Tâm linh hôm nay

Trợ niệm cho người vãng sinh Tây phương nhận được công đức vô lượng

Chúng ta có một mục tiêu là niệm Phật trợ duyên cho người lâm chung, chắc chắn người trước hoặc sau khi thân họai mạng chung lúc nào cũng trông chờ người tín tâm Phật pháp trợ duyên cho họ được vãng sanh.

 >>Những câu chuyện Phật giáo cảm ứng có thật Phật tử nên đọc

Bài liên quan

Thản nhiên lúc lâm chung

Lại nói về một chuyện cười: các vị trong ban kia của Bố giáo sở lúc bấy giờ trợ niệm cho Lý cư sĩ (chuyện trên), chỉ có sai đi 3 tiếng đồng hồ, do vì về nhà trước đi ngủ mà không thấy được việc Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn, đều hối hận mãi không thôi. Sau đó mọi người liền ở lại Bố giáo sở bàn bạc: lần sau nếu như lại có người bệnh nặng sắp qua đời, chúng ta nhất định phải đi trợ niệm, muời mấy người đều một lòng một dạ, không thấy quang minh, thề không chịu thôi. Sau khi phát nguyện như thế xong, liền đi tìm kiếm khắp nơi trong làng, chưa được mấy ngày, quả thật tìm được một vị là bà mẹ già tám mươi lăm tuổi của ông Lâm Kim Châu.

Những người vì tâm hiếu kỳ mong muốn thấy được quang minh của Phật này, liền thuyết pháp với con trai và con dâu của bà ta: “Chúng tôi đều là không có điều kiện gì hết, niệm Phật cho mẹ các vị, trợ giúp cho bà vãng sanh Tây phương, không còn lại luân hồi trong lục đạo”. Đồng thời tuyên thuyết niệm Phật tốt thế nào, thế nào… tốn hết một phen mồm mép, người con trai và người con dâu kia mới bằng lòng cho chúng tôi trợ niệm cho bà ta.

Bài liên quan

Giải tỏa cô đơn lúc lâm chung

Phải phân làm hai ban thay phiên nhau trợ niệm, khi ăn cơm cũng thay phiên nhau về nhà ăn, ăn cơm xong lại đến đổi ban niệm. Mọi người vì sợ không thấy được quang minh của Phật, cho nên trước sau không dứt tiếng niệm Phật, niệm mãi một ngày một đêm nhưng người bệnh vẫn cứ thở đều, còn chưa dứt thở. Bà ta có một người con gái lớn ở xa về, thấy người ta niệm Phật cho mẹ mình, không được vui lắm, lại còn nói với cha cô ta rằng: “Niệm Phật làm cái gì?

Ngược lại làm nhiễu loạn tâm của má con thôi, kêu họ về đi!”, may mà anh trai và chị dâu của cô ta còn hiểu biết, vội nói: “Không được, không được! Mẹ từ lúc nhờ họ niệm Phật đến giờ, trong lòng đã thanh thản nhiều, không còn khổ não như trước đây nữa!”. Người con gái kia sau đó cũng không còn nói bậy nữa, biết được thành ý của mọi người, trái lại trong lòng bắt đầu biết mang ơn.

Bài liên quan

Khi lâm chung tưởng nhớ Phật, nhưng không thấy Phật, có được vãng sinh?

Lúc đó đã là cuối năm, nhà nhà đều phải làm bánh Tết, trong các vị trợ niệm có nhà dặn dò con cái hoặc con dâu bỏ không làm bánh Tết nữa mà đến trợ niệm, liên tục niệm bảy ngày bảy đêm, người sắp mạng chung kia mới vãng sanh. Lúc đó mọi người trong miệng thì niệm Phật, còn mắt thì lại đều chú ý xem quang minh của Phật đến. Nhưng kết quả không thấy được gì hết, mọi người lại vô cùng thất vọng.

Mặc dù như thế, nhưng cái tâm trợ niệm của mọi người là chân thật ngay thẳng, giúp người thì phải giúp cho đến nơi đến chốn, liền lại niệm thêm 8 tiếng đồng hồ nữa (đúng nghi thức trợ niệm) thăm dò trên đỉnh đầu vẫn còn một chút hơi ấm, sắc diện như sống, thân thể vẫn mềm như bông. Đây cũng chính là tướng lành được vãng sanh Tây phương. Điều không thể nghĩ bàn nhứt là: niệm xong 8 tiếng đồng hồ rồi, con cháu của bà ta mở những chăn mền đắp cho bà ta ra thì thấy hai tay của bà đang chắp ngay ngắn.

Bài liên quan

Có nên trợ niệm cho người sắp lâm chung bằng câu Phật hiệu bốn chữ hay sau chữ?

Sư tỷ Thẩm (Trương Thẩm, bài trước) nói với tôi: “Con dâu của bà ta thấy chúng tôi niệm Phật cho mẹ chồng của cô ta được thành khẩn như thế, mỗi đêm đều ba lần nấu món điểm tâm mời chúng tôi ăn, mới đầu mọi người không dám ăn, do vì thầy Lý dạy chúng tôi lúc trợ niệm cho người, không được ăn đồ ăn của người ta, ba bữa phải về nhà ăn, cũng không được ăn đồ điểm tâm, do vì người ta đang gặp lúc không may, không nên làm phiền người ta thêm. Nhưng con dâu bà ta với ý tốt nói: “Thời tiết mùa đông lạnh như thế này, các vị có lòng tốt như thế đến cứu cho mẹ chồng tôi, cả nhà chúng tôi rất là đội ơn đội đức, có chút xíu để bày tỏ tấm lòng, các vị đừng nên khách sáo!”.

Cho nên mỗi đêm đều tiếp nhận ba lần điểm tâm của họ. Tôi liền cười nói với họ rằng: “Tâm của các vị bất tịnh, chứa đầy những tham muốn, muốn thấy quang minh của Phật, lại nào có thấy được đâu? Sư tỷ Tú cùng với anh thanh niên kia, lúc đó niệm Phật là một lòng một dạ, trong tâm thanh tịnh, niệm đến cùng Phật cảm ứng đạo giao, cho nên mới thấy được Phật A Di Đà phóng đại quang minh đến tiếp dẫn. Hôm nay các vị vì tham muốn xem quang minh mà vì người niệm Phật, nhưng cũng giúp được một chúng sanh ở Ta bà vãng sanh về quốc độ an lạc ở Tây phương tu hành, ngày kia thừa nguyện tái lai, có thể độ được vô lượng vô biên chúng sanh khổ não. Công đức này cũng đều là do các vị phát tâm muốn thấy quang minh của Phật mà được ban cho như thế”.

(Trích cuốn sách "Những Chuyện Niệm Phật Mắt Thấy Tai Nghe" - Tác giả: Nữ cư sĩ Lâm Khán Trị - Việt dịch: Thích Hoằng Chí)

> Từ A tới Z về NIỆM PHẬT

Lâm Khán Trị

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tro-niem-cho-nguoi-vang-sinh-tay-phuong-nhan-duoc-cong-duc-vo-luong-d38432.html)

Tin cùng nội dung

  • Lâm chung được vãng sinh về cực lạc có những biểu hiện sau: Tâm không loạn động; biết trước giờ ch*t; tự mình niệm Phật; mùi thơm lạ tỏa khắp nhà; có hào quang; tự nói kệ để khuyên dạy đệ tử; nhạc trời trổi giữa hư không, hay có nhiều điềm lành hiện ra như trời bừng sáng vì ánh hòa quang Phật và Bồ tát chiếu đến, chim bay về ca hót v.v...
  • Trong bộ kinh Mahasamkarasutra có giảng về phước báu phát sinh do việc xây núi cát; do tắm rội cho cha mẹ, thầy tổ; do tắm Phật; do phóng sinh trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây. Đức Bổn sư Thích Ca đã thuyết giảng cho đức Vua Pasenadikosala (Ba Tư Nặc) nghe về nhân quả này.
  • Kinh Lăng Nghiêm có nói: “tự vị đắc độ, tiên độ nhân giả, Bồ Tát phát tâm; tự giác dĩ viên, năng giác tha giả, Như Lai ứng thế.” – tức: chưa độ được mình mà đã độ người khác trước, đấy chính là sự phát tâm của hàng Bồ Tát; tự giác đã viên mãn, lại còn có thể giác ngộ người khác thì là bậc Như Lai xuất hiện trong cõi đời.
  • Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú
  • Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
  • Bồ tát Phổ Hiền là vị Bồ tát được nói đến trong phẩm Nhập Bất Tư Nghì giải thoát cảnh giới, Kinh Hoa Nghiêm. Bồ tát cũng có mặt trong phẩm Phổ Hiền Bồ tát khuyến phát kinh Pháp Hoa.
  • Nhiều người biết: hễ ai thành tâm tạo tượng Phật, thì có được nhiều công đức, nhưng ít người biết số lượng công đức đó như thế nào, chính trong Kinh Tạo tượng Phật này, Đức Phật dạy rõ điều đó.
  • Bộ Kinh Công đức tắm Phật do Sa-môn Thích Nghĩa Tịnh đời Đường hán dịch và được Tại gia Bồ-Tát giới Ưu-bà-tắc Nguyên Thuận dịch ra tiếng Việt.
  • Công đức của Quốc sư Vạn Hạnh đối với Đạo pháp và Dân tộc thật vô cùng to lớn, có công đức nuôi dưỡng, dạy dỗ Lý Công Uẩn trở thành tướng sĩ tài ba, văn võ song toàn, hữu dụng cho đất nước Đại Việt.
  • Ông Nguyễn Hữu Tài, chủ tịch Hội CTĐ huyện Trà Ôn trân trọng: “Đây là một vị chân tu có rất nhiều hoạt động xã hội từ thiện giúp đỡ nhiều hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn tại huyện. Chúng tôi luôn trân trọng và tôn vinh những gì mà Đ.Đ Tánh Bình đã, đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới”
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY