵn ngay trong nhà mình mà không phải ai cũng biết. Đó là dùng các loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày.

- Nước chanh: Nước chanh là thức uống tuyệt vời để làm dịu đau cổ họng, làm sạch máu, và nới lỏng chất nhầy trong họng. Cách đơn giản nhất là thêm một nửa thìa cà phê nước cốt chanh vào một tách nước ấm để uống hàng ngày.

- Cháo gà: Ngay từ hồi thế kỷ 12, một bác sĩ và triết gia Do Thái Maimonides đã phát hiện ra rằng cháo gà có thể điều trị cảm lạnh và cúm.

- Mù tạt: Mù tạt có công dụng làm giảm sốt, loại bỏ độc tố và giúp chữa lành các màng nhầy trong phổi.

- Gừng: Trà gừng có thể giúp tiêu diệt vi trùng, như là một chất kháng virus và cũng rất tốt cho dạ dày. Đun sôi hai muỗng canh gừng tươi trong hai cốc nước trong mười lăm phút, sau đó để nguội rồi uống. Hoặc có thể dùng gừng để tắm, giúp kích thích bạch huyết và thoát mồ hôi.

- Tỏi: Nhìn chung, tỏi có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, tỏi còn có tính chất chống nấm, kháng khuẩn và kháng virus. Các nhà nghiên cứu ở Anh phát hiện ra rằng tỏi có thể tăng tốc độ phục hồi từ bệnh cúm và tăng sức đề kháng. 

- Bạc hà: Trà bạc hà giúp thoát mồ hôi. Nên uống một tách trà bạc hà trước khi đi ngủ sẽ giúp tránh được những cơn sốt hay cảm lạnh về đêm. 

- Dầu thầu dầu: Đặt gói dầu thầu dầu được đặt trên ngực có thể giúp lưu thông đến phổi. 

- Cam và trái cây: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Vitamin C được tìm thấy trong nước ép cam, nếu uống hàng ngày, có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cúm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cứ 6 giờ lại uống 1.000 mg vitamin C sẽ có thể giảm, hoặc thậm chí ngăn ngừa các triệu chứng cúm.

- Sữa chua: Trong sữa chua có chất men có thể khôi phục lại các vi khuẩn đường ruột.

- Cây bạc hà đắng: Tinh dầu của cây bạc hà đắng còn được sử dụng làm thành phần của Thuốc ho xi-rô. Vì vậy mà trà làm từ loại cây này cũng có tác dụng trị ho.

- Mật ong: Mật ong có đặc tính chữa bệnh rất lớn. Nó có thể được dùng để giảm ho và tăng khả năng miễn dịch. Một thìa mật ong và một chút nước cốt chanh tươi cũng có thể tạo thành một loại xi-rô trị ho hiệu quả, nhất là đối với trẻ em.

- Trà gừng và thì là: Thêm một muỗng cà phê hạt thì là và một chút gừng khô hoặc tươi vào một ly nước sôi. Uống những khi cần thiết sẽ làm giảm cơn lạnh và triệu chứng cúm.

- Muối: Muối dùng để súc miệng rất tuyệt vời và có thể làm dịu cổ họng bị đau. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.

- Kiwi: Kiwi có lợi trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đó là bởi trong quả kiwi có lượng Vitamin C cao và dường như có tác dụng bảo vệ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em.  - Nước: Uống nhiều nước giúp tăng cường sự lưu thông trong cơ thể. Tắm cũng vậy. Tắm nước nóng hoặc nước gừng có thể giúp hạ sốt.

- Hoa cúc: Được sử dụng trong y học cho hàng ngàn năm, hoa cúc có thể được có tác dụng dù là ở dạng trà để uống hay tinh dầu hoa cúc để hít. Hít hơi nước từ chiết xuất từ ​​hoa cúc đã được cho rằng có thể giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh.

Lưu ý: Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, cần đi khám để được điều trị tích cực hơn. Nhất là khi có các dấu hiệu như yếu đi đột ngột, hoặc sốt cao... thì nên đi bác sĩ càng sớm càng tốt.

AloBacsi.vn
Theo T.T - aFamily/Health

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tri-cum-va-cam-lanh-khong-can-dung-thuoc-n19254.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY