Dinh dưỡng hôm nay

Truyền hình trực tuyến: Giải tỏa nỗi lo táo bón

Báo điện tử Sức khỏeĐời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Giải tỏa nỗi lo táo bón” vào 14h00, thứ Tư ngày 07/08/2019. Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻĐời sống.

Mời độc giả xem video chương trình:

Táo bón là một trong những vấn đề sức khoẻ thường gặp, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi ngành nghề. đối tượng bị thường là trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam. nguyên nhân của chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý và thiếu vận động.

Theo các chuyên gia tiêu hóa, người bị táo bón là số lần đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần hoặc đi ngoài có phân khô và cứng. người bị thường gặp khó khăn, bị đau khi đi đại tiện, hoặc có các dấu hiệu như khó chịu, đầy bụng, buồn nôn, chán ăn và mệt mỏi toàn thân.

Táo bón còn là căn bệnh của thời đại công nghiệp, khi mà quỹ thời gian của mỗi người ngày càng eo hẹp, mọi người thường ưa thích các bữa ăn nhanh, giàu năng lượng nhưng thiếu chất xơ đồng thời khi ít vận động.

Táo bón không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và làm cho diễn biến bệnh lý của người mắc bệnh mạn tính ngày càng nặng hơn. nếu để tình trạng kéo dài có thể gây ra các chứng bệnh như trĩ, sa trực tràng, ung thư trực tràng, chảy máu, rách hậu môn, … đối với người cao tuổi, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch thì rất nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ bị tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não.

Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức mới nhất về cách phát hiện, điều trị và phòng táo bón, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em, báo điện tử sức khỏe&đời sống tổ chức buổi tư vấn

TS.BS. Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hoá, BV Nhi đồng 1

Ths. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 2

Dẫn chương trình: Ngọc Hương

Chương trình được trên báo điện tử suckhoedoisong.vn, trên kênh youtube và fanpage của báo sức khoẻ&đời sống bắt đầu từ

Hoặc gọi theo số 0933 133 163 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Trong mỗi chương trình chúng tôi sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.

Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn TS.BS. Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hoá, BV Nhi đồng 1; Ths. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 2 đã nhận lời tham gia chương trình.

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Câu hỏi tương tác 1:

Cách nào phòng tránh bệnh táo bón hiệu quả nhất ?

A, Có chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, có lối sống vận động.

B, Chỉ dùng Thu*c mà không thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

C, Lạm dụng các loại men tiêu hóa, men vi sinh

D, Dùng ngay Thu*c thụt khi bị táo bón.

Đáp án đúng là: A

Câu hỏi tương tác 2:

Seadolac giúp giải quyết tình trạng táo bón như thế nào?

A. Giúp nhuận tràng giảm táo bón.

B. Giải quyết tình trạng nóng nhiệt gây táo bón

C. Bổ sung chất xơ

D. Đáp án A và B.

Đáp án đúng là: D

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Thu*c trị táo bón seadolac đã đồng hành cùng chương trình.

kéo dài mặc dù đã bổ sung chất xơ mà vẫn không khỏi.

Hải Yến

Mời độc giả đặt câu hỏi:

MC :Câu hỏi đầu tiên xin hỏi TS. Hoàng Lê Phúc, tại nơi ông công tác, số trẻ em đến khám bệnh vì táo bón hay các bệnh lý liên quan đến táo bón có đông không? Thực trạng của vấn đề này hiện nay như thế nào?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Con số bệnh nhân đến khám gần đây nhiều, trước đây khoảng 5 năm thì mỗi năm khoảng 10.000 trẻ, còn như năm trước là 18.000 trẻ. qua con số trẻ đến khám thì thấy đây là vấn đề mà phụ huynh quan tâm còn trên toàn cầu thì thấy khoảng 12% còn của người lớn là 16%, con số % có vẻ khô khan nhưng mình nhìn thấy khoảng 4% em bé đến khám bệnh về nhi khoa là do còn chuyên khoa tiêu khóa chiếm khoảng 30% là do cho thấy đó không chỉ là gánh nặng không của phụ huynh và trẻ.

MC :Vậy một trẻ như thế nào sẽ bị đánh giá là bị táo bón và trẻ đó có biểu hiện ra sao Ví dụ như đi đại tiện khó khăn hay đau bụng thưa bác sĩ?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Táo bón, đa phần người ta đồng ý với một định nghĩa dễ chấp nhận ở cả mặt em bé, phụ huynh và ngành y tế là em bé giảm tần suất đi đại tiện bình thường kèm theo đó là đi đại tiện khó khăn và đau, phân thì khô và cứng. đủ 3 điều kiện này thì tức là em bé bị còn thiếu 1 trong 3 thì có thể là một tình trạng bệnh nào đó như là rối loạn tiêu hóa thoáng qua chứ chưa phải là táo bón. giảm tần suất là nếu một trẻ lớn mà 1 tuần đi ít hơn 3 lần thì coi là giảm tần suất còn trẻ sơ sinh thì có thể 1 ngày 2 lần thì coi là giảm tần suất và khi đi đại tiện bé phải rặn và khó đi hoặc đi thì sẽ khóc và phân sẽ có độ chắc nhất định có thể thành từng viên và rơi xuống cộp cộp như viên bi hoặc là phân dê và nứt nẻ và coi là táo bón. ngoài ra người ta cũng còn chia theo thời gian, nếu tình trạng đó mà đã hơn 2 tháng thì gọi là mạn tính còn ít hơn 2 tháng là tự phát

MC :Nhóm đối tượng trẻ em nào dễ có nguy cơ cao bị táo bón thưa BS Phúc?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Đúng ra là tùy theo lứa tuổi trẻ nhưng có 3 thời điểm trẻ dễ bị táo bón: thời điểm trẻ ăn dặm (từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc dễ có xu hướng thiếu nước hơn); chuyển từ bú mẹ sang sữa công thức; lúc trẻ tập đi tolet (phụ huynh bé mong đúng mong giờ, đúng chỗ) nhưng cần thuận theo tự nhiên, vì khi trẻ vì một lời khen nên trẻ đi đúng chỗ, đúng giờ khiến bé đôi khi nín lại để chờ đúng giờ chính điều này dẫn đến trẻ bị cấp. phân ở lâu hấp thu nước làm cho bé đau, sợ đi toilet dẫn đến mạn tính sau này. thời điểm thứ ba là thời điểm bắt đầu đi học, khi bé đi học đến chỗ lạ khiến bé không quen tolet (bé thích khi đi toilet có mẹ, ba) đi cùng, khiến bé nín lại để về nhà. chúng ta lưu ý với trẻ em mà chức năng (không do bệnh lý) do thói quen cần lưu ý có 3 mốc trẻ dễ bị.

MC :Thưa các bác sĩ, theo tôi được biết, có 2 loại táo bón cơ năng và táo bón thực thể. Xin bác sĩ có thể giải thích kỹ hơn về mỗi loại này không? Việc chữa trị táo bón mỗi loại có khác nhau không?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Táo bón chức năng là không tìm ra nguyên nhân mà do bản thân . còn thực thể là có một bệnh mà sau khi phát hiện ra phải chữa bệnh thì hết. trong thực thể dễ hiểu thì do Thu*c có tác dụng phụ làm và khi tìm đúng Thu*c đó và bỏ đi thì hết. tình trạng phình đại tràng bẩm sinh (cần tìm ra và cắt hoặc điều chỉnh thì sẽ hết). còn tìm không ra nguyên nhân thì là do chức năng mà cái này thường do trẻ có thói nín không chịu đi đại tiện thì cần điều chỉnh hành vi của trẻ. ở trẻ 90-95% là chức năng chứ thực thể thì ít. bệnh thực thể thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ và đặc biệt sau sinh, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, sau sinh 24h mà không có phân su và đặc biệt sau 48 giờ mà không có phân su thì cần lưu ý và cần đưa trẻ đi khám. ngoài ra còn có dấu hiệu bé suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, có bất thường hậu môn... là dấu hiệu cảnh báo đưa trẻ đi khám.

MC :Tôi nghe người ta nói Thu*c đông y, Thu*c tễ có vai trò rất tốt trong điều trị táo bón và có nhiều loại bán trên mạng và mua dùng nhưng cũng hơi lo lắng. Tôi lạm dụng Thu*c như vậy có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe không?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Cần phân biệt mạn tính (trên 2 tháng) hay mới khởi phát gần đây (không phải cấp tính). nếu gần đây thì thời gian điều trị sẽ sớm không dài còn sau 2 tháng thì thời gian điều trị sẽ dài. và có sự thay đổi phác đồ điều trị có sự tăng giảm liều lượng, tính hợp lý phác đồ. thường có xu hướng phòng ngừa hơn là chữa nằm trong bối cảnh để bản thân ít bị hơn. còn tôi chưa thấy phác đồ sử dụng các thực phẩm chức năng đó bao lâu thì dừng lại. còn cấp tính thì dùng ngay tại thời điểm (gọi là cấp cứu), phải bơm để trẻ đi được, bớt sợ và phải bơm làm sao đúng. nhiều khi cấp tính chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn, không ăn thức ăn đó hoặc đổi công việc. với người lớn khi vì lý do nào đó nhịn lại sau đó rồi có thể đi đại tiện còn trẻ thì không như vậy vì trẻ không biết sẽ có biến chứng. cần biết được tại sao trẻ lại nhịn đi đại tiện, điều trị cần tuân thủ Thu*c của bác sĩ kê, phát hiện lý do nhịn đại tiện hơn là phụ thuộc vào Thu*c mà không rõ.

MC :Vậy làm thế nào để phòng bệnh táo bón nói chung?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Phòng ngừa thì cần lưu ý về thời điểm ăn dặm, thứ hai là tập đi toilet, thứ ba là thời điểm đi học (hoặc đến chỗ lạ). đó là là 3 thời điểm nguy cơ. về mặt dinh dưỡng (nước, chất xơ phải đủ) cần có kiến thức để biết lượng chất xơ như thế nào là đủ, lối sống của trẻ. tập trẻ đi toilet thì cần để trẻ tự chủ, thuận tự nhiên chứ không nên để trẻ theo ý mình. khi trẻ bị rồi mà chưa được tập đi toilet thì không nên tập cho trẻ đi toilet. lúc trẻ đi học cần quan tâm xem lúc ở trường trẻ có đi vệ sinh không (nếu trẻ không chịu đi vệ sinh ở trường thì đó là nguy cơ). cần phân biệt khi nào trẻ nín đi vệ sinh và khi nào trẻ rặn.

thì có thể trẻ dị ứng với sữa hoặc với thức ăn mà mẹ ăn. cần đến tham vấn bác sĩ để tìm nguyên nhân. khi qua tuổi ăn dặm, trẻ ăn đặc hơn thì chế độ nhiều đạm, muối khoáng thì cơ thể cần nhiều nước và chất xơ hơn để chuyển hóa thức ăn và chúng ta phải tập bé ăn chất xơ qua trái cây bằng cách nạo các trái cây mềm thì sẽ có lượng bột và chất xơ hơn là vắt lấy nước vì như vậy đưa lượng đường nhiều hơn chất xơ khiến trẻ dễ hư răng và nhai kém hơn càng dễ táo bón. có những bé có cấu tạo trực tràng dài hơn một chút thì cần lượng rau nhiều hơn. nếu thêm rau mà không cải thiện thì cần tìm nguyên nhân. đến tuổi cần tập trẻ nhai thì nhiều chất xơ, thêm nước và chế độ vận động. và cần tập đi vệ sinh (khoảng 3 đến 4 tháng) trẻ muốn đi thì chúng ta tập xi cho em bé để trẻ có thể chủ động đi đại tiện đến khi trẻ lớn có thể ngồi bô. và tư thế ngồi rặn cần cho trẻ ngồi đúng.

Nguyễn Thị Hoài Trân, Tân Phú , TP Hồ Chí Minh :Tôi có một cháu nhỏ 26 tháng tuổi, từ bé cháu phải uống sữa ngoài do tôi không có sữa, nên cháu thường bị táo bón, kể lúc dưới 6 tháng, phân của cháu thường khuôn và mỗi khi đi ngoài phải rặn mạnh. Đến nay dù đã ăn được rau, hoa quả nhưng mỗi khi đi đại tiện cháu vẫn khóc nhiều, khuôn rất to. Xin bác sĩ cho biết tôi phải làm thế nào? Liệu bệnh táo bón của cháu có trị khỏi không?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Đây là tình trạng mạn tính vì bé bị từ nhở đến giờ. sau khi cải thiện bằng ăn rau, khi bé bị mạn tính dù mạn tính chức năng, mẹ không nói thêm bệnh lý khác không. cần đi khám kiểm tra xem. do bé hơn 2 tháng cần dùng Thu*c chứ không phải chế độ ăn, chế độ ăn để phòng ngừa hoặc sắp ngưng Thu*c. bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ chỉ định. ngoài ra còn có liên quan đến chế độ ăn (bé dị ứng sữa bò). đạm trong sữa gây cho bé (nguyên nhân thực thể thì có dùng Thu*c không cải thiện), chỉ có cách dừng sữa bò trong chế độ ăn của bé. nếu bé cải thiện được sau khi loại bỏ sữa bò thì vẫn cần đưa bé đi khám để xem sau này khi nào có thể đưa sữa bò trở lại.

khán giả 0997488xxx :Con tôi năm nay 12 tuổi, nhưng cháu bị táo nặng. Tôi đã n tăng cường rau xanh, hoa quả, cũng không giải quyết nhiều. Thậm chí cháu hay bị nhiệt, mụn. Nhiều người bảo cháu bị nóng trong người nên mới hay táo bón, xin BS cho biết như vậy có đúng không? Cần điều trị cho cháu thế nào? Chế độ ăn uống ra sao?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Trường hợp này có thể bạn đã sử dụng Thu*c. bạn dùng chữ nặng nữa thì phải sử dụng Thu*c và trước khi sử dụng Thu*c bác sĩ cần cân nhắc vì có thể đây là trường hợp phân đóng ở trong trực tràng và phải nhập viện để lấy hết phân ra. sau đó đến giai đoạn duy trì sao cho trẻ đi đại tiện 1 lần/ngày, phân dễ đi, khoảng sáu tháng rồi giảm liều. điều chỉnh chế độ ăn để quay trở về bình thường, nếu thiếu chất xơ, nước thì cần bổ sung. bạn nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tư vấn thêm.

Khán giả ở Thanh Hoá :Tôi thường xuyên bị táo bón, có khi đi tiêu lại chảy máu nên tôi nghi ngờ là bị trĩ nữa. Thưa bác sĩ, làm thế nào để phân biệt táo bón với trĩ? Có phải ai bị táo bón mạn tính cũng sẽ bị trĩ không? Tôi cần đi khám ở chuyên khoa nào?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Nếu bạn là người lớn tuổi thì nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa, người lớn khác trẻ em vì ở người lớn thì nguyên nhân thực thể nhiều và đặc biệt bạn có đi ra máu, nếu tiêu máu mà không do trĩ thì là dấu hiệu rất nguy hiểm nên bạn nên đi khám bác sĩ. chữa trĩ và táo bón, trên người chức năng có nguy cơ bị trĩ nhưng có phải là hậu quả hay không thì cũng chưa rõ và tại sao mạn tính đưa đến trĩ thì chưa có mối quan hệ rõ ràng. ở đây, bệnh nhân có trĩ dễ làm cho hơn còn chưa kể tiêu máu có phải do trĩ hay không. tốt nhất bạn nên đi khám

Khán giả ở Hà Nội :Thưa bác sĩ, tôi nghe nói người cao tuổi, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch thì táo bón rất nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ bị tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não. Xin bác sĩ hãy giải thích cho tôi tại sao không? Với người bị tăng huyết áp khi bị táo bón cần làm gì để phòng các bệnh nguy hiểm trên?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Thưa bác sĩ, tôi nghe nói người cao tuổi, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch thì rất nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ bị tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não. xin bác sĩ hãy giải thích cho tôi tại sao không? với người bị tăng huyết áp khi bị cần làm gì để phòng các bệnh nguy hiểm trên?

Thực ra thì, đối với mạn tính chế độ ăn và lối sống thiên về vận động thì sẽ có lợi nhưng có một cái khó ở chỗ giới hạn vận động bao nhiêu là vừa vì mình đang bị bệnh, nếu gắng sức quá thì bệnh tim mạch không có lợi. cũng khiến bạn gắng sức khiến đưa bạn đến tình trạng ảnh hưởng đến huyết áp nhưng dẫn đến đột quỵ thì tôi chưa nghe nói đến. cái này có thể do nguyên nhân nào khác cần khám kỹ hơn. tăng huyết áp không khống chế được về lâu dài thành mạch không bền vững cộng với huyết áp tăng giảm đột ngột là yếu tố nguy cơ chứ không phải không.

MC :Trong quá trình điều trị ở bệnh viện, bác sĩ có chứng kiến có gặp ca nào mà vì táo bón mà biến chứng dẫn đến nhiều bệnh lý khác?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Nếu mà do nguyên nhân bệnh lý thì có một bệnh như bs hậu đã trình bày là bệnh đại tràng thì nó rất nguy hiểm nếu ta bỏ sót thì khi gây tình trạng viêm ruột nếu xử lý không kịp thì dẫn tới tình trạng bé bị sốc vì phân nằm trong đó dẫn đến nhiễm trùng đi vào máu có thể dẫn đến tình trạng đáng tiếc là Tu vong còn vấn đề chức năng thì đa phần gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và gia đình. chính vì vậy trẻ khi phụ huynh đưa trẻ đến thì là mạn tính, sau vài ba tháng mới phát hiện. với chức năng thì cần nhận biết sớm, có thể ngừa được tình trạng. chúng ta hay bỏ sót, nhận định không chính xác là bé đang nín hay là bé muốn rặn vì xu hướng khi bé bị là đau và khi phân thập thò thì bé nín lại làm mất cảm giác muốn đi thì lúc đó phải nghĩ là em bé đang nín đi đại tiện và cần khuyên trẻ đi đại tiện vì bé nín thành công một lần thì sẽ có các lần khác.

Biến chứng nặng hơn là lúc trẻ đau bụng mà không phải cấp tính mà là mạn tính, đau bụng rồi sau vài ba ngày lại hết rồi lại đau trở lại cái đó liên quan đến việc trẻ đi đại tiện được không. khi trẻ đi đại tiện được thì hết đau bụng, những trường này bé sẽ chỉ không rõ ràng vùng đau và phải nội soi và cuối cùng là trẻ bị phân đầy trong bụng. ngoài ra còn có trường hợp trẻ bị nôn, ói rồi lại hết rồi lại ói mà người ta coi là ói chu kỳ và sau khi chữa hết thì nôn, ói cũng hết. cho nên rất nhiều kiểu chứ không phải chỉ nhìn phân của trẻ cứng và có chút máu, triệu chứng đa dạng cần lưu ý.

MC :Nhiều phụ huynh chữa táo bón cho trẻ bằng cách hằng ngày xoa bụng cho trẻ. Điều này có đúng không bác sĩ Phúc?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Người ta nghĩ tưởng xoa như vậy ruột sẽ có nhu động nhưng thực ra chức năng ở trẻ (táo bón mạn tính) thì không phải có nhu động hay không nhu động. số bệnh nhân mà do giảm nhu động rất ít và cần sử dụng Thu*c chứ xoa không có tác dụng còn nhóm chức năng mà cơ chế chính gây ra là chuyện trẻ nhịn đại tiện mà nguồn gốc trẻ nhịn là do đau. mạn tính thường là trên 2 tháng mà phải điều trị từ 6-9 tháng. mục đích là để bé không còn sợ đi đại tiện, khi uống Thu*c thì chỉ 5-7 ngày, thậm chí 14 ngày thôi là trẻ có thể đi đại tiện và phân đã mềm nhưng để cho trẻ không còn sợ thì mất thời gian lâu. còn trường hợp uống 1-2 tháng rồi ra hiệu Thu*c nghe mách bảo rằng Thu*c này uống Thu*c này khiến ruột bị đờ không nên uống rồi dừng Thu*c, khi bé chưa đạt được tình trạng mong muốn (tức là bé tự giác đi đại tiện) thì trẻ lại bị mắc trở lại. khi bé tự giác đi đại tiện thì phân sẽ lỏng vì xu hướng nín lại thì phân sẽ bị khô, cứng còn khi trẻ tự giác đi được rồi thì phân sẽ lỏng và khi đó sẽ giảm Thu*c (chứ chưa bỏ) để xem trẻ quên được cảm giác đau chưa. khi bị mà ăn chất xơ nhiều nhưng khi trẻ đã hơn 2 tháng thì khối phân đóng trong trực tràng rất lớn và cái điều trị đầu tiên là phải lấy khối phân đó ra mà đôi lúc phải mất hơn 1 tuần mới hết phân (dùng Thu*c) chứ không dùng chế độ ăn vì thêm chất xơ sẽ có tình trạng đau bụng phải đi cấp cứu và dùng Thu*c bơm. và khi chưa lấy khối phân ra thêm chất xơ thì có tình trạng bị rỉ từng ít một thì nghĩ là đã đạt được thành công nhưng thực ra không phải. tình trạng như vậy sau này sẽ bị sống phân mà sống phân sau này trẻ sẽ bị biến chứng tâm lý không tự tin đi vào đám đông. và cần đi khám sớm để bác sĩ tháo phân và sau đó chuyển chế độ ăn...

MC :Có ý kiến cho rằng, thời tiết quá nóng như hiện nay, làm tăng nguy cơ bị táo bón, điều này có đúng hay không? Việc cung cấp nước cho cơ thể có phòng được táo bón?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Ở trẻ em thì chính là do trẻ nhịn đại tiện, ở trẻ đi bơi nhiều, vận động nhiều thì nhu động ruột tốt hơn sẽ đi dễ hơn còn nếu như bé đang vận động rồi muốn đại tiện thì trẻ sẽ nín lại. cái quan trọng là khi trẻ đang vận động mà muốn đi đại tiện thì nên đi luôn dù chế độ vận động đó thêm dễ đi hơn thôi. lượng nước trẻ uống cần phải đủ, nếu trẻ uống nhiều quá không có cơ hội để uống sữa thì lâu sẽ bị suy dinh dưỡng. nhóm trẻ thử nghiệm uống nhiều nước thậm chí không cải thiện tốt tình trạng thậm chí nặng hơn. nếu nằm trong bối cảnh thời tiết trẻ cần uống nước nhiều mà không uống đủ thì dẫn tình trạng bị thiếu nước. người ta thấy ở trẻ béo phì dễ bị hơn, có thể do thiếu chất xơ hoặc thiếu vận động… là các yếu tố nguy cơ còn yếu tố chính vẫn là do trẻ nhịn đại tiện.

Khán giả :Con tôi bú sữa mẹ, đi phân bình thường nhưng bác sĩ đánh giá là bị táo bón. Tôi rất hoang mang không biết vì sao?

TS.BS. Hoàng Lê Phúc :

Không biết tính chất phân của bé ra sao, nếu trẻ bú mẹ thì thường có tình trạng gọi là khó đại tiện thôi chứ không phải táo bón. Thường khi bé dưới sáu tháng thì khi đi đại tiện thì bé rặn cơ bụng tăng lên đồng thời đầu hậu môn có cơ thắt, cơ thắt giãn thì phân đi ra và bé không biết cách làm khi cơ bụng tăng lên làm cơ thắt lại làm cho trẻ loay hoay và khóc. Và mẹ thấy con đi khó khăn và qua cơn đó trẻ không đi nữa và hôm sau trẻ đi lại nhưng do sữa mẹ tốt và trẻ tiêu hóa tốt nên trẻ không đủ phân cho nên mấy ngày trẻ mới đi nên việc học hỏi đi đại tiện không bằng trẻ đi đại tiện mỗi ngày nên thực trạng lặp đi lặp lại khiến bà mẹ lo lắng và bế trẻ lên để mát xa cho trẻ đi mà khi trẻ đang muốn đi mà lại mát xa khiến trẻ không tập trung được và lúc này bé lại được xi mà lúc này trẻ không cần được xi.

Cách xử trí, chúng ta tháo tã và quan sát trẻ, có thể cần 10 phút trẻ đi đại tiện được còn quá 10 phút trẻ mới đi được thì cần đi khám bác sĩ. và trường hợp nếu trẻ bú mẹ mà đi phân khô cứng thì là mà trẻ bú mẹ thì ở sữa mẹ phần đầu trong thì thành phần có nước còn phần sau đục hơn thì là chứa chất béo và đạm. và đôi khi bà mẹ nặn sữa sau rồi để giành thì đó là phần sau nên thiếu nước. có thể có trường hợp một số chế phẩm đi qua sữa mẹ làm cho trẻ bị dị ứng cũng làm trẻ bị táo bón.

Bạn đọc :Nguyên nhân từ đâu dẫn tới tình trạng trẻ em hiện nay bị táo bón khá là nhiều, có phải do lối sống ít vận động hay thích những thức ăn nhanh, thực phẩm chiên xào?

Ths. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hậu :

Người ta đã thực hiện nhiều nghiên cứu về táo bón ở trẻ em. Với những biểu hiện như bác sĩ Phúc vừa chia sẻ, rất nhiều trẻ em bị chứng táo bón. Tuy nhiên, rất may, ở trẻ con, người ta thấy 95% trẻ con, nguyên nhân gây táo bón là do lối sống, cách chúng ta hướng dẫn các trẻ em có thói quen đi cầu, chỉ có 5% là do bệnh lý.

Các bệnh lý liên quan tới thì có suy giáp, khiến trẻ bị ngay từ nhỏ, vàng da kéo dài, chậm phát triển, tâm thần vận động không được bình thường như trẻ khác. gần đây, chúng ta đã có chương trình tầm soát suy giáp bẩm sinh hiệu quả. bệnh thứ 2 là bệnh vô hạch đại tràng. bình thường, trong ruột của chúng ta có những hạch thần kinh điều khiển nhu động ruột, đưa phân từ trên đi xuống dưới và thải ra ngoài. ở một số em bé, ruột của các em có đoạn không có hạch thần kinh, khiến phân bị ứ ở trên và phía ruột phía dưới bị teo lại, dẫn đến tình trạng bị táo bón. đa phần biểu hiện bệnh lý này xuất hiện từ lúc trẻ mới sinh, khiến trẻ bị chậm tiêu, đi phân su, ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác liên quan tới nội tiết, hoặc những cấu trúc của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, ở trẻ con 95% bị rối loạn tiêu hóa là do thói quen ăn uống, thói quen đi cầu nên có thể điều chỉnh được.

Bạn đọc :Nếu trẻ nhỏ bị táo bón mà không được điều trị triệt để, sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe, thưa bác sĩ?

Ths. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hậu :

Một em bé táo bón sẽ cảm thấy rất khó chịu, không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày, đi học cũng như đi chơi. Em bé bị táo bón luôn cảm thấy cái bụng bị lình bình, dẫn tới việc ăn uống cảm thấy không ngon miệng. Về lâu về dài có những biểu hiện không tốt như khối phân tắc phía dưới trong khi khúc trên ruột bị viêm, tạo nên biến chứng như gỉ phân, khiến em bé cảm thấy khó chịu vì lúc nào người cũng bị mùi, khiến em bé tự ti, thu hẹp giao tiếp với người xung quanh, ảnh hưởng tâm lý nặng nề.

Ngoài ra, em bé bị hay bị cáu bẳn, không vui vẻ, trong tập trung học tập, vui chơi như các bạn bè khỏe mạnh khác.

Về lâu dài, việc làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như kém ăn, bị đau vì không đi ngoài được vì táo bón, hoặc gặp những biến chứng nặng nề hơn như sa niêm mạc trực tràng do rặn quá sức, quá nhiều, bị trĩ, hay ứ chất độc trong người dễ gây nguy cơ ung thư.

Bạn đọc gửi thư đến Báo :Nhiều người coi táo bón là vấn đề rất đơn giản. Vì vậy, họ thường ra nhà Thu*c mua các bơm, thụt về để làm cho con. Điều này có đúng không và gây hậu quả gì cho hậu môn của con

Ths. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hậu :

Khi em bé bị táo bón, việc đầu tiên chúng ta cần làm là tháo được phần phân đang bị tắc trong bóng trực tràng ra, sau đó sử dụng các Thu*c mềm phần, chế độ ăn phù hợp, tập thói quen đi cầu để tháo phân mỗi ngày, sao cho không còn phân cứng gây đau trong trực tràng nữa.

Thời gian đầu, chúng ta có thể sử dụng các Thu*c tiêu hóa liều cao, sử dụng ống bơm tháo thụt ra cho em bé cho em bé cảm thấy thoải mái hơn, việc điều trị cũng được hiệu quả hơn.

Nếu em bé bị mãn tính, chúng ta nên đưa em bé đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị đúng, là thụt tháo mỗi ngày cho em bé, hay kết hợp sử dụng các loại Thu*c mềm phân. việc không dám thụt tháo hoặc lạm dụng thụt tháo đều không có tác dụng tốt. ở những lần thụt tháo ban đầu, do phân cứng, to nên em bé bị đau, sẽ sinh ra cảm giác sợ, ám ảnh ống bơm đó, nhưng nếu chúng ta làm đúng cách, những ngày sau, em bé sẽ không còn sợ. nếu chúng ta làm sai, thì sẽ khiến em bé càng sợ, càng bị và khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

Bạn đọc :Những sai lầm khi chữa táo bón cho trẻ?

Ths. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hậu :

Sai lầm đầu tiên khi chúng ta thấy trẻ em bị táo bón là bắt các em uống thật nhiều nước, với hy vọng là uống nước nhiều như vậy sẽ giúp mềm phần, em bé dễ đi cầu. Thực tế không phải như vậy. Khi chúng ta cho em bé ăn ở chế độ ăn bình thường, chúng ta cho em bé uống đủ nước, tạo chuyển hóa cơ thể tốt, khiến khối phân đủ mềm, đủ lớn gây cho em bé nhu cầu đi cầu. Nhưng khi em bé đã bị táo bón mãn, việc uống nhiều nước không khiến khối phân mềm hơn.

Sai lầm thứ hai là chúng ta bắt em bé bị ăn thật nhiều rau, nhiều trái cây. chất xơ rất cần cho đường tiêu hóa và xơ trong đồ ăn có 2 dạng: xơ không hòa tan thường gặp trong rau và trái cây, tạo ra khối phân lớn nhưng không mềm. thế nên, em bé bị táo bón, bóng trực tràng bị giãn ra, trong khi chúng ta bắt em bé ăn nhiều rau, nhiều trái cây khiến khối phân rất lớn nhưng rất cứng, khiến em bé càng khó đi cầu. trong một số trường hợp, ăn quá nhiều rau, nhiều trái cây mà nhu động ruột không tốt lại gây ra tắc ruột.

Xơ thực sự có lợi, giúp cho phân mềm hơn chính là xơ hòa tan. xơ hòa tan có trong rau và trái cây, xong không nhiều. do đó, khi có dấu hiệu bị mãn rồi, chúng ta phải sử dụng tới các Thu*c mềm phân, tháo phân ra mỗi ngày, tái lập lại thói quen đi cầu.

Trong điều trị táo bón, các bậc phụ huynh, ngoài việc thay đổi chế độ ăn phù hợp, còn phải kiên trì thực hiện chế độ điều trị, thường đòi hỏi từ 3 - 6 tháng, thậm chỉ cả năm để có thể phục hồi lại hoạt động của ruột, thói quen đi vệ sinh của em bé. Ví dụ, có bậc phụ huynh tháo phân cho con được 1,2 ngày lại nghe lời hàng xóm, người quen mà không làm nữa. Hay như việc cho con uống Thu*c nhuận tràng lâu dài nhưng lại sợ bị những ảnh hưởng phụ không tốt đã tự tiện ngưng, thay vì hỏi ý kiến của bác sĩ. Hoặc tự ý bỏ điều trị khi mới thấy bệnh của con có tiến triển. Đó hoàn toàn là những cách thức sai lầm.

:Tôi được biết, việc thay đổi chế độ ăn, lối sống, tăng cường vận động được coi là cách khoa học để tăng cường chống táo bón. Nhưng cụ thể là chế độ ăn như thế nào, chế độ vận động ra sao mới là khoa học?

Ths. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hậu :

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, chế độ ăn và vận động sẽ khác nhau. Chúng ta có thể tham khảo các bảng chế độ dinh dưỡng dành cho các lứa tuổi trên các diễn đàn sức khỏe uy tín, website các bệnh viện lớn như bệnh viện nhi trung ương, bệnh viên nhi đồng 2, viện dinh dưỡng quốc gia v.v...

Việc thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa. Việc uống nước cũng rất quan trọng, có quy định cho từng độ tuổi. Tuy nhiên, mỗi cá thể lại có nhu cầu riêng, những bé đổ mồ hôi nhiều sẽ có nhu cầu uống nước nhiều hơn. Chúng ta cần theo dõi trẻ, nếu ăn đủ uống đủ, trẻ sẽ khỏe mạnh, lên cân, tăng chiều cao hàng tháng, đi vệ sinh thường xuyên.

Về vận động, về S*nh l* bình thường, em bé có xu hướng nhảy nhót, nghịch ngợm. Nên có điều kiện hãy cho em bé vui chơi.

Trần Minh Hà, 28 tuổi :Con của tôi rất thích uống trà, cafe, trà sữa... Thi thoảng vẫn thấy con tôi bị táo bón. Bác sĩ cho tôi hỏi những loại thức uống này có làm con tôi bị táo bón hoặc có làm táo bón nặng hơn không? Và vì sao lại như vậy? Xin bác sĩ tư vấn cho con tôi sao không bị táo bón!

Ths. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hậu :

Đúng là chế độ ăn quyết định về việc em bé có bị táo bón hay không. Có một số thức uống gây táo bón, như trà vì trong trà có ta lanh, làm giảm nhu động ruột lại, khiến phân tồn tại trong ruột lâu hơn, hút nước khiến phân trở nên khô hơn. Ngoài ra, một số thức ăn giàu đạm quá, cơ thể cần nhiều nước để chuyển hóa hơn. Do đó, nếu chúng ta uống không đủ nước cũng bị táo bón.

Ở đây, trà hoặc trà sữa có thể gây ra táo bón. Nhưng trong trà và cà phê lại rất nhiều caffein, làm tăng nhu động ruột, khó gây táo bón. Thế nhưng, các bạn thích uống trà sữa hay nước ngọt, thường có xu hướng không thích ăn rau, trái cây vì thích ăn ngọt, ăn béo. Do vậy, có khả năng chế độ ăn của các bạn này không đủ chất xơ thì chúng ta nên cho trẻ em ăn cân đối theo lứa tuổi, thay đổi theo độ hoạt động thể chất. Ăn trái cây thì nên cả xác thức ăn còn nếu chỉ uống nước ép thì vô tình cung cấp cho cơ thể lượng đường lớn, trong khi chất xơ không bao nhiều.

Nếu không giới hạn thức ăn nhanh cho trẻ, sẽ khiến trẻ có thói quen ăn uống không tốt, dễ bị táo bón.

Trần Thị Bình, Q3 TPHCM :Tôi là người lớn, nhưng cũng bị táo bón. Tôi năm nay 32 tuổi, cao 1m58 và nặng 42 kg, được đánh giá là "mình hạc xương mai" nhưng thường xuyên bị táo bón. Mỗi lần như vậy, tôi thường ra hiệu Thu*c mua Thu*c nhuận tràng về uống. Xin hỏi bác sĩ uống nhuận tràng như vậy có cần kê đơn hay không? Tôi hay bị nhiệt nữa, nên vì thế có phải bị táo bón? Nghe nói uống nước đậu đen rang, nước râu ngô thì sẽ đỡ nhiệt, đỡ táo bón? Điều này có đúng không ạ?

Ths. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hậu :

Vì bạn còn trẻ tuổi nên các nguy cơ về ung thư, suy giảm nội tiết là ít hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đi khám bác sĩ bởi vì ở người lớn, nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón chức năng. Còn lâu lâu bạn mới bị táo bón 1 lần thì bạn mua các Thu*c nhuận tràng, xơ hòa tan để giải quyết vấn đề trong 1-2 tuần thì không có vấn đề gì. Nhưng bạn phải cải thiện lối sống, tập đi cầu đều đặn. Các vấn đề về tâm lý cũng ảnh hưởng tới việc táo bón hay không, đơn cử những người trầm cảm dễ bị gặp các vấn đề về táo bón.

An toàn nhất là bạn nên đi khám bệnh. Còn việc uống nước đỗ đen, nước râu ngô thì thuộc lĩnh vực đông y nhưng việc bổ sung nước cho cơ thể cũng hết sức cần thiết cho việc giúp cơ thể chống táo bón.

Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 2

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-giai-toa-noi-lo-tao-bon-n161324.html)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY