Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trong 5 năm, cả nước đã công chứng được hơn 27 triệu việc

(MangYTe) - Trong 5 năm thi hành Luật Công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được hơn 27 triệu việc; chứng thực chữ ký giấy tờ, tài liệu, chứng thực bản sao từ bản chính được gần 52 triệu việc; tổng số phí công chứng thu được khoảng gần 8,5 nghìn tỉ đồng; phí chứng thực thu được gần 346 tỉ đồng; tổng số thù lao công chứng thu được gần 1,4 nghìn tỉ đồng; tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước khoảng gần 1,7 nghìn tỉ đồng.

Theo bộ tư pháp cho biết, luật công chứng năm 2014 được ban hành đã góp phần hoàn thiện thể chế pháp luật về công chứng. sau hơn 5 năm thi hành luật, hoạt động công chứng đạt được nhiều kết quả nổi bật. theo đó, hoạt động công chứng đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội; hoạt động công chứng tiếp tục phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, xã hội hoá. 

Bên cạnh đó, việc thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và 59 Hội công chứng viên địa phương góp phần hoàn thiện hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên từ Trung ương đến địa phương đã bước đầu nâng cao vai trò tự quản nghề nghiệp, chia sẻ, hỗ trợ công việc với cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, nghĩa vụ thành viên của Liên minh công chứng quốc tế được hoàn thành tốt.

Vị trí, vai trò của công chứng ngày càng được khẳng định trong đời sống xã hội. Số lượng và tính chất giao dịch công chứng ngày càng tăng và đa dạng. Trong 5 năm thi hành Luật Công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được hơn 27 triệu việc; chứng thực chữ ký giấy tờ, tài liệu, chứng thực bản sao từ bản chính được gần 52 triệu việc; tổng số phí công chứng thu được khoảng gần 8,5 nghìn tỉ đồng; phí chứng thực thu được gần 346 tỉ đồng; tổng số thù lao công chứng thu được gần 1,4 nghìn tỉ đồng; tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước khoảng gần 1,7 nghìn tỉ đồng.

Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đều được các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Mức phí mua bảo hiểm khoảng từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng/1 năm, tương đương mức bồi thường khoảng từ 500 triệu đồng đến 3 tỉ đồng/1 năm.

Qua báo cáo của các địa phương cho thấy, tính đến thời điểm ngày 31/12/2019, đa số các văn bản công chứng đều bảo đảm an toàn pháp lý. Số lượng vụ việc phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng khá thấp. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng khoảng hơn 12 tỉ đồng. Nhiều địa phương không có trường hợp nào phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về công chứng theo quy định của luật công chứng cũng đã được nhiều địa phương quan tâm. tính đến ngày 30/6/2021, cả nước có khoảng 47/63 địa phương hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về công chứng, chiếm tỉ lệ khoảng 75%.

 Ảnh minh hoạ.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng được thực hiện thường xuyên. Hàng năm, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đều tổ chức các đợt thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Việc phát hiện và xử lý kịp thời một số vụ việc vi phạm đã góp phần ngăn chặn kịp thời hậu quả, lợi dụng hoạt động công chứng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cũng đã thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc công chứng tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, qua đó đưa hoạt động công chứng của cơ quan này vào nề nếp.

Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được, hoạt động công chứng thời gian qua còn có những tồn tại, hạn chế như: Số lượng công chứng viên tăng nhanh nhưng chất lượng đội ngũ công chứng viên và người được giao làm nhiệm vụ công chứng chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Chất lượng hoạt động hành nghề công chứng còn có những sai sót, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; một bộ phận công chứng viên chưa tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, còn có hiện tượng công chứng viên cố ý làm trái, không đúng trình tự, thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi nhuận gây ảnh hưởng đến uy tín của nghề công chứng trong xã hội.

Cùng với đó việc phân định công chứng - chứng thực chưa phản ánh đúng bản chất của hoạt động; phạm vi các giao dịch công chứng bắt buộc còn quá hẹp, tiềm ẩn rủi ro lớn cho người dân khi giao kết các giao dịch không được công chứng; công tác quản lý nhà nước về công chứng còn chưa thực sự sâu sát, triệt để; có lúc, có nơi còn lúng túng, lỏng lẻo chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn…

Một trong những kiến nghị, giải pháp trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công chứng đó là tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm; đồng thời, hướng dẫn, định hướng các công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nghiêm các quy định của luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đồng thời, rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật về công chứng và liên quan đến công chứng; tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chứng viên; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng kết hợp với việc chuyển một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện…

P.V

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/doi-song-xa-hoi/trong-5-nam-ca-nuoc-da-cong-chung-duoc-hon-27-trieu-viec-117514.html)

Tin cùng nội dung

  • MangYTe – Tuyên truyền không sẽ chỉ như “nước đổ lá khoai”, vì thế muốn Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có tính khả thi thì cần phải có sự vào cuộc của các bộ, ngành và gắn xử phạt với tuyên truyền. “Xử phạt chính là hình thức tuyên truyền”, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (UBATGT Quốc gia) nhấn mạnh.
  • Theo VCCI, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ là hai bộ có số lượng hồ sơ nộp trực tuyến cao. Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp không có hồ sơ nào, Bộ Ngoại giao có 1 hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 9 hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải có 14 hồ sơ.
  • MangYTe - Tính sẵn có, dễ tiếp cận của các sản phẩm rượu bia, thói quen tiêu dùng, tỷ lệ người dùng rượu bia vẫn rất cao, nguồn lực cho công tác thanh, kiểm tra còn thiếu... là những thách thức để Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đi vào cuộc sống nhằm kiểm soát tình trạng lạm dụng rượu, bia hiện nay.
  • MangYTe - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã hoàn thành việc tổ chức Thẩm định và triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy vào chiều 13-12 và sẽchính thức triển khai bệnh án điện tử bắt đầu từ 1-1-2020.
  • PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế cho rằng, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, cải cách quy trình khám chữa bệnh, công khai, minh bạch sẽ giảm phiền hà cho người bệnh tại bệnh viện. Dự kiến, thời điểm Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh chính thức triển khai bệnh án điện tử bắt đầu từ 01/01/2020.
  • Trong thời đại công nghệ số 4.0, sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin đang thúc đẩy quá trình cách mạng điện tử hóa ở tất cả các lĩnh vực trong xã hội và ngành Y tế cũng không là ngoại lệ. Điệp từ “thông minh” xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc ở khắp mọi nơi như: Bệnh viện thông minh, Y tế thông minh và một trong số 8 tiêu chí để hướng tới bệnh viện thông minh đang trở nên vô cùng nóng bỏng trong thời gian gần đây chính là bệnh án điện tử.
  • Nhiều kỹ thuật Điện quang can thiệp đã được các chuyên gia của Trung tâm Điện quang- BV Bạch Mai triển khai đầu tiên tại Việt Nam như can thiệp dị dạng mạch não, lấy huyết khối do tắc mạch lớn cấp, nút mạch tiền liệt tuyến, can thiệp đốt tuyến giáp, can thiệp bệnh lý tuyến vú…
  • (MangYTe) UBND Thành phố vừa yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2019 với chủ đề “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” đến hết năm 2019.
  • (MangYTe) Trong nửa đầu năm 2019, huyện Thanh Trì đã tích cực chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên người và tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, huyện đã xây dựng và triển khai các kế hoạch thực hiện Đề án “Chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2021”.
  • 43 văn bản hết hiệu lực toàn bộ, 6 văn bản không còn hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực hộ tịch, chứng thực… vừa được công bố.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY