Tâm linh hôm nay

Tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của vị cao tăng

Bằng sự tỉ mẩn, cẩn trọng, chuẩn xác, Thiền sư Thích Tâm Nhãn, Ban phiên dịch Pháp tạng Phật giáo Việt Nam (hiện đang nghiên cứu ở chùa Long Sơn, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) lật giở cho chúng tôi xem từng trang tư liệu quý hiếm do chính các nhà xuất bản lớn của Trung Quốc phát hành đều khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa hoàn toàn không dính dáng gì đến Trung Quốc, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Minh chứng rõ ràng


Là bậc chân tu với vốn hiểu biết sâu rộng về Phật giáo song thiền sư Thích Tâm Nhãn luôn trăn trở, khát khao kiến giải về chủ quyền của Hoàng Sa - Trường Sa. Ông đã dày công sang tận Trung Quốc và đi khắp nơi để thu thập tư liệu về vấn đề này.


Trong kho tư liệu ấy, tập sách dày nhất là cuốn Trung Quốc lịch sử đại từ điển được Nhà xuất bản Thượng Hải phát hành rộng rãi ở Trung Quốc vào tháng 3-2000. Cuốn sách này được rất nhiều người Trung Quốc tiếp cận và tìm đọc vì đó là công trình rất công phu, bài bản; sau đó còn được tái bản nhiều lần. Cuốn sách dày gần 4.000 trang do các học giả nổi tiếng của Trung Quốc như: Trịnh Thiên Đỉnh, Ngô Trạch, Dương Chí Cửu làm chủ biên. Cuốn sách là minh chứng hùng hồn, chuẩn xác, thuyết phục nhất về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. Hàng loạt bản đồ in rõ ràng trong cuốn sách từ triều đại nhà Hạ, nhà Thương, nhà Xuân Thu, nhà Tần, nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Minh… cho đến tận nhà Thanh đều thể hiện rõ ràng đất nước Trung Quốc hoàn toàn không có Trường Sa - Hoàng Sa. Hai quần đảo này thuộc về phía Việt Nam.

Cuốn sách “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ” và nhiều tài liệu khác của sư thầy Thích Tâm Nhãn đều cho thấy Trường Sa - Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc.


Thiền sư Thích Tâm Nhãn khẳng định: “Các tài liệu Trung Quốc in trong thời gian gần đây, kể cả bản đồ họ tự vẽ lại rồi cho rằng Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của họ là hết sức phi lý, ngộ nhận. Một số người còn ngạo ngược cho rằng cuốn Trung Quốc lịch sử đại từ điển do Đài Loan soạn thảo là vô căn cứ, phản khoa học vì tất cả kí tự, ngôn ngữ trong cuốn sách này đều được thể hiện bằng chữ Hán giản thể. Cách viết này được Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giản hóa từ chữ Hán phồn thể nhằm tăng tỷ lệ biết chữ và đơn giản hóa cách viết chữ Hán, trong khi đó Đài Loan chủ yếu chỉ dùng chữ Hán phồn thể. Tôi tiếp cận tài liệu nhiều nước trên thế giới và trao đổi với nhiều học giả càng thấy sự ngụy biện khi chối bỏ những bằng chứng rõ ràng đã được in trong sách phát hành hợp pháp trên chính đất nước họ”.


Không chỉ cẩn trọng nghiên cứu từng dòng, từng chữ, từng tấm bản đồ trong cuốn sách dày mấy nghìn trang này và các tư liệu khác, thầy Thích Tâm Nhãn còn hỏi chuyện nhiều người Hoa đang sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh và họ đều quả quyết đó là cuốn sách do nhà xuất bản hàng đầu của Trung Quốc phát hành. Họ hết sức bất ngờ với sự cải biến sau này.


Hun đúc khối đoàn kết thiêng liêng


Câu chuyện đang nối dài, bỗng có tiếng chuông chùa ngân lên quyện trong những làn khói hương nhòa trắng khiến cảm xúc của Thiền sư Thích Tâm Nhãn như chùng lại. Ngước nhìn về phía biển Đông, khuôn mặt ông ánh lên những nỗi niềm, trăn trở. Ông bộc bạch: “Chúng ta đã mất mát, hy sinh nhiều để giữ đảo, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi mùa xuân đến, chúng tôi đều hướng về Hoàng Sa - Trường Sa, cầu siêu cho linh hồn những chiến sĩ đã ngã xuống. Đất nước chúng ta là một thể thống nhất, phải hun đúc được khối đại đoàn kết thiêng liêng của toàn dân tộc. Đó chính là sức mạnh, là đạo nghĩa, là căn cơ để vượt qua mọi thách thức, mọi sự xâm lấn. Ngoài những giờ dành cho Phật pháp, chúng tôi vẫn khuyên nhiều thí chủ phải sống bằng yêu thương và tình đoàn kết bền chặt, phải tin tưởng và bảo vệ chủ quyền đất nước”.

“Đã là lịch sử đi sâu vào lòng người thì không bóp méo được. Chúng ta có những bằng chứng, những căn cứ không thể chối cãi. Nhiều học giả lớn trên thế giới cũng đã công nhận điều này. Tổ quốc luôn toàn vẹn trong tim mỗi người, điều này sẽ góp phần làm thất bại những ý đồ đen tối của kẻ xấu”


Thiền sư Thích Tâm Nhãn

Thiền sư Thích Tâm Nhãn giở từng trang trong cuốn sách Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ. Đây cũng là một minh chứng thuyết phục về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của nước ta. Cuốn sách được xuất bản công khai tại Trung Quốc năm 1960, được nghiên cứu, soạn thảo rất công phu. Nhiều người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh mà thiền sư Nhãn từng gặp đều có cuốn sách này. Cuốn sách nói về văn hóa, lịch sử Trung Quốc nhưng không có bất cứ dòng nào đề cập đến Hoàng Sa - Trường Sa. Bây giờ họ có cải biến thế nào cũng không thể xóa bỏ được những minh chứng đó. Địa giới chủ quyền của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.


Hà Văn Đạo
Nguồn: http://baodaklak.vn/channel/3482/201701/tu-lieu-quy-ve-chu-quyen-hoang-sa-truong-sa-cua-vi-cao-tang-5518824/

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tu-lieu-quy-ve-chu-quyen-hoang-sa--truong-sa-cua-vi-cao-tang-d25716.html)

Tin cùng nội dung

  • Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu đặt trước các xét nghiệm điện quang hay sinh học, các yếu tố đánh giá kết quả sớm trước các yếu tố lâu dài.
  • Mới học đến lớp 7, nhưng bà Hoàng Thị Sửu (TP Đồng Hới, Quảng Bình) mạnh dạn mở xưởng đóng tàu công suất đến nghìn mã lực, vươn khơi vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Vào 10h ngày 3/9, tổ bay trực thăng Mi 171 từ Trường Sa do thượng tá phi công Ngô Vi Sơn, Chủ nhiệm bay, lái chính Trung đoàn Không quân 917 đã hạ cánh xuống khu vực quân sự sân bay Tân Sơn Nhất
  • Nếu là lực lượng nước ngoài chiếm đảo, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng, nhưng khi nghe tiếng miền Bắc kêu gọi đầu hàng, chúng tôi đã buông súng, Thiếu tướng Mai Năng nhắc lại lời một viên chỉ huy Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh ở Trường Sa năm 1975.
  • Sang ngày thứ 7, tàu của chúng tôi chính thức đặt chân lên Cô Lin, điểm đảo chỉ nhỏ như một vết chấm trên bản đồ, song đã đi vào lịch sử nước nhà
  • Mình hiểu tâm trạng của một người vợ cảnh sát biển đang công tác tại nơi đầu sóng ngọn gió, nơi Trường Sa thân yêu
  • Khi bước chân lên đảo Song Tử Tây, một hòn đảo lớn ngự phía cực Bắc quần đảo Trường Sa, điều đầu tiên khiến tôi reo lên một cách ngỡ ngàng...
  • Giữa muôn trùng sóng gió, quân và dân huyện đảo Trường Sa vẫn tràn đầy niềm tin canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
  • Vượt ra ngoài ranh giới của Thánh địa Mỹ Sơn, của văn hóa Chăm, khèn Saranai đã đến với mảnh đất Trường Sa hết sức tình cờ. Chính sự tình cờ này đã tạo nên một món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa và đặc biệt.
  • Cán bộ Trạm Khí tượng hải văn Trường Sa Lớn là những người không thể thiếu trong việc góp phần giúp ngư dân yên tâm bám biển
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY