Kinh tế xã hội hôm nay

Từ những vụ bạo hành gia đình chuyên gia tâm lý: Nếu phụ nữ chịu đựng họ sẽ mất quyền được bảo vệ.

Đó là ý kiến của Bs. Nguyễn Ngọc Quyết – nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và bạo hành giới, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo Bs. Quyết cho biết dù bất cứ lý do gì, đàn ông đánh vợ đều vi phạm pháp luật.

Theo đó, vụ việc chồng võ sư bạo hành vợ trên tay bế đứa con đỏ hỏn mới 2 tháng tuổi gây phẫn nộ trong cộng đồng còn chưa lắng xuống thì mới đây ở huyện Tánh Linh, Bình Thuận một người đàn ông đã hành hung độc ác với vợ mình khi vợ khi cô này đang mang đầu khoảng 7 tháng. Đánh đập, tàn nhẫn dã man đã khiến cô vợ bị gãy chân, gãy tay, vỡ xương sọ và đang phải đưa đi giám định thương tật.

Bác sĩ Quyết cho hay, phụ nữ thường hay có tâm lý e ngại, lo lắng sợ hãi khi bị chồng bạo hành vì nghĩ rằng có người ngoài biết chuyện gia đình chồng sẽ đánh giá này nọ nên khiến chị em phụ nữ càng âm thầm chịu đựng hơn. Đặc biệt, khi cầu cứu tổ chức xã hội, hay công an, nguời thiệt thòi vẫn là phụ nữ. Bởi chỉ khi nào nạn nhân chứng minh được là thương tích 11% trở lên mới truy cứu. Do đó, nhiều người ngại “cầu cứu” bởi họ cho rằng họ sẽ phải ly hôn đồng nghĩa với việc gia đình tan nát hoặc tâm lý "xấu chàng, hổ ai" nên họ càng cam chịu. Đối với những người chồng vũ phu sẽ rất khó thay đổi bản tính nếu thêm rượu chè thì người phụ nữ càng cam chịu họ chính là người thiệt thòi.


Một phụ nữ ở Bình Thuận bị bạo hành trong lúc mang thai đến gẫy cả chân, tay và vỡ nền sọ

"Chị em phụ nữ cần bỏ tâm lý này bởi vì chính họ cam chịu là trà đạp lên quyền con người. Người phụ nữ được bảo vệ bằng pháp luật nếu phụ nữ chịu đựng họ sẽ mất quyền được bảo vệ". Bs Quyết nói.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng 7/2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn âm thầm len lỏi trong các gia đình đặc biệt là ở các vùng nông thôn.Bác sĩ Quyết cho rằng tình trạng này là do luật chưa đuợc tuyên truyền nhiều nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi.

Bác sĩ Quyết cho biết nhận biết các hành vi bạo hành như cưỡng bức thân thể:như đấm, đạp, xô đẩy, tát, nắm tóc kéo lê, vặn cổ tay, làm gãy xương, đâm bằng dao. Hạn chế các nhu cầu thiết yếu (ăn uống, ngủ) bằng cách giấu dược phẩm, thực phẩm nước uống; phá rối không cho ngủ hoặc ép dung rượu, C*n sa ma tuý…

Cưỡng bức T*nh d*c: Ép bạn đời làm tình và xem hình ảnh Khi*u d*m. Cố tình giày vò bộ phận Sinh d*c, không cho dùng Thu*c ngừa thai, cưỡng hiếp khi ngủ, đau ốm… Cưỡng bức tâm lý:bắt bạn đời sống trong bầu không khí sợ hãi, Kh*ng b* nạn nhân đến hoảng loạn tâm thần như nhục mạ trước công chúng, liên tục truy hỏi, nói nặng lời để hạ nhân phẩm, làm mất tự trọng… Cưỡng bức về xã hội:Cắt đứt mối quan hệ giữa vợ (chồng) và người thân trong gia đình, với bạn bè thân hữu, đe doạ họ. Cô lập bạn đời bằng nhốt trong nhà, cắt điện thoại, không cho đi đâu và giao tiếp với bất cứ ai… Cưỡng bức tài chính: Bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc, bắt bạn đời lệ thuộc về tiền nong, không cho giữ tiền và đi làm, bắt phải hỏi xin tiền và chứng minh mọi mua sắm chi tiêu lớn nhỏ.

H.N

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tu-nhung-vu-bao-hanh-gia-dinh-chuyen-gia-tam-ly-neu-phu-nu-chiu-dung-ho-se-mat-quyen-duoc-bao-ve-n162699.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY