Dáng đẹp hôm nay

Trong mùa dịch Covid-19: Đừng hốt hoảng khi bị sốt

GDTĐ - Trong những ngày này, chúng ta đã quen với cảnh bị đo thân nhiệt lúc đi lại hoặc khi ra vào công sở, cơ quan đơn vị nào đó. Nhiều người thậm chí lo lắng, hốt hoảng khi bị sốt vì nghĩ rằng sốt là “có vấn đề”, là liên quan đến SARS- CoV-2.

Điều đó không sai! Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, người ta có quyền nghi ngờ tất cả. Tuy nhiên cũng cần… bình tĩnh, vì sốt không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng.

Nhiệt độ bao nhiêu gọi là sốt?

Sốt là phản ứng tích cực của cơ thể chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Đồng thời cũng là dấu hiệu báo cho biết cơ thể của người sốt đang có vấn đề nào đó về sức khỏe, cần được sự quan tâm, xem xét và giải quyết.

Về bản chất, sốt là sự gia tăng thân nhiệt tạm thời của cơ thể do hệ thống tự bảo vệ của các tế bào trong cơ thể phản ứng lại với tác nhân gây bệnh. Nhiệt độ trung bình của một người bình thường là 37oC.

Tuy nhiên, do đặc điểm sinh học của con người, nhiệt độ trung bình đó không phải là một con số hằng định mà có sự dao động. Thân nhiệt của một người, nếu được theo dõi thường xuyên thì sẽ thấy, nhiệt độ cơ thể đo vào buổi sáng cao hơn buổi chiều và tối.

Về chuyên môn, một người được xác định là sốt khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38oC. Sốt thường hay gặp trong bối cảnh người bệnh nhiễm vi khuẩn như viêm họng, viêm phổi, viêm amidan, nhiễm trùng da… hoặc nhiễm virus như cảm cúm/ cảm lạnh, sốt xuất huyết, sốt phát ban… đặc biệt, là sốt do nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra.

Ngoài ra, sốt cũng thường gặp trong cuộc sống đời thường ở những trường hợp sau đây mà không có liên quan đến nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Đó là những người tiếp xúc lâu với ánh nắng Mặt trời, dị ứng Thu*c hoặc thức ăn, ngộ độc thức ăn, trẻ nhỏ mọc răng hoặc sau tiêm ngừa vắcxin…

Những cách nhận biết

Cách nhận biết sốt tốt nhất và chính xác nhất là đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế. Tuy nhiên, trong những tình huống nào đó không có nhiệt kế trong tay, người ta vẫn có thể nhận biết một người đang sốt qua các biểu hiện sau đây: Cảm giác lạnh run, sờ da thấy nóng, vã mồ hôi, môi khô lưỡi bẩn, mệt mỏi, nhức đầu…

Sốt ở người mắc bệnh Covid-19

Điều quan trọng là xem xét tiền sử tiếp xúc với người mắc bệnh, đi vào vùng dịch tễ - nghĩa là đi đến nơi có những người mắc bệnh Covid-19.

Ngoài biểu hiện sốt, người nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 còn có các biểu hiện như: Ho, đau họng, rát họng, mệt mỏi, đau nhức, cảm giác thở khó. Đây được cho là dấu hiệu quan trọng nhất cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.

Ngoài dấu hiệu trên, một số trường hợp còn gặp các biểu hiện khác như nghẹt mũi, chảy mũi nước, nhức đầu, nôn và tiêu chảy.

Trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, nghi ngờ tất cả các trường hợp sốt là do nhiễm SARS-CoV-2 nếu như không có các bằng chứng lý giải một cách thuyết phục sốt là do một bệnh lý khác.

Tất nhiên, có một điều kiện đi kèm còn quan trọng hơn là người đó không có tiếp xúc người mắc bệnh Covid-19 hoặc đi vào vùng dịch tễ trong vòng 14 ngày trước đó.

Cách xử lý trường hợp sốt thông thường

Các trường hợp sốt nhẹ, chính xác là đo nhiệt độ < 38,5oC, có thể không dùng Thu*c hạ sốt mà dùng biện pháp lau mát tích cực, mặc áo quần mỏng thông thoáng, nghỉ ngơi ở môi trường mát mẻ, sử dụng quạt máy, quạt giấy.

Trường hợp ≥ 38,5oC, sử dụng Thu*c hạ sốt. Loại Thu*c hạ sốt giảm đau phổ biến thường được khuyên dùng do ít mang lại sự rủi ro do các tác dụng phụ là Paracetamol.

Liều lượng và thời gian uống Paracetamol (tên khác: Acetaminophen) viên 500mg: Ở người lớn 1 - 2 viên/lần, nếu cần dùng lại sau 4 - 6 giờ (nhưng không vượt quá 4 gam/ngày). Trẻ 7 - 15 tuổi dùng 1 viên/lần, nhưng không quá 2 gam/ngày. Riêng với trẻ nhỏ hơn nên dùng Thu*c bột dạng cốm hay sirop liều lượng và thời gian dùng luôn có ghi trên bao bì của gói Thu*c. Nên cần “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.

Tác dụng phụ của Paracetamol bao gồm, buồn nôn và nôn, phản ứng dị ứng và phát ban da giống như nổi mề đay. Hậu quả của tác dụng phụ là thương tổn niêm mạc, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, độc tính thận nếu sử dụng dài ngày.

Chống chỉ định dùng Thu*c Paracetamol: Trong trường hợp đã từng bị dị ứng với Thu*c này, người mắc các bệnh thiếu máu nặng, bệnh thận, gan, tim. Trong trường hợp cần phải sử dụng cần cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại do Thu*c mang lại. Và liều dùng thấp hơn các trường hợp bình thường khác.

Lưu ý: Việc sử dụng Thu*c tốt nhất, theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Người bị sốt cần uống nhiều nước hoặc uống thêm nước sinh tố hoa quả để bù lại lượng nước của cơ thể bay hơi do sốt.

Cần khám bác sĩ khi nào?

Khi không thể hạ sốt bằng các cách thông thường như đã nói ở trên hoặc sốt quá cao >40oC. Sốt liên tục diễn ra >48 giờ mà không có khoảng nghỉ sau khi lau mát hoặc dùng Thu*c Paracetamol.

Người bị sốt khi tiền sử có các bệnh nền về tim mạch, đái tháo đường, hen phế quản. Xuất hiện các vết tím bầm hoặc nổi ban dát. Các biểu hiện nhiễm trùng có thể tự nhận biết như đau họng, ho khạc, nổi hạch, bọng mủ… Có các biểu hiện khác mà người bệnh lo lắng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/trong-mua-dich-covid-19-dung-hot-hoang-khi-bi-sot-20200425135802811.html)

Tin cùng nội dung

  • Năm nào cũng vậy, khi thời tiết chuyển mùa rất nhiều trẻ em bị sốt virut nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường để các loại virut gây bệnh phát triển mạnh; đối với trẻ em, sức để kháng còn yếu nên đây là thời điểm bé rất dễ mắc bệnh hơn người lớn.
  • Sốt là một triệu chứng thường hay gặp nhất ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ huynh lo lắng. Bình thường thân nhiệt ở trẻ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C.
  • Rất nhiều người khi bị sốt xuất huyết đã tự ý mua Thuốc điều trị tại nhà. Điều đó đã dẫn tới những hệ lụy như làm bệnh nặng hơn, mất cơ hội để được chữa bệnh kịp thời và còn bị tai biến do Thuốc...
  • Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết. Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 - 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời
  • Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
  • Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
  • Thời tiết nóng ẩm, ngột ngạt cộng với mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát.
  • Người cao tuổi (NCT) do đặc điểm S*nh l* có nhiều thay đổi nên mọi chức năng của cơ thể cũng thay đổi theo và đặc biệt là dễ mắc các bệnh hơn. Các bệnh của NCT cũng rất dễ liên quan với nhau nhất là khi họ sốt.
  • Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm S*nh l* có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa…
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY