Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Tuân thủ ngay 6 bước nặn mụn sau nếu không muốn để lại thâm

Đôi khi mụn không phải là nỗi ám ảnh của các cô gái mà vết thâm mới là “kẻ thù” thực sự. Vì thâm mụn thường đeo bám rất dai dẳng, nhất là đối với những phụ nữ trung niên, khả năng tái tạo da yếu đi nên vết thâm còn lâu mờ hơn nữa.

Tuy nhiên, chỉ cần làm theo 6 bước nặn mụn sau thì vết thâm sẽ nhanh chóng một đi không trở lại:

Bước 1: Xông hơi mặt

Việc xông hơi mặt trước khi nặn mụn sẽ giúp các lỗ chân lông mở rộng nhờ hơi nước ấm, từ đó tạo đường thuận lợi cho các nốt mụn dễ dàng trồi lên khỏi bề mặt da.

Ảnh minh họa

Cách xông mặt: dùng một bát nước nóng và khăn trùm đầu để xông hơi da mặt trong vài phút; hoặc bạn cũng có thể dùng khăn thấm nước nóng rồi vắt ẩm và massage bề mặt da nhẹ nhàng.

Bước 2: Vệ sinh bàn tay và cả dụng cụ nặn mụn (nếu có)

Rất nhiều người có thói quen "tiện tay" nặn mụn nhưng lại không biết rằng nó lại chính là công cụ chứa nhiều vi khuẩn gây hại nhất. Móng tay chứa rất nhiều vi khuẩn, khi nặn sẽ lây sang mặt, làm cho mụn mọc nhiều và nặng hơn lúc đầu.

Vì vậy, nếu bạn thực hiện sai cách, các nang lông sẽ bị phá vỡ, mủ và nước vàng chảy ra, lây sang những vùng da lân cận, để lại sẹo, vết thâm trên mặt và thậm chí là sẹo rỗ. Đồng thời, nếu bạn không vệ sinh dụng cụ nặn mụn thì cũng rất dễ gây viêm nhiễm.

Rửa sạch tay trước khi nặn mụn sẽ giúp nốt mụn tránh bị viêm nhiễm

Vì vậy, trước khi nặn mụn, phải rửa sạch mặt, tay và dụng cụ nặn mụn với dung dịch Betadin hoặc nước sạch. Tuyệt đối không nặn khi đang trang điểm, hoặc phải tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.

Bước 3: Thao tác nặn mụn tại nhà

Dùng lực của các ngón tay ấn xuống xung quanh nốt mụn sao cho lực dồn tập trung vào chân mụn để cho nhân mụn được đẩy ra ngoài. Sau đó dùng băng gạc để thấm vết dịch và máu (nếu có) xung quanh nốt mụn.

Nếu bạn dùng cây nặn mụn, hãy ấn nhẹ nó theo chiều ngược lỗ chân lông, chỉ nên nặn các mụn đã già, và cần phải xử lý hết máu còn tồn đọng trong khu vực có mụn.

Thao tác nặn mụn đúng sẽ giúp vết mụn tránh bị thâm đen

Bạn nên thực hiện vào buổi tối vì đây là khoảng thời gian da được thả lỏng, mềm hơn, ít phải tiếp xúc với bụi bẩn bên ngoài, giúp giảm đau nhức.

Bước 4: Rửa mặt sạch lại một lần nữa

Ảnh minh họa

Sau khi loại bỏ được hoàn toàn "cồi mụn" lẫn máu bẩn trong lỗ chân lông hãy dùng sữa rửa mặt phù hợp mà bạn vẫn dùng hàng ngày, tốt nhất là nên sử dụng sữa rửa mặt chiết xuất từ thiên nhên dành riêng cho da dầu mụn để làm sạch mặt.

Bước 5: Se khít lỗ chân lông sau khi nặn mụn

Việc nặn mụn sẽ khiến bề mặt da xuất hiện vết thương hở, lỗ chân lông nở ra nên cần phải hỗ trợ se khít nó, đảm bảo cho bề mặt da sau này trơn mịn và không có vết thâm.

Dùng toner sau khi nặn mụn sẽ giúp nốt mụn mau lành hơn

Bạn có thể sử dụng một số loại kem trị mụn để chấm trực tiếp lên nốt mụn vừa xử lý hoặc dùng toner (nước hoa hồng) để lau lại bề mặt da một lần nữa sau khi dùng sữa rửa mặt.

Bước 6: Làm nốt mụn giảm sưng, tránh bị thâm

Cách 1: Chườm đá lạnh

Để tránh tình trạng da mặt bị sưng tấy rồi dẫn đến thâm sau khi nặn mụn bạn cần chườm đá vào phần da bị sưng ngay lập tức. Bởi khi tiếp xúc với môi trường lạnh đột ngột, lỗ chân lông sẽ se lại, ngăn cản viêm nhiễm giúp vùng da nặn mụn không bị thâm đen.

Bạn chỉ cần bọc một vài viên đá lạnh vào chiếc khăn sạch rồi chườm khoảng 30 phút, thực hiện 3-4 lần/ngày là vết mụn sẽ giảm sưng đáng kể.

Ảnh minh họa

Cách 2: Bôi kem đánh răng khoảng 10 phút rồi rửa sạch. Vì trong kem đánh răng chứa hoạt chất silica có tác dụng làm giảm sưng, se phần miệng mụn lại, còn chất sodium pyrophosphate mang đến khả năng chống thâm và viêm nhiễm.

Cách 3: Bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như là: nghệ tươi, mật ong, nha đam... để bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương giúp giảm thâm và sẹo cũng rất hiệu quả.

Một số lưu ý khác khi nặn mụn tại nhà:

- Không nên nặn mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn.

- Các nhân mụn lấy ra nên để vào miếng bông gòn sạch ẩm, không nên quẹt ra khăn hay giường, quần áo.

- Tuyệt đối không lấy mụn đầu đen, đầu trắng cùng lúc với mụn mủ sẽ dễ lây viêm.

- Không nên cố gắng lấy nhân mụn khi còn nằm ở sâu.

- Chống nắng cẩn thận để làn da sau nặn mụn không bị thâm vì ánh nắng là một trong những nguyên nhân khách quan gây nên thâm mụn.

- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ngủ đủ 8 tiếng và uống 2 lít nước mỗi ngày làphương pháp chống thâm mụn hiệu quả cho bạn. bạn nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm chứa omega-3, 6, 9 như cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa, dầu thực vật; vitamin từ rau củ, hoa quả tươi và khoáng chất có trong tôm, cua, sò, ốc…

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/tuan-thu-ngay-6-buoc-nan-mun-sau-neu-khong-muon-de-lai-tham-23309/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY