Theo chân những người con Phật gieo duyên mùa an cư
Về chứng minh và tham dự lễ khai pháp có Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Thông tin truyền thông TƯ GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Cao Bằng - Chủ hạ trường hạ Đống Lân, Thượng tọa Thích Thanh Đường - Phó ban thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Cao Bằng - Đường chủ trường hạ Đống Lân.
Về phía chính quyền có đại diện Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Vằng và đại diện Ban tôn giáo tỉnh Cao Bằng cùng với sự tham dự của đông đảo Phật tử gần xa.
An cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa của An cư kiết hạ
Mở đầu lễ khai pháp, Hòa thượng Thích Gia Quang đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc an cư kiết hạ đối với người xuất gia qua bài phát biểu khai mạc. Theo đó, an cư kiết hạ là phương pháp xây dựng cộng đồng chư Tăng Ni để tiến lên thành tựu bậc Giác ngộ, làm cho mọi người được sống an vui, hạnh phúc đúng theo tinh thần Từ bi – Trí tuệ, rèn luyện bản thân để thành tựu Giới – Định – Tuệ, làm gương mẫu tốt đời đẹp đạo.
Hơn thế nữa, an cư kiết hạ còn là phương tiện thắng duyên, triển khai năng lượng của người tu sĩ để sống hòa hợp, đoàn kết, củng cố Tăng già, phát huy chính pháp, lợi lạc quần sinh. Tất cả những điều ấy cũng đều nhằm mục đích truyền trì mạng mạch Phật pháp, tiếp dẫn hậu lai, giữ gìn giới luật để trang nghiêm Giáo hội, tăng trưởng đạo hạnh cho mỗi hành giả trong sự nghiệp Hoằng pháp lợi sinh.
Nhân dịp này Thượng tọa cũng gửi lời tri ân đến quý thiện nam tín nữ Phật tử trong suốt những năm qua đã hộ trì Phật pháp bằng tất cả tinh thần và trách nhiệm của một vị Phật tử thuần thành. Thượng tọa cũng sách tấn hàng Phật tử tại gia tiếp tục phát tâm hộ trì Tam Bảo trong 3 tháng an cư, cũng như tạo mọi thuận duyên để quý Thầy an tâm tu học.
Tiền an cư và hậu an cư
Tiếp đến là nghi thức khai pháp. Đại diện chư Tăng Ni, hành giả an cư đã ra làm lễ cung thỉnh Hòa thượng Thích Gia Quang thùy từ hứa khả khai pháp cho buổi lễ. Trong buổi khai pháp, Hòa thượng Thích Gia Quang đã giảng giải nội dung cơ bản của Kinh Lương Hoàng Sám đến chư Tăng Ni, hành giả an cư cùng quý Phật tử.
Bộ Kinh Lương Hoằng Sám có giá trị và ý nghĩa vô cùng lớn. Kinh Lương Hoàng Sám do Hòa thượng Chí Công biên tập từ đời Vua Lương Võ Đế. Nguyên thời Vua Lương Võ Đế, có một bà Hoàng hậu được Vua yêu quý nhất tên là Hy Thị. Vì được Vua yêu quý nên lòng đố kỵ của bà ngày càng lên cao; Hy Thị ganh tị các cung phi, độc ác với mọi người và hủy báng Tam Bảo. Trong Triều ngoài Quận ai cũng biết Bà Hy Thị là một “quái phi”.
Sau bà nhuốm bệnh nặng, các lương y đều thúc thủ, bà phải từ trần. Một hôm vào lúc đêm khuya, đang ngồi trong cung tĩnh mịch, Vua Lương Võ Đế nghe tiếng người kêu van thảm thiết. Dưới ánh đèn mờ, Vua Lương Võ Đế lạnh cả người, muốn chạy trốn, nhưng không được. Vua bèn lên tiếng hỏi:
- Ngươi là ai mà đêm khuya thanh vắng nghiêm mật thế này lại vào đây được?
- Hoàng đế ơi! Thiếp đây chính là Hy Thị. Vì quá độc ác nên ch*t rồi thiếp phải đọa làm rắn mãn xà. Ngày đêm đau khổ, thân thể tanh hôi, vi vẩy đều bị sâu trùng rúc rỉa nhức nhối không thể chịu được. Nhớ lại tình cầm sắc xưa kia nên thiếp đến đây mong nhờ Hoàng đế tìm phương cứu thiếp.
Nghe xong, Vua Lương Võ Đế như thoát cơn ác mộng và lòng đau như dao cắt! Hôm sau khi lâm Triều, Vua kể lại chuyện ấy cho bá quan nghe để tìm phương cứu vớt Hy Thị. Trong số các quan có người đề nghị:
- Xin cung thỉnh Hòa thượng Chí Công lo việc này.
Vua lương Võ Đế chấp thuận. Hòa thượng Chí Công là một cao tăng đắc đạo đương thời. Thể theo lời thỉnh cầu của nhà Vua, ngài liền triệu tập các danh tăng soạn ra Sám Pháp này và lập Đàn tràng làm lễ sám hối cho Hoàng hậu Hy Thị.
Nhà Vua chí tâm, thân hành lễ bái. Vài hôm đầu, người ta nghe có mùi hương lạ thơm nức, ngào ngạt khắp cả đạo tràng. Lễ tụng đến quyển thứ năm, ngay tại chỗ, trên không trung, Vua Lương Võ Đế nghe có tiếng của Hy Thị. Bà hiện thân thiên nữ đẹp đẽ, nói tiếng ngưởi, tỏ lòng cám ơn Hòa thượng, Hoàng đế. Hy Thị cho biết bà đã thoát nạn và đã sinh lên Đao Lợi Thiên Cung nhờ công đức sám hối. Từ đó Sám Pháp này được truyền tụng khắp nơi, rất thịnh hành.
An cư trong đại dịch
Toàn bộ kinh Lương Hoàng Sám là những lời sám nguyện giải trừ mọi điều tội lỗi. Cũng vì tụng kinh này rũ sạch được mọi tội lỗi.
Buổi lễ đã khép lại tràn đầy hỷ lạc, mở đầu một mùa an cư kiết hạ thanh tịnh trong lục hòa của Tăng đoàn.
Minh Chính