Tâm linh hôm nay

Các cảnh giới tái sinh giúp người trợ niệm vãng sinh tìm hiểu

Lâm chung được vãng sinh về cực lạc có những biểu hiện sau: Tâm không loạn động; biết trước giờ ch*t; tự mình niệm Phật; mùi thơm lạ tỏa khắp nhà; có hào quang; tự nói kệ để khuyên dạy đệ tử; nhạc trời trổi giữa hư không, hay có nhiều điềm lành hiện ra như trời bừng sáng vì ánh hòa quang Phật và Bồ tát chiếu đến, chim bay về ca hót v.v...

Các bạn đồng tu thân mến !


Mấy mùa hạ qua chúng ta đã nghiên cứu học tập về các pháp Vô thường, Nhân quả, Nghiệp báo và các kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ, kinh Niệm Phật Ba La Mật, kinh Chú Vô Lượng thọ Chân Ngôn và tới đây chúng ta học tiếp kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Trong các bài học trước tôi đã giới thiệu về lời đức Phật đã dạy chúng ta các giáo lý căn bản là con người ai cũng phải gặp cảnh lâm chung vì đó là vô thường nhưng tất cả sẽ lại tái sinh vào các cảnh giới khác nhau khổ và sướng là do nghiệp khi sống ta đã tạo ra và bị nghiệp dẫn đi. Đức Phật đã giới thiệu những điều như:

Những biểu hiện về cảnh giới tái sinh

Sau khi mạng chung, tùy theo nghiệp nhân đã gây tạo của mỗi người mà có biểu hiện lâm chung và tái sinh vào những cảnh giới khác nhau. các cảnh giới ấy là gì? biểu hiện khi lâm chung ra sao? đó là những vấn đề quan yếu cần lưu tâm trong hành trang tu tập của mỗi người con phật.


Nghiệp – nhân tố quyết định


Động lực dẫn dắt con người tái sinh trong ba cõi, sáu đường, theo đạo Phật, đó là nghiệp. Nghiệp là những hành động có tác ý. Bốn loại nghiệp sau đây chi phối sự tái sinh của con người:


- Cực trọng nghiệp là những nghiệp cực nặng như ngũ nghịch, thập ác…

- Tập quán nghiệp là những nghiệp thường tạo tác, trở thành thói quen.

- Tích lũy nghiệp là những nghiệp do tích lũy nhiều đời.

- Cận tử nghiệp là nghiệp biểu hiện ra lúc lâm chung.

Nếu không có cực trọng nghiệp hay tập quán nghiệp nào làm điều kiện cho sự tái sinh thì cận tử nghiệp hoặc tích lũy nghiệp sẽ dẫn dắt người ta đi thọ sinh.


Có hai hướng vận hành đối với thần thức sau khi ch*t. Nếu người nào hiện đời nỗ lực tu hành, đạt đến cảnh giới nghiệp sạch, tình không tất được giải thoát; hoặc như thành tựu thiền định sẽ sinh về các cõi thiền (Sắc và Vô sắc); hay người nào hiện đời phát tâm tín nguyện niệm Phật thì khi lâm chung sẽ được vãng sinh về cảnh giới Tây phương Cực Lạc.


Còn lại đa phần chúng ta đều phải tái sinh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Sáu cảnh giới đó là: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A tu la, Người và Trời. Tùy theo nghiệp lành hay dữ mà thần thức tái sinh vào một trong sáu cảnh giới ấy mà họ không thể cưỡng lại được.


Người nhân gian thường có câu: "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại".


Nghĩa là sống một ngày ở tù bằng sống ở ngoài đời ngàn đời. Sống ngoài đời thời mạt pháp này đã khổ mà sống ở tù một ngày ví như sống trăm ngàn năm ở đời đây. Vậy khi sống trong nhà tù vô gián bị hành hạ khổ cực như vậy hỏi có cái khổ nào hơn?


Ba tội giết Cha mẹ, giết A la Hán, làm thân Phật ra máu, có thể chúng ta khó phạm. Nhưng còn hai tội phá hòa hợp tăng và phỉ báng Đại thừa (Chánh pháp). Phật tử chúng ta vì không hiểu, vô tình đã phạm quá nhiều, như chúng ta tu Tịnh độ chê bai Thiền, người tu Thiền chê bai Tịnh độ, cả hai đều phạm tội phỉ báng chánh Pháp, sa địa ngục Vô Gián.


Chúng ta ai cũng biết pháp môn Tịnh độ là pháp môn thù thắng nhất, diệu nghiệm nhất trong thời mạt pháp giúp chúng ta thoát ly sinh tử luân hồi, rốt ráo tu hành thành Phật. Chúng ta biết vậy nhưng cũng biết các pháp môn tu tiểu thừa khác để chọn lựa phương pháp tu hành của mình nhưng không vì thế phỉ báng pháp môn khác. Đây là điều chúng ta phải cần biết.

Còn tội phá hòa hợp tăng thì sao?


Vì muốn được lòng quí thầy, nên Phật tử đến thầy A nói theo thầy A, đến thầy B, nói theo thầy B, lại nó những lời không đúng sự thật (vì hoặc tự mình hiểu lầm, hoặc nghe kể xấu ác cố ý xuyên tạc).


Vì thiếu thiện cảm, hoặc oán hận, vì bị thầy C la rầy, quở trách, khởi tâm thù hận, nên lỗi nhỏ của thầy C liền phóng đại, tô màu, việc bé xé ra to, rêu rao, bêu xấu thầy C với phật tử và quý thầy khác, lại còn phịa chuyện để quý thầy khác không hài lòng về thầy C.


Phần lớn quý thầy trể bất hòa với nhau, nguyên nhân chánh đều do những lời thiếu cảnh giác của phật tử.


Hay coi người tu xuất gia hơn người tại gia, coi các thầy tu mặc áo cà sa, áo nâu mới là bậc đáng trọng mà coi thường Pháp sư cư sỹ tại gia tất cả tội đó cũng mắc vào tội ngũ nghịch.


Hai tội nói trên là nhân sa địa ngục Vô Gián. Hãy cận trọng!

3) Giết cha.
4) Giết mẹ.


Cha mẹ có ân đức rất lớn đối với chúng ta. Giết hại cha mẹ thuộc về tính tội, tự nhiên đọa trong địa ngục Vô Gián (Avīci Nairaka). kinh Địa Tạng đã giảng về địa ngục Vô Gián rất tường tận.


5) Phá hòa hợp tăng: Tăng đoàn là nơi bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp cho nhà Phật. Nếu phá hoại tăng đoàn thì cũng là tội lỗi đọa địa ngục Vô gián. Chư Phật xuất thế cũng chẳng cứu được. Thời gian trong địa ngục Vô Gián cũng là vô lượng kiếp.


Thập ác (Daśākuśala) là thân: Giết, trộm, dâm; miệng: Nói dối, nói đôi chiều, ác khẩu, nói thêu dệt; ý: Tham, sân, si.


Người tạo thập ác tùy theo dụng tâm như thế nào mà chia thành ba phẩm Thượng, Trung, Hạ, cũng đều đủ tư cách phải vào địa ngục! Nếu nay những người tội ác như vậy đều có thể mười niệm thành tựu thì Hạ Hạ Phẩm đới nghiệp vãng sinh cũng chứng ba thứ bất thoái, điều này thật sự chẳng thể nghĩ bàn!


Biểu hiện của người sắp đọa vào địa ngục như sau: Nhìn ngó thân quyến với ánh mắt giận dữ; nằm úp mặt hoặc che giấu mặt, thân hình và miệng mồm hôi hám; cơ thể co quắp, tay chân bên trái ấn xuống đất.


2. Sinh vào Ngạ quỷ


Ngạ quỷ là cảnh giới mà chúng sinh thường xuyên bị đói khát và sợ hãi. Loài này còn được gọi là quỷ đói. Như đã nói ở trên: Ngạ quỷ tức là loài quỷ đói, đầu to, bụng to nhưng cổ như cái kim, nên ăn gì cũng không xuống được dạ dầu nên lại nôn ra. Suốt ngày chỉ nghĩ đến và nước nên làm gì có chút thời gian thân tâm an tịnh mà nghĩ về tu hành Phật pháp thoát khổ?


Những ai hiện đời tạo các nghiệp ác cùng với tính tham lam, keo kiệt… sau khi ch*t sẽ đọa vào cảnh khổ này.


Người lâm chung đọa vào ngạ quỷ có biểu hiện sau: Thân nóng như lửa; thường lo đói khát, hay nói đến việc ăn uống; không đại tiện nhưng tiểu tiện nhiều; đầu gối bên phải lạnh trước; tay bên phải nắm lại (biểu hiện lòng bỏn xẻn).


3. Sinh vào súc sinh


Súc sinh hay bàng sinh là các loại sinh vật có hình thù đa dạng, tâm thức tăm tối. Người nào hiện đời tạo các ác nghiệp cộng với tính si mê, ngu độn… sau khi ch*t đọa vào Súc sinh. Những biểu hiện tái sinh vào cảnh giới này như sau: Yêu mến vợ con, đắm đuối không bỏ; ngón tay và ngón chân đều co quắp; toàn thân toát mồ hôi; tiếng nói khò khè; miệng thường ngậm đồ ăn.


4. Sinh vào A tu la


A tu la còn gọi là Phi thiên, đây là hạng chúng sinh có hình tướng hung dữ, tâm luôn sân hận. Người nào hiện đời tuy có tu tập ngũ giới nhưng tâm còn nhiều sân hận và lòng dục nhiễm, sau khi ch*t sẽ đọa vào cảnh giới này. Có thể nói A tu la là một dạng khác của ngạ quỷ.


Biểu hiện lâm chung của người nào sắp tái sinh về cảnh giới A tu La gần giống như chúng sinh sắp tái sinh về ngạ quỷ như là: Thân nóng như lửa; thường lo đói khát, hay nói đến việc ăn uống; không đại tiện nhưng tiểu tiện nhiều; đầu gối bên phải lạnh trước; tay bên phải nắm lại (biểu hiện lòng bỏn xẻn).


5. Sinh vào cõi Người


Cõi người là cảnh giới chúng ta đang sống, thọ hưởng hạnh phúc lẫn khổ đau. Loài người có đầy đủ những thuận duyên để tu học giáo pháp của đức Phật. Những ai hiện đời có niềm tin đối với Tam Bảo và thọ trì năm giới như sau:


- Không sát sinh;

- Không trộm cắp;

- Không tà dâm;

- Không uống rượu;

- Không nói dối.


Người này sau khi ch*t sẽ được tái sinh vào cõi người. Nếu được tái sinh làm người, lúc lâm chung có những biểu hiện sau: Khởi niệm lành, sinh lòng hòa dịu, ưa việc phước đức; sinh lòng chánh tín, thỉnh Tam Bảo đến đối diện quy y; thấy bà con trông nom sinh lòng vui mừng; tâm chánh trực không ưa dua nịnh; dặn dò giao phó các công việc cho thân quyến rồi từ biệt ra đi.


Trong bức tranh địa ngục biến tướng đồ đã có mô tả lại các hình ảnh phạm nhân bị cảnh hành hình nơi địa ngục mà ai đã nhìn thấy đều thấy rùng mình kinh sợ. Nhiều nơi người ta in ra để cho những người sơ cơ học mà biết sợ để tránh tạo nghiệp ác như người giết thú vật, làm nghề ác bán hàng thịt, nhốt chim cầm thú, ăn nói không lễ độ, sân hận, làm nghề tà dâm hay mắc tội B*n d*m v.v...


Các bạn nên biết! Những bức tranh ấy rất tốt có tính giáo dục nhưng cần để đúng nơi đúng chỗ thì phát huy tác dụng, ngược lại lại nếu để nơi không đúng thì lại gây ra phản cảm và mất đi tính thanh tịnh, trang nghiêm. Trong chùa mọi người nên tránh không treo trưng ở gần ban thờ Tam Bảo hay chỗ có tượng Phật và Bồ tát. Với những người đã học kinh điển giáo lý nhà Phật, học về thuyết nhân quả thì không nên treo phô trương các hình ảnh này làm cho người ta có cảm nghĩ ra sự tương phản, gây phiền não khi họ cho đây là địa ngục, là sự Kh*ng b* tinh thần, gây ra sự phản cảm không cần thiết.


Nếu cần chỉ in ra vài tấm ảnh vừa phải để ở phòng nào đó cho người ta xem là được, nhưng tuyệt nhiên không để ở nơi trang nghiêm có tượng Phật, ban thờ Ta Bảo. Cho nên nói làm công đức cũng phải có trí tuệ là vì vậy.


6. Sinh vào cõi trời


Cõi trời tức sáu tầng trời của dục giới, chúng sinh ở cảnh giới này thân tướng trang nghiêm, hưởng phước lạc tự nhiên, sự ăn mặc thọ dụng đều tùy niệm hóa hiện. Người nào hiện đời tu thập thiện sau khi lâm chung được tái sinh về cõi trời.


Thập thiện là mười điều thiện như sau:

- Ba điều về Thân là: 1. Không sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không dâm dật;

- Bốn điều về khẩu tức là miệng: 4. Không nói dối; 5. Không nói lời thêu dệt; 6. Không nói lưỡi hai chiều; 7. Không nói lời độc ác.

- Ba điều về ý: 8, Không tham lam; 9, Không giận hờn, 10 không si mê, tà kiến.


Những người thực hành giữ mười điều thiện này thì khi lâm chung được sinh về cõi Trời sẽ có những biểu hiện sau: Phát khởi tâm lành; chánh niệm rõ ràng; đối với vợ con, tài sản lòng không lưu luyến; không có những sự hôi hám; ngửa mặt lên và nghĩ tưởng Thiên cung.


Trên đây là những biểu hiện lâm chung của sáu cảnh giới trong lục đạo. Tuy vậy, không phải mỗi trường hợp đều biểu hiện đầy đủ, mà đôi khi chỉ biểu lộ những điểm thiết yếu. Mặt khác, có người khi ch*t không biểu hiện tướng lành dữ. Muốn dự đoán cảnh giới tái sinh của họ, phải dựa theo hơi nóng lưu lại trên thân mới có thể quyết đoán được.

Vãng sinh về Tịnh độ


Người nào hiện đời tu hành phát tâm tin sâu, nguyện thiết, chuyên trì Thánh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, phát tâm Bồ đề, làm nhiều việc công đức, sám hối làm lành, khi mạng chung thần thức sẽ được Phật và Thánh chúng hiện thân tiếp dẫn về Tịnh độ.

Lâm chung được vãng sinh về cực lạc có những biểu hiện sau:


Tâm không loạn động; biết trước giờ ch*t; tự mình niệm Phật; mùi thơm lạ tỏa khắp nhà; có hào quang; tự nói kệ để khuyên dạy đệ tử; nhạc trời trổi giữa hư không, hay có nhiều điềm lành hiện ra như trời bừng sáng vì ánh hòa quang Phật và Bồ tát chiếu đến, chim bay về ca hót v.v...Nếu có đầy đủ các điểm tốt kể trên thì chắc chắn được phẩm vị cao. Nếu chỉ được một vài điểm tốt thôi, cũng được vãng sinh về Tịnh độ nhưng ở hàm phẩm thấp hơn.


Sáu cảnh giới mà chúng sinh sau khi mạng chung sẽ tái sinh vào, trong đó bốn cảnh trước hoàn toàn khổ đau, hai cảnh giới Trời và Người tuy có hạnh phúc hơn nhưng vẫn bị khổ đau chi phối. Do vậy, cần nỗ lực tu tập để thoát ly sinh tử hoặc phát tâm thọ trì danh hiệu Phật để lúc lâm chung được Phật A Di Đà cùng đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và hàng Thánh chúng đến tiếp dẫn, vãng sinh về nước Phật.


Khoa học hiện đại dù đi sau những giáo lý của Phật nhưng cuối cũng cũng chứng minh ra ch*t không phải là hết mà chỉ là sự chuyển từ trạng thái thân này đến một thân mới khác.

Cư sĩ Quảng Tịnh

Quảng Tịnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/cac-canh-gioi-tai-sinh-giup-nguoi-tro-niem-vang-sinh-tim-hieu-d21871.html)

Tin cùng nội dung

  • Sinh giúp là sự hỗ trợ giúp sức cho sản phụ sinh trong giai đoạn sổ thai, bởi nhiều nguyên nhân mà trong giai đoạn này sản phụ rặn sinh không chuyển hoặc vì sức khỏe của người mẹ có bệnh lý đi kèm.
  • Những điều bạn biết về người đàn ông mình yêu thương sẽ giúp bạn thấu hiểu chàng tốt hơn và giúp cả hai bạn xây dựng lòng tin trong mối quan hệ của chính mình.
  • Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong cơ thể. Tình trạng cường giáp có thể làm tăng tốc đáng kể quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nên hiện tượng giảm cân đột ngột, làm tim đập nhanh hoặc không đều, gây đổ mồ hôi và các triệu chứng căng thẳng hoặc khó chịu khác.
  • Suy giáp (còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hay nhược năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại hormone (nội tiết tố) quan trọng cho cơ thể.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34