Anh lương thanh tùng – trưởng phòng dự án công ty vtc digital – người trực tiếp tham gia dự án hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các đối tượng hỗ trợ thuộc lộ trình số hóa truyền hình số mặt đất đến năm 2020 cho biết, số truyền hình đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là bà con dân tộc vùng sâu vùng xa.
Chiều chủ nhật, sau chuyến đi công tác từ bình thuận trở về, anh lương thanh tùng chia sẻ, dự án hỗ trợ đầu thu truyền hình số đến cuối năm nay là kết thúc, toàn bộ dân số của việt nam sẽ được tiếp cận với truyền hình chất lượng cao và có thêm nhiều lựa chọn hơn về chương trình thu xem.
Anh kể, quê anh ở tuyên quang, ngày còn bé ở quê, nhà lại ở gần đài truyền hình tỉnh nhưng xem tivi lúc được lúc mất vì sóng kém. nhiều khi trời mưa, gió bão cứ phải vừa xem vừa ra chỉnh ăng-ten rồi í ới gọi nhau xem chỉnh thế tivi có rõ nét hơn chút nào không. lúc đó chỉ mơ ước xem các chương trình trên tivi được rõ nét, cũng không phải chạy ra chạy vào chỉnh ăng-ten.
Lớn lên học Đại học Bách khoa Hà Nội với chuyên ngành không liên quan gì đến nghề nghiệp hiện tại, nhưng anh vẫn thích bởi cảm thấy mình có duyên với nghề này và thấy công việc có nhiều ý nghĩa thiết thực.
Đến khi tham gia vào dự án hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các đối tượng hỗ trợ thuộc lộ trình số hóa truyền hình số mặt đất đến năm 2020 theo quyết định số 2451/qđ-ttg của thủ tướng và các chương trình theo quyết định số 1168/qđ-ttg về việc phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020, góp phần xóa đói giảm nghèo về thông tin cho các hộ dân trên toàn quốc, anh biết sẽ gặp nhiều khó khăn, cảm thấy lo lắng.
Đặc biệt, khi triển khai tại TP Hải Phòng và 3 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Quảng Ninh với danh sách hỗ trợ lên tới 170.000 hộ dân, anh Tùng và đồng nghiệp từng lo ngại, bởi, chỉ cần 1-2 trường hợp không nghiệm thu được thì toàn bộ dự án không thể nghiệm thu.
Song, bản thân anh và các đồng nghiệp nhận thức được, hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất có ý nghĩa rất quan trọng. khi đó toàn bộ dân số của việt nam sẽ được tiếp cận với truyền hình chất lượng cao và có thêm nhiều lựa chọn hơn về chương trình thu xem. đặc biệt là bà con dân tộc vùng cao sẽ không cảnh vừa xem tivi vừa chỉnh ăng-ten như trước.
“mình làm việc tại đơn vị trực thuộc bộ tt&tt, đơn vị chủ trì đề án số hoá truyền hình của chính phủ nên mình xác định trách nhiệm rất cao, có sự chỉ đạo xuyên suốt từ lãnh đạo tổng công ty đến các cán bộ triển khai”, anh tùng nói và thừa nhận rằng, khi bắt tay vào làm với phải vi hỗ trợ rất rộng, đa phần lại là địa hình ở những vùng núi cao, biên giới hải đảo nên gặp rất nhiều khó khăn.
Anh tâm sự, dự án bắt đầu làm ở quảng ninh, cung cấp bộ thu giải mã tín hiệu truyền hình số vệ tinh cho 10 xã thuộc 3 huyện là móng cái, hà hải, bình liêu ở tỉnh này. bản thân anh trực tiếp đi khảo sát thực tế 5 xã thấy có những người sáng ở nhà, chiều đã qua bên biên giới làm việc, lúc đi vào mưa lũ, nước trong đập dâng lên không biết làm sao để đi về.
Vào bản tiếp xúc với bà con để tuyên truyền về dự án, họ chưa nhận thức được chương trình này, họ lo sợ sau sẽ bị thu tiền.
“Trước đây, chỉ cần ăng-ten lắp trực tiếp vào tivi không cần đầu thu. Giờ họ thấy lắp đặt đầu thu, chảo thu, họ ngại sử dụng vì phức tạp, lo nhỡ sau này lại bị thu tiền đóng phí thuê bao. Lúc đó mình phải giải thích rất rõ, đây là dự án mang ý nghĩa chính trị, xã hội, thậm chí phải nhờ chính quyền địa phương, trưởng thôn tới hỗ trợ giải thích cho bà con hiểu.
Có người từ chối không lắp đặt, nhưng qua quá trình vận động họ thấy được ý nghĩa của chương trình nên tham gia. Không chỉ lắp đặt cho các hộ dân xem được là ký biên bản nghiệm thu mà bản thân mình còn phải hướng dẫn người dân sử dụng", anh Tùng cho hay.
Hồi đó là năm 2016, khảo sát xong anh về làm kế hoạch. dự án ban đầu chỉ hỗ trợ chuyển đổi truyền hình số mặt đất. nhưng ở quảng ninh toàn vùng biên giới, đồi núi cao, nếu chỉ chuyển đổi truyền hình số mặt đất thì nhiều bà con vẫn không tiếp cận được. khi đó, anh mạnh dạn đề xuất hỗ trợ chuyển đổi truyền hình số vệ tinh.
Lúc trình lên, chính quyền địa phương sợ bị trùng với các dự án hỗ trợ của tỉnh nên dự án bị dừng lại. Nhưng cuối cùng mọi người quyết định nhìn nhận lại và được thông qua vào năm 2017.
“từ việc triển khai ở khu vực này sau đã thay đổi được đề án hỗ trợ, ngoài việc hỗ trợ chuyển đổi số truyền hình mặt đất thì hỗ trợ chuyển đổi đầu thu truyền hình số vệ tinh”, anh chia sẻ.
Khi phóng viên đặt câu hỏi “là Trưởng phòng Dự án, lại trực tiếp tham gia khảo sát thực tế, làm kế hoạch… tại các địa phương khi triển khai nên thời gian đi công tác chắc chắn rất nhiều vậy có ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình không?", anh Tùng chỉ cười và nói “đi nhiều rồi thành quen”.
Anh cho biết, chuyến đi công tác của anh ngắn thì kéo dài vài ngày, nhiều thì đi khoảng 2 tuần, còn nếu hỏi một năm đi bao nhiêu ngày thì chắc trung bình tuần nào cũng phải đi. Nhưng mỗi công việc có một đặc thù khác nhau và đã làm việc thì cần có trách nhiệm, nỗ lực, tâm huyết nên gia đình luôn ủng hộ.
Đặc biệt, khi làm việc thấy rõ được hiệu quả, thấy được nó thiết thực thì anh càng cố gắng, nỗ lực nhiều hơn.
Như ở Quảng Ninh – nơi đầu tiên thực hiện dự án, có vài dịp anh đi công tác có ghé qua nhìn thấy nhà nhà nơi đây có chảo thu màu xanh với logo VTC, anh có chút tự hào về thành quả làm được cho bà con.
“ở các vùng đồng bằng, thành phố đôi khi không thấy hết được ý nghĩa của dự án này, xem truyền hình thấy bình thường. nhưng ở những vùng sâu vùng xa, được xem truyền hình chất lượng cao, sóng tốt họ quý trọng lắm, vui vì trước kia không thể có được điều kiện như bây giờ. nhiều nơi bà con hào hứng, khi lắp đặt xong họ còn mời mình ở lại ăn cơm”, anh tùng nói.
Theo anh Tùng, đi làm có lương cao ai cũng thích, nhưng với anh điều quan trọng hơn là việc mình làm phải có ý nghĩa, không xác định được ý nghĩa công việc thì không làm.
Khi làm dự án này, về mặt nghe nhìn tiếp cận thông tin đầy đủ, đa dạng, nhanh, chất lượng. Người dân tiếp cận được những thông tin về đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước… Bên cạnh đó, dự án còn giúp các địa phương trong xây dựng Nông thôn mới, bởi trong xây dựng Nông thôn mới, ngoài tiêu chí điện đường trường trạm còn có tiêu chí đảm bảo thông tin nghe nhìn.
Thực tế, năm 2020 khi đón xong cái Tết, cả nước bước vào một thời kỳ mới “chung tay chống dịch”. Theo đó, từ cơ quan chức năng tới từng người dân tập trung cao độ, thần tốc, tranh thủ từng giờ từng phút thực hiện các giải pháp chống dịch.
Tinh thần “không ai bị bỏ lại ở phía sau vì thiếu thông tin” được triển khai nhanh chóng. Hàng loạt các bản tin chống dịch được thực hiện liên tục, cung cấp đầy đủ thông tin chính xác nhất và nhanh nhất tới người dân từ thành phố tới nông thôn. Những người dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa đều được tiếp cận thông tin dịch bệnh thông qua chiếc tivi.
Năm 2020, cũng là lịch sử về kỳ nghỉ dài đối với học sinh. khi trường lớp phải đóng cửa, giải pháp được đưa ra là học trên truyền hình. các đài truyền hình phối hợp với các trường thực hiện các chương trình dạy học theo định kỳ hàng tuần.
Với những trẻ con thành phố, việc học trên truyền hình còn mới mẻ thì với những học sinh vùng nông thôn rất xa lạ. những đứa trẻ vùng sâu vùng xa lần đầu ngồi ở nhà học theo hướng dẫn của cô giáo qua truyền hình với độ nét cao.
Cả nước trải qua nhiều đợt chống dịch cao điểm và đạt được những thành công. đặc biệt với những người dân nông thôn vùng sâu vùng xa, khi internet không phổ biến, truyền hình là thiết yếu đối với cuộc sống của họ.
Có được những thành quả như vậy, cũng nhờ vào một phần của chương trình số hoá truyền hình truyền hình số mặt đất. công nghệ truyền hình số cho phép khán giả xem được nhiều kênh và chất lượng tốt hơn. số lượng kênh quảng bá miễn phí sẽ dao động từ 30 đến 50 kênh, tốt hơn nhiều so với bắt sóng bằng ăng-ten.
Lương Thanh Tùng - Trưởng phòng Dự án Công ty VTC
Với phương châm sống "có thể đi chậm nhưng không bao giờ dừng lại", anh là 1 trong 10 “gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2014” có thành tích xuất sắc trong công tác kinh doanh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện.
Năm 2016, anh nhận bằng khen của bộ thông tin và truyền thông giai đoạn 2014-2015
Năm 2017, anh tùng là người lao động tiêu biểu nghành thông tin và truyền thông, chiến sỹ thi đua của bộ thông tin và truyền thông giai đoạn 2014-2016.
Năm 2019, anh nhận bằng khen của bộ thông tin và truyền thông giai đoạn 2014-2015.
Năm 2020, anh lương thanh tùng trở thành 1 trong 41 gương mặt tiêu biểu được tôn vinh tại đại hội thi đua yêu nước ngành thông tin và truyền thông.