Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trường Đại học Y Hà Nội: Có nên để miễn nhiễm cộng đồng và sử dụng Cloramin có hiệu quả trong phòng COVID-19?

Những thông tin mới nhất, kiến thức khoa học đầy đủ về dịch COVID-19 đã được cung cấp cho gần 200 sinh viên trong Đội ứng phó nhanh phòng, chống dịch COVID-19

Không chỉ tiếp tục mở cửa trong khi nhiều trường đại học trên cả nước nghỉ do sợ dịch, Trường Đại học Y Hà Nội còn thành lập Đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19 (gọi tắt là Đội phản ứng nhanh) để sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào khi ngành Y tế và Hà Nội cần.

GS.TS. Tạ Thành Văn – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Trường – cảm động và tự hào khi hơn 1.000 sinh viên của Trường tình nguyện tham gia Đội phản ứng nhanh và đã có gần 200 sinh viên được lựa chọn.

Các giảng viên chuyên môn của Trường phụ trách các Đội phản ứng nhanh tham dự buổi tập huấn

Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội chia sẻ: Là nơi có những nhà khoa học hàng đầu, hiểu được gen của từng con virus, những triệu chứng lâm sàng của mỗi ca bệnh, nên dựa trên những bằng chứng khoa học, Ban Giám hiệu trường đã quan tâm mọi mặt để đảm bảo an toàn tối đa cho hơn 10.000 sinh viên, giảng viên, nhân viên của Trường và quyết định cho sinh viên đi học.

“Các sinh viên, đặc biệt là các thành viên Đội phản ứng nhanh cần có những kiến thức khoa học, từ hiểu biết về bệnh COVID-19, đến cách đeo khẩu trang đúng, để bảo vệ mình và cộng đồng. Nhà trường muốn các em suy nghĩ đúng để hành động đúng!” – GS. Tạ Thành Văn nhấn mạnh.

Theo GS. Tạ Thành Văn, virus SARS –CoV-2 là chủng virus mới, lây lan nhanh là có thật, khiến xã hội lo lắng. Những bằng chứng khoa học cho thấy, virus SARS –CoV-2 thường tấn công đàn ông trên 60 tuổi, phụ nữ và trẻ em ít bị hơn. Những bệnh nhân Tu vong thường là có bệnh nền.

Ngay khi sinh viên trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết, Trường đã tổ chức cho các chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm tập huấn cho sinh viên việc phòng, chống dịch COVID-19. Từng giảng đường, ký túc xá, thang máy và những nơi công cộng trong khuôn viên của Trường đều được vệ sinh, khử khuẩn, đặt nước rửa tay khô, đặt xà phòng ở nơi có vòi nước.

Trường chủ động đặt may khẩu trang vải có logo của Trường để phát miễn phí cho sinh viên, khắc phục khó khăn trong “cơn sốt” khẩu trang

Trong bối cảnh các thiết bị, vật tư phòng dịch khan hiếm trên thị trường, các nhà khoa học của Trường đã phát huy thế mạnh bằng việc tự pha chế nước khử khuẩn, nước súc miệng để phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Trường còn đặt may khẩu trang vải có logo của Trường để phát miễn phí cho sinh viên, nhất là sinh viên đi lâm sàng, khắc phục khó khăn trong “cơn sốt” khẩu trang.

Các chuyên gia truyền nhiễm là các báo cáo viên của lớp tập huấn

Bên cạnh đó, Trường đã bố trí 1 số phòng để sinh viên có dấu hiệu bệnh nằm cách ly, hoặc để cách ly các trường hợ F3, F4, F5.

Với uy tín khoa học của Trường, Bộ Y tế yêu cầu Trường tổ chức xét nghiệm COVID-19 để cùng ngành y tế phòng, chống dịch.

PGS.TS. Đào Minh An - giảng viên Bộ môn Dịch tễ của Trường Đại học Y Hà Nội

Tại buổi tập, PGS.TS. Đào Minh An - giảng viên Bộ môn Dịch tễ của Trường Đại học Y Hà Nội – đã cùng các sinh viên trao đổi về vấn đề “tạo ra miễn dịch cộng đồng” Anh, Đức sử dụng với quan điểm để dịch bệnh COVID-19 lan tỏa tự nhiên trong cộng đồng, thay vì cách ly như các nước châu Á đang làm.

Tuy nhiên, theo PGS. Đào Minh An, nếu muốn tạo miễn dịch cộng đồng bằng việc để cho virus lan truyền trong cộng đồng thì có 3 vấn đề: Thứ nhất, mặc dù tỷ lệ Tu vong vì COVID-19 hiện xác định là khoảng 2%, nhưng cũng phải tính đến nguy cơ số người bị Tu vong cao khi dịch lan rộng và cộng đồng có thể chấp nhận không?

BS. Vũ Quốc Đạt –giảng viên bộ môn Truyền nhiễm và là thành viên Mạng lưới đánh giá và ứng phó về lâm sàng các bệnh mới nổi của WHO

Thứ hai, vấn đề về quyền con người. Nếu xác định bệnh nhân dương tính thì bệnh nhân đó phải được điều trị. Điều này liên quan trực tiếp đến nguồn nhân lực y tế và khả năng đáp ứng về y tế của quốc gia: Cho phép bao nhiêu người nhiễm; khả năng đáp ứng được đến đâu về cơ sở y tế, về nhân lực y tế.

Thứ ba, phụ thuộc vào nguồn lực quốc gia. Cần cân nhắc quốc gia có đủ mạnh để khi dịch lan tràn vẫn có thể kiểm soát được dịch bệnh không, hay đối mặt với nguy cơ tê liệt.

GS.TS. Lê Thị Hương - Viện trưởng Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng - giải đáp các thắc mắc của sinh viên

“Virus SARS-CoV-2 là một chủng mới, hiện chưa có nhiều thông tin để biết rằng một trường hợp nhiễm virus thì miễn dịch kéo dài được bao lâu. Và đó cũng là câu chuyện phải đặt lên bàn để cân nhắc có nên để nhiễm rộng trong cộng đồng”. PGS.TS. Đào Minh An lưu ý.

Các sinh viên Đội phản ứng nhanh đặt ra nhiều câu hỏi cho các chuyên gia giải đáp

Về vấn đề sử dụng Cloramin B để khử khuẩn trong phòng dịch COVID-19, BS. Vũ Quốc Đạt –giảng viên bộ môn Truyền nhiễm Trường Đại học Y Hà Nội và là thành viên Mạng lưới đánh giá và ứng phó về lâm sàng các bệnh mới nổi của WHO– cho rằng, hiệu quả phòng dịch của riêng việc phun Cloramin B tương đối khiêm tốn đối với các bệnh do virus, nên việc phun mù trong khoảng không hầu như không có tác dụng. Tuy nhiên, khi phun mù Cloramin B trong không gian thì sẽ làm ướt tất cả các đồ vật ở đó và nhiệm vụ tiếp theo là người ta lấy khăn để lau nó đi”.

“Nếu chúng ta phun nước rồi lau thì chắc chắn không thể tốt bằng việc phun một dung dịch có khả năng sát khuẩn (như Cloramin B) sau đó lau sạch bề mặt đồ dùng, vật dụng để khử khuẩn” - BS. Vũ Quốc Đạt nhấn mạnh.

“Các sinh viên, đặc biệt là các thành viên Đội phản ứng nhanh cần có những kiến thức khoa học, từ hiểu biết về bệnh COVID-19, đến cách đeo khẩu trang đúng, để bảo vệ mình và cộng đồng. Nhà trường muốn các em suy nghĩ đúng để hành động đúng!” – GS. Tạ Thành Văn nhấn mạnh.

(Ảnh: Văn Trọng - Thanh Hằng)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/truong-dai-hoc-y-ha-noi-co-nen-de-mien-nhiem-cong-dong-va-su-dung-cloramin-co-hieu-qua-trong-phong-covid19-383376.html)

Tin cùng nội dung

  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Nhiều cặp vợ chồng đã giải tỏa được nỗi lo lắng và giải đáp được những thắc mắc trước khi em bé ra đời khi tìm đến những lớp tập huấn trước sinh.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY