Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Trưa 26/9, Hà Nội tiếp tục không có ca mắc Covid-19 mới

Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, trong sáng nay (26/9) không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Đây là buổi trưa thứ hai liên tiếp Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19.
Ảnh minh hoạ 

Cộng dồn số mắc tại hà nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.965 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.601 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.364 ca. 

Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có tổng số 656 điểm phong toả, trong đó số điểm đang phong toả là 22. Trong ngày 25/9, quận Thanh Xuân đã dỡ bỏ phong tỏa đối với ngõ 332 đường Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) sau gần 1 tháng cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19.

Trước đó, ngày 23/8, quận thanh xuân thành lập khu vực cách ly y tế ngõ 328, 330 đường nguyễn trãi ngay sau khi có thông tin về trường hợp mắc covid-19 trên địa bàn. quận cũng tổ chức xét nghiệm diện rộng, phát hiện có trường hợp mắc covid-19 tại ngõ 332 đường nguyễn trãi và khu vực này đã được phong tỏa.

Theo UBND quận Thanh Xuân, khu vực ngõ 328, 330 đường Nguyễn Trãi dự kiến sẽ phong tỏa đến hết ngày 28/9. Tính từ ngày 23/8 đến nay, phường Thanh Xuân Trung đã ghi nhận 594 ca dương tính.

Cũng theo báo cáo của sở y tế hà nội về công tác cách ly, hiện trên địa bàn thành phố còn 3.156 người đang cách ly, trong đó có 2.056 người tại khu cách ly tập trung cho f1 và người về từ vùng dịch; 137 người tại khu cách ly tập trung do quân đội quản lý, 869 người cách ly tại khách sạn, 94 người tại khu cách ly dành cho tổ bay.

Về công tác tiêm chủng, ngành Y tế Thủ đô và các viện, bệnh viện, đơn vị trung ương trên địa bàn đã tiêm được hơn 6,7 triệu mũi vắc xin, trong đó có hơn 5,76 triệu mũi 1 (đạt 95,71% dân số trên 18 tuổi và 69,42% tổng dân số), gần 950 nghìn mũi 2 (đạt 15,76% dân số trên 18 tuổi và 11,43% tổng dân số).

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/cap-nhat-so-ca-mac-covid-19-moi-nhat-den-trua-26-9-ha-noi-khong-ghi-nhan-ca-mac-393483.html)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY