Kinh tế xã hội hôm nay

Từ hành động nhỏ của cậu bé 10 tuổi bán trái cây đến hạnh phúc đầu tiên của chàng trai Cơ Tu: Niềm tin vượt qua đại dịch!

MangYTe - Có vô vàn nghĩa cử đẹp sưởi ấm lòng người, đóng góp thiết thực vào công cuộc phòng chống dịch bệnh và làm chúng ta vững tin vào lòng tốt trong cuôc sống.

Hành động nhỏ của cậu bé 10 tuổi bán trái cây đến hạnh phúc đầu tiên của chàng trai Cơ Tu: Niềm tin vượt qua đại dịch - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 khiến cho cuộc sống của nhiều người lao động, người nghèo thêm chật vật, khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, những nghĩa cử cao đẹp, hành động tử tế đã góp phần làm vơi bớt phần nào gánh nặng mưu sinh của nhóm người yếu thế trong xã hội, thắp lên tình nhân ái, đoàn kết, niềm tin vượt qua đại dịch.

Cậu bé nghèo dành tiền bán thơm tặng thực phẩm cho người khó khăn

Sáng 5/8, tại góc đường An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ, quận 5, TP HCM xuất hiện điểm phát thực phẩm miễn phí cho người dân lao động.

Hành động nhỏ của cậu bé 10 tuổi bán trái cây đến hạnh phúc đầu tiên của chàng trai Cơ Tu: Niềm tin vượt qua đại dịch - Ảnh 3.

Hoài Nhi, 10 tuổi (quê Trà Vinh, tạm trú quận 2, TP HCM) đã dành tiền tiết kiệm và công sức giúp đỡ người khó khăn trong dịch COVID19

Điều đáng nói, trong nhóm tình nguyện có sự tham gia của cậu bé Hoài Nhi (10 tuổi, quê Trà Vinh và đang tạm trú tại quận 2, TP HCM).

Tại đây, hễ thấy người dân lao động đi ngang qua, cậu bé Hoài Nhi liền chạy ra dẫn vào và phát cho một hộp bánh canh, bánh flan và một quả thơm. Hoài Nhi từng được nhiều người dân ở quận 2 và quận 5 biết đến là cậu bé nghèo phụ mẹ bán thơm kiếm thu nhập.

Hành động nhỏ của cậu bé 10 tuổi bán trái cây đến hạnh phúc đầu tiên của chàng trai Cơ Tu: Niềm tin vượt qua đại dịch - Ảnh 4.

Cậu bé vừa bán thơm (quả dứa) vừa tặng quà cho người lao động

Hai ngày trước, nghe nhiều người trong xóm trọ trên đường Lương Định Của (quận 2) than thở về việc thất nghiệp và không đủ tiền trả nhà trọ do tác động của dịch COVID-19 nên Hoài Nhi đã nảy ra ý định tìm cách chung tay với mọi người.

Chị Lê Thị Duyên (quận 8) cho biết khi biết nhóm tình nguyện phát thực phẩm miễn phí vào mỗi tháng, Hoài Nhi đã chủ động liên hệ và mong muốn đóng góp. Đến hôm nay đợt thứ 3, em tham gia và đã dành tiền tiêu vặt, vận động người quen với số tiền 3 triệu đồng.

Hiện đã có hơn 300 phần quà được gửi đến người bán vé số, xe ôm, nhặt ve chai,...

Gói mì tôm tình nghĩa giữa tâm dịch COVID-19 của chàng trai Cơ Tu mất việc

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp một trường trung cấp nhưng mãi chẳng xin được việc làm, A Trạch cùng mẹ - bà Alăng Thị Cưnh (48 tuổi) - dắt nhau xuống Đà Nẵng hành nghề phụ hồ. Công việc bấp bênh, tháng nào có công trình, ông chủ gọi điện, Trạch lại xuống phố. Hết việc thì về bản, đi rẫy, chặt củi.

Sáng 19/7/2020, mẹ con A Trạch đón chuyến xe đò từ xã Atiêng (Tây Giang, Quảng Nam) xuống Đà Nẵng. Họ sống trong một chiếc lán cùng 6 người Cơ Tu khác.

Ngày 26/7, UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu tạm dừng hoạt động thi công công trình xây dựng. Ông chủ chỉ biết xin lỗi rồi trả tốp công nhân 5 ngày công, mỗi người 250.000 đồng/ngày. "Số tiền ấy anh em gom góp gửi về nhà vì sợ dịch, trên bản càng khó khăn hơn. Chúng em ở lán, ăn uống tự túc nghĩ không tốn kém bao nhiêu nên chỉ dằn túi đúng 100.000 đồng".

Hành động nhỏ của cậu bé 10 tuổi bán trái cây đến hạnh phúc đầu tiên của chàng trai Cơ Tu: Niềm tin vượt qua đại dịch - Ảnh 5.

Nhiều người Cơ Tu như A Trạch rơi vào hoàn cảnh khó khăn, được hỗ trợ thực phẩm trong những ngày cách ly xã hội.

27/7, cơn mưa lớn đổ xuống suốt buổi chiều. Đến 17 giờ, chiếc cột tre chống bạt lắc mạnh, vài phút sau thì cả lán đổ sập. A Trạch chỉ kịp kéo tay mẹ chạy thoát. 8 người công nhân còn đúng bộ độ ướt sũng, lặng nhìn đồ đạc tan tác trong đống đổ nát.

"Giúp tụi anh tìm chỗ trú chân" - anh em công nhân lấy 100.000 đồng cuối cùng đưa cho A Trạch. Tổng cộng 800.000 đồng, ấy vừa là tiền thuê trọ, vừa là tiền ăn cho 8 người giữa mùa dịch. "Mỗi lần đi chợ, em với mẹ chỉ dám mua rau, quả trứng vịt sao cho 10.000 đồng đủ một người có thể ăn 3 bữa." - Trạch kể.

Tới 3/8, số tiền tích cóp dần cạn kiệt, buổi sáng, A Trạch quay về lán, tìm vài thứ đồ còn sót lại trong đống đổ nát, nhưng tất cả giờ đều đã bám đất.

Trở về phòng, anh lên mạng, lần dò trong những hội nhóm người Đà Nẵng mong chờ sự giúp đỡ. Thấy thông tin về các bếp ăn 0 đồng, thùng gạo miễn phí…, A Trạch đánh liều gọi điện.

Cùng với sự hỗ trợ của anh Briu Quân (Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Tây Giang), ngay hôm sau, một chiếc xe bán tải chở gạo, mì tôm, khẩu trang đã đến chợ Hoà Khánh (Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng), phát nhu yếu phẩm hỗ trợ cho người đồng bào Cơ Tu như A Trạch.

Hôm sau nữa, một chiếc xe ô tô đến trước cổng nhà trọ tặng cho A Trạch 15 thùng mì tôm, 5 thùng sữa, 1 chai nước rửa tay cỡ lớn.

Đến giờ, A Trạch mới biết cảm giác hạnh phúc giữa mùa dịch là như thế nào!

Thầy giáo trắng đêm luộc bánh chưng gửi chốt kiểm dịch và khu cách ly

Thầy giáo trẻ Nguyễn Minh Hoàng (Bí thư Đoàn trường THCS-THPT Đông Du, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), chia sẻ, với mong muốn góp phần công sức nhỏ nhoi của mình, "cùng chung tay đánh bay COVID-19", anh đã quyết định gói bánh chưng, gửi đến tuyến đầu cũng như bà con trong các khu cách ly.

Hành động nhỏ của cậu bé 10 tuổi bán trái cây đến hạnh phúc đầu tiên của chàng trai Cơ Tu: Niềm tin vượt qua đại dịch - Ảnh 6.

Anh Hoàng gói bánh chưng để ủng hộ lực lượng chức năng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 và bà con đang cách ly.

Anh Hoàng đăng tải lên Facebook cá nhân lời kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp và các nhà hảo tâm ủng hộ nhằm có thêm kinh phí thực hiện việc nấu bánh chưng.

Anh chia sẻ: "Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các chốt kiểm dịch và bà con bên trong khu cách ly sẽ có những thiếu thốn nhất định. Tôi muốn truyền đi thông điệp rằng, mỗi chúng ta cùng cố gắng chia sẻ, góp một chút công sức thì bà con bên trong sẽ bớt đi một chút khó khăn".

Chiều 4/8, anh Hoàng bắt đầu gói bánh. Bạn bè, đồng nghiệp, cán bộ Đoàn phường Ea Tam (TP Buôn Ma Thuột, nơi anh Hoàng sinh sống) cùng người thân trong gia đình cũng góp sức, phụ rửa lá, vo gạo… chia nhau canh lửa thâu đêm nấu bánh.

Các thành viên ủng hộ anh bằng cách thay phiên nhau trực xuyên đêm, canh các bếp lửa để mẻ bánh chín vừa phải, thơm dẻo.

Hành động nhỏ của cậu bé 10 tuổi bán trái cây đến hạnh phúc đầu tiên của chàng trai Cơ Tu: Niềm tin vượt qua đại dịch - Ảnh 7.

Nhóm bạn anh Hoàng chia nhau thức suốt đêm để canh bếp luộc bánh.

Bà Nguyễn Thị Xuyến (58 tuổi, mẹ anh Hoàng) chia sẻ: "Mỗi chiếc bánh là nghĩa tình mà chúng tôi, những người bên ngoài gửi gắm đến bà con bên trong khu cách ly và lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch. Mong mọi người cố gắng, cùng nhau vượt qua khó khăn này".

Anh Hoàng chia sẻ: "Trước mắt, tôi sẽ xin phép trao bánh chưng ở khu vực Bệnh viện Lao - Phổi tỉnh Đắk Lắk, nơi có 3 bệnh nhân dương tính và nhiều trường hợp nghi ngờ đang được cách ly, điều trị. Tiếp đó, tôi sẽ đi đến những điểm cách ly khác để trao bánh, động viên tinh thần bà con và lực lượng chốt chặn kiểm dịch, tuyến đầu phòng, chống dịch".

Từ ngày 4/8 đến nay, anh đã gói hàng trăm chiếc bánh gửi đến những địa chỉ này.

K.N (th)

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/tu-hanh-dong-nho-cua-cau-be-10-tuoi-ban-trai-cay-den-hanh-phuc-dau-tien-cua-chang-trai-co-tu-niem-tin-vuot-qua-dai-dich-20200806120005329.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng có thể giảm đến 35% nguy cơ lây truyền bệnh tiêu chảy và phòng chống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp...
  • Hóa chất diệt muỗi phòng chống bệnh sốt xuất huyết được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều là những hóa chất đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
  • Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là Viện Nghiên cứu y - sinh học được hình thành ngay sau khi đất nước giành được độc lập đến nay đã được 70 năm.
  • Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
  • Bắt đầu vào tháng 9 là tháng nguy cơ cao đối với dịch tay chân miệng, tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệng trong 8 tháng đầu năm 2015 được ghi nhận đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng
  • Ngành y tế đang phát động động phong trào đổi mới phong cách, thái độ phục vụ vì người bệnh. Xuyên suốt phong trào đã xuất hiện nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp vì người bệnh, chia sẻ khó khăn của đồng nghiệp.
  • Bộ Y tế đã phân công 15 bệnh viện thành lập các tổ y tế, mỗi tổ gồm 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và 1 xe cứu thương được trang bị đầy đủ cơ số Thu*c, trang thiết bị y tế... để phục vụ cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành 2/9/2015
  • Bộ Y tế chỉ đạo từ 15/8/2015 dừng khai báo y tế phòng chống Mers-CoV tại các cửa khẩu quốc tế đối với hành khách Hàn Quốc nhập cảnh vào nước ta
  • Hàng năm có hàng triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm. Vào theo biểu đồ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ, rau quả là nguyên nhân gây ra gần 1 nửa số ca NĐTP trong khi sữa và trứng chỉ gây ra 20% số vụ, thịt gia súc gia cầm gây ra 22%, cá và các loại sò ốc chỉ gây ngộ độc 6%.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY