Dáng đẹp hôm nay

Trường ĐH sẵn sàng đối phó với cúm corona

(MangYTe) - Ngày 30/1, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) đã thành lập Đội phản ứng nhanh đối phó dịch cúm corona  (bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV).

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) cho biết nhà trường đã thành lập Đội phản ứng nhanh đối phó dịch cúm do TS Trương Thị Hiền - Phó Hiệu trưởng nhà trường làm đội trưởng.

Đồng thời, Hiệu trưởng HCMUTE cho biết thêm để chuẩn bị cho SV vào học sau Tết (ngày 3/2), Phòng Quản trị cơ sở vật chất của trường đã mua xà phòng rửa tay, Thu*c sát trùng cho tất cả các nhà vệ sinh, các khu học trong toàn trường...

Bên cạnh đó, HCMUTE cũng trang bị 2 súng đo nhiệt độ từ xa bằng lazer cho Đội bảo vệ để đo thân nhiệt mọi người ra vào tại cổng trường. Ngoài ra, Trạm y tế trường cũng chuẩn bị các thiết bị đo nhiệt độ cho tất cả SV, CBVC, GV khi có nhu cầu.

Nhà trường cũng phân công các bộ phận liện quan chuẩn bị phòng cách ly SV, GV, CBVC bị sốt và xe đưa đến BV Nhiệt đới kiểm tra nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc cúm.

“Chúng tôi cho vệ sinh lau rửa, khử trùng toàn bộ phòng học, phòng làm việc, căn tin; vận động mọi người đeo khẩu trang, uống vitamin C; Không bật máy lạnh; Không tổ chức các cuộc họp đông người… khi tới trường.

Đồng thời, kênh truyền hình UTE-TV của HCMUTE thực hiện clips về bệnh cúm Vũ Hán và các biện pháp vệ sinh phòng ngừa để tuyên truyền với mọi người" - Hiệu trưởng HCMUTE cũng chia sẻ thêm, nhà trường đang cân nhắc việc mua khẩu trang phát cho SV nhưng thấy trong lớp mà mang khẩu trang thì hơi kỳ.

PGS.TS Đỗ Văn DŨng cho biết nhà trường đang cân nhắc việc mua khẩu trang phát cho SV

Được biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch corona, để chủ động phòng chống bệnh phù hợp với diễn biến tình hình dịch, vừa qua Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

4. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

5. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.

Công Chương

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/truong-dh-san-sang-doi-pho-voi-cum-corona-4061892-v.html)

Tin cùng nội dung

  • Thế giới ghi nhận hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người, mức độ lây lan ngày càng tăng. Việt Nam cũng được coi là một “điểm nóng”
  • Mướp đắng là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người việt. Món ăn này được nhiều người yêu thích vì lợi ích sức khỏe của nó, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được mướp đắng.
  • Những người sử dụng quá liều thay vì tăng khả năng phòng chống bệnh lại có một vài người bị ung thư.
  • Chúng ta thường căn cứ vào thói quen và sở thích để lựa chọn ăn trứng nào, mà ít ai biết được thành phần dinh dưỡng và công dụng của từng loại cụ thể.
  • Dưới đây là một số loại đồng nghiệp quái vật nơi công sở bạn có thể gặp phải và cách để đối phó với họ.
  • Ở tuổi từ 48-52 là thời điểm mãn kinh của phụ nữ. Do những thay đổi nội tiết của cơ thể thường làm cho người phụ nữ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt, nóng bừng, khó ngủ....
  • Việc mệt mỏi vào buổi chiều sẽ khiến bạn không còn làm việc năng suất và tỉnh táo như mong muốn nữa.
  • Bạn đã thật sự hiểu về tampon “urgo” (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 “người bạn” này như thế nào?
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY