Cây thuốc quanh ta hôm nay

Trị mụn nhọt mùa hè bằng cây lá quanh ta

Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu về cách chữa trị mụn nhọt mùa hè, bằng những cây lá quanh ta, vừa tiện lợi, dễ kiếm, dễ tìm.
Mùa hè, do nhiệt độ tăng cao, làm cho khí hậu trở nên oi bức, cơ thể phải tiết ra nhiều mồ hôi để tỏa bớt nhiệt độ, giúp cho thân nhiệt luôn giữ được trạng thái bình thường. Cũng chính do mồ hôi bài tiết nhiều ở bề mặt ngoài da, nên đã kéo theo những cặn bã trong cơ thể đào thải ra, vì vậy làm cho da bẩn lại ướt, nên dễ kết dính bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí, khiến da trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra ngứa ngáy, mụn nhọt, vân vân.

Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu về cách chữa mụn nhọt mùa hè">trị mụn nhọt mùa hè, bằng những cây lá quanh ta, vừa tiện lợi, dễ kiếm, dễ tìm.

1. Hút mụn nhọt đã vỡ bằng khoai lang: Lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối giã nhuyễn bọc vào vải sạch, đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay 1 lần.

2. Chữa mụn nhọt bằng cây mua bà: Lấy lá non, giã hơ nóng đắp vào chỗ có nhọt. Ngày thay 1 lần.

3. Chữa mụn nhọt bằng bí ngô: Lấy cuống bí ngô đốt thành than, rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần. Hoặc lấy cuống bí ngô đốt thành than, nghiền nát trộn với dầu mè hay dầu sở rồi đắp vào. Ngày thay 1 lần.

3. Chữa mụn nhọt bằng lá sen: Dùng ngoài, lấy cuống lá sen sắc lấy nước đặc rửa nơi mụn nhọt. Mặt khác, lấy lá sen rửa sạch giã nát cùng với cơm nếp, rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần.

4. Chữa mụn nhọt bằng rau mồng tơi: Lấy rau mồng tơi tươi, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt, ngày thay 2 đến 3 lần.

Theo Thực liệu kỳ phương, thì cần chờ đúng giờ thìn, tức đúng 8 giờ sáng, hãy hái một nắm ngọn rau mồng tơi, không non quá cũng không già, gọi là rau bánh tẻ, vào lúc đang có ánh nắng mặt trời chiếu rọi vào vườn rau, sau đó mang vào không rửa, nếu có bụi bẩn lấy khăn sạch lau, và cho vào cối giã nhuyễn cùng chút muối ăn, đem đắp vào nơi mụn nhọt, rất hiệu nghiệm.

5. Chữa mụn nhọt bằng hoa nhài: Hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 đến 3 lần.

6. Chữa mụn nhọt bằng cây chua me đất: Lấy lá giã nhỏ hơ nóng, đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay Thu*c 1 lần.

7. Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương bằng lá ớt: Lấy lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo, mỗi thứ từ 10 đến 20g, đem rửa sạch, giã nát cùng ít muối ăn rồi đắp vào vết thương hay mụn nhọt, đầu đinh. Hoặc lấy lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5 đến 10g, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay Thu*c 1 lần.

8. Chữa mụn nhọt bằng lá lô hội, còn gọi là cây lưỡi hổ: Lấy lá lô hội tươi giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay Thu*c 1 lần.

9. Chữa mụn nhọt bằng cao nghệ tự chế: Lấy củ nghệ 60g, củ ráy 80g, dầu vừng 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g. Củ ráy gọt bỏ vỏ cho vào cùng nghệ giã nhuyễn, sau nấu nhừ với nhựa thông, dầu vừng và sáp ong là thành. Lấy phết lên giấy thành miếng cao, dán lên nơi có mụn nhọt. Ngày thay Thu*c 1 lần.

10. Chữa mụn nhọt sưng đỏ bằng rau diếp cá: Lấy rau diếp cá giã nát, rịt vào nơi mụn nhọt vào lúc đi ngủ, sáng dậy thấy đỡ đau, rất mau khỏi.

11. Chữa mụn nhọt lở loét bằng vừng đen, hay còn gọi là mè đen: Lấy mè đen rang lên, tán nhỏ. Rửa sạch mủ trên mụn, sau lấy bột mè đen đã tán đắp lên, chỉ vài lần sẽ khỏi.

12. Chữa mụn nhọt sưng tấy bằng rau hồng trai và cây sống đời: Lấy rau hồng trai và lá cây sống đời, mỗi thứ 25 đến 30g, rửa sạch để ráo nước, giã nát tẩm chút nước rồi vắt nước cốt uống, còn bã đắp lên mụn nhọt. Ngày 1 lần, vài lần là khỏi.

13. Chữa mụn nhọt bằng lá táo chua: Lấy một nắm con lá táo, rửa sạch giã nát cùng ít muối ăn, đem đắp vào nơi mụn nhọt đang sưng tấy.

Bác sĩ: Hoàng Xuân Đại.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tri-mun-nhot-mua-he-bang-cay-la-quanh-ta-16039.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi em mang thai bị nổi mụn rất nhiều. Sau sinh vẫn không khỏi mà còn mọc nhiều hơn. Em đang cho con bú nên dùng Thuốc gì trị mụn? Mangyte tư vấn giúp em với!
  • Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt.
  • Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm Thu*c, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng…
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở các lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn; YHCT có tên gọi chung là “sang, hung, thù...”. Nguyên nhân do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát là do huyết nhiệt.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Rau mồng tơi là món ăn không thể thiếu khi trong người nóng nực sinh ra táo bón. Bà con chỉ biết đến tác dụng nhuận trường của mồng tơi, nhưng mồng tơi còn nhiều tác dụng khác.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY