- Sang chấn tâm lý: Thường trường diễn và nhiều sang chấn tích lại, tác động theo kiểu ngấm dần làm cho người nhận sang chấn một lo âu áy náy và căng thẳng nội tâm, trạng thái này hoặc không giải quyết được, hoặc không tìm cách nào giải quyết được làm cho bệnh nhân luôn ở trạng thái tự kiểm chế, luôn luôn bị ức chế. Trạng thái này lúc đầu còn bù trừ nhưng về sau nhân một điều kiện không thuận lợi bệnh lại phát sinh.
- Nhân cách: Thường gặp ở những người có nhân cách yếu hoặc mạnh không thăng bằng, những người này có nét tính cách lặn vào trong: Bệnh nhân ít xã giao, ưa trật tự, luôn thận trọng, tự kiểm tra mình, hay lo xa để bụng, bi quan, nghi kỵ…
- Môi trường và cơ thể: Bệnh khởi phát trong môi trường công tác căng thẳng hay cuộc sống khó khăn. Cơ thể xuất hiện trạng thái suy kiệt cấp, mãn, chấn thương mất máu, suy dinh dưỡng.
- Trạng thái kích thích suy nhược: Bệnh nhân khó kìm chế, dễ nổi cáu, rất nhạy cảm với kích thích môi trường thông thường, khó nhớ, khó tập trung.
- Rối loạn giấc ngủ: Thường ít ngủ, càng mất ngủ càng kích thích suy nhược, giấc ngủ nông, không sâu và mơ nhiều ác mộng.
+ Thu*c an thần, trấn tĩnh: nên dùng các Thu*c có tác dụng an thần nhẹ, trấn tĩnh. Tuy nhiên nhóm Thu*c này thường gây quen Thu*c nên sử dụng cần thận trọng.
+ Thu*c giảm đau: hay dùng là các dẫn chất của paracetamol: các Thu*c này có đặc điểm là tác dụng nhanh nhưng bất lợi là độc với gan nếu dùng liều cao và thường xuyên. Khi sử dụng nên dùng xa bữa ăn, uống với nhiều nước.
+ Tạo ra một trạng thái tâm lý ổn định, thoải mái, thăng bằng, không ức chế như thư giãn luyện tập, Thu*c giảm lo âu.
+ Bồi dưỡng nhân cách người bệnh bằng các liệu pháp tâm lý, liệu pháp rèn luyện tác phong, liệu pháp gia đình…