Trong một bài giảng chất lượng cao về giáo dục gia đình có tên "Nuôi dưỡng tâm lý gia đình", Giáo sư Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc, cố vấn sau đại học Li Yizhen tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, đã chia sẻ một vài vấn đề liên quan đến thời điểm dậy thì của con mà cha mẹ cần nắm được như sau.
Nếu tuổi tâm lý của con người được chia thành các giai đoạn trong vòng 18 tuổi thì giai đoạn nào thay đổi nhiều nhất ở tuổi 18? Đó là trước 6 tuổi, và thứ hai là tuổi dậy thì.
Chiều cao không giống như T*nh d*c. T*nh d*c là một vấn đề nội tiết, chiều cao là thị giác. Khi trẻ phát triển chiều cao, nhìn thẳng vào người lớn chứ không phải ngước lên như trước đây thì suy nghĩ của trẻ cũng thay đổi. Tầm mắt sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, trẻ sẽ bắt đầu không “phục” nữa. Đó là lý do nhiều trẻ tỏ ra bất mãn với cha mẹ, nhất là khi vẫn bị cha mẹ đánh mắng vô cớ.
Ở tuổi vị thành niên, chiều cao trung bình hàng năm của trẻ tăng từ 6-11cm, giọng nói cũng thay đổi.
Ngoài ra, sự phát triển của đứa trẻ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. Sự thay đổi tâm lý này tóm tắt ở một số điểm như: Độc lập mạnh mẽ, quan tâm nhiều hơn đến lòng tự trọng, ý thức T*nh d*c thức tỉnh.
Tuổi dậy thì là gì, đó là giai đoạn phát triển T*nh d*c, là những thay đổi S*nh l* và có thể sinh con. Quá trình này, một số người nói, là giai đoạn nguy hiểm nhất của tâm lý con người.
S*nh l* của đứa trẻ đã phát triển. Ở giai đoạn này sẽ có một số biểu hiện bất thường, 12 tuổi có thể bỏ học, 15 tuổi là đỉnh điểm và bỏ nhà đi. Trẻ em ở độ tuổi này là dễ bị nảy sinh những tư tưởng "chống phá" nhất.
Khi bước sang lứa tuổi này, trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè, đọc sách riêng tư, xem internet, xem điện thoại di động... Kết quả thường sẽ có một số cảm xúc hoặc hành vi mà cha mẹ không nắm được.
Các vấn đề T*nh d*c vị thành niên rất nguy hiểm. Trẻ em có thể dễ dàng bị thu hút bởi những thứ về T*nh d*c và không thể “thoát ra” được. Quan hệ T*nh d*c tuổi vị thành niên không xảy ra một cách ngẫu nhiên, một khi nó xảy ra một lần thì rất khó để trẻ từ bỏ. Khi trẻ em ở giai đoạn dậy thì, cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến vấn đề này.
Trước hết, cha mẹ phải thay đổi tất cả các mô hình giáo dục của mình. Trong những năm đầu, bạn có thể nói "làm bài tập về nhà nhanh đi", "đi học nhanh lên". Nhưng đừng làm thế với con ở giai đoạn này. Nói với con bạn, bây giờ con đã lớn nên cần tự làm mọi thứ cho mình. Khi con cần giúp đỡ hãy nói chuyện với bố mẹ vì nếu con không nói, bố mẹ sẽ khó biết. Con phải quản lý bản thân mình, còn cha mẹ thì âm thầm quan sát nhất cử nhất động của đứa nhỏ, chỉ là bề ngoài bắt đầu tỏ ra buông tay với con mà thôi.
Thứ hai, đối xử với trẻ em như đồng nghiệp của mình. Giáo sư Li chia sẻ: Có một bà mẹ đơn thân đọc nhật ký của con gái, kết quả là đứa trẻ bỏ nhà đi, người mẹ rất lo lắng.
Vào thời điểm đó, trong chương trình CCTV Today, người mẹ hỏi tôi phải làm gì. Tôi hỏi cô ấy một câu hỏi, nếu đồng nghiệp của bạn đặt một cuốn nhật ký tại bàn làm việc của bạn, bạn sẽ lật qua xem chứ? Cô ấy nói "Không". Vậy tại sao cô lại đọc nhật ký của con? Cô ấy nói ‘tôi muốn hiểu tâm lý của con’. Nhưng đứa trẻ đã trưởng thành và nó cần một không gian tâm lý độc lập. Bạn không thể hiểu được tâm lý của con theo cách này, hãy tôn trọng và không động đến bất cứ điều gì liên quan đến sự riêng tư của con.
Thứ ba, hãy để con tham gia vào các vấn đề gia đình. Trẻ em cần thực hành mọi việc. Là cha mẹ, bạn có thể làm mọi thứ trong nhà từ thứ Hai đến thứ Sáu, nhưng đến thứ Bảy và Chủ nhật thì hãy để cho con làm. Như vậy, sẽ có sự chia sẻ của các thành viên trong gia đình.
Thứ tư, giáo dục thái độ của trẻ. Cha mẹ cần giáo dục con cái biết tiết chế, tôn trọng người khác ngay từ ở nhà nhà. Hôm nay con không tiết chế, tôn trọng người nhà thì ngày mai đi ra ngoài con cũng đối xử như vậy với người khác. Cứ như vậy sau này sẽ rất khổ sở. Ở nhà, cha mẹ phải làm cho con hiểu, để con tự kiểm tra lại bản thân trước.
Thứ năm, hãy chú ý đến người bạn của con và nền tảng gia đình của chúng. Chúng ta phải để cho đứa trẻ có bạn bè, nhưng không thể để cho con chơi cùng bạn bè xấu.
Thứ bảy, đem lại cho con sự tin tưởng và giảm cằn nhằn không cần thiết. Khi trẻ đến tuổi dậy thì, bạn phải chú ý, không cằn nhằn. Cằn nhằn của bạn sẽ chỉ làm cho con rời xa bạn hơn. Những gì để nói, một hoặc hai câu là đủ.
Đứa trẻ đang ở tuổi dậy thì, khỏe mạnh là điều rất quan trọng.
Ở giai đoạn này, trẻ em bị căng thẳng học tập rất nhiều. Cha mẹ không thể làm bài tập giúp con, cũng không thể thay giáo viên dạy con học. Nhưng điều quan trọng nhất ngoài cuộc sống là chơi thể thao với con. Mỗi cuối tuần, hãy dành thời gian cùng con ra ngoài tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ, chơi bóng đá, bơi lội. Bạn phải tin rằng tâm trạng của con càng tốt, học tập càng thoải mái, còn càng khó chịu, thành tích học tập sẽ càng tồi tệ hơn, không tốt sẽ bị trầm cảm.
Ngày nay, nhiều trẻ em sống trong môi trường cạnh tranh học tập rất khốc liệt. Tôi vẫn giữ khái niệm rằng, nếu đứa trẻ thất bại trong học tập, chính xác là không giỏi khía cạnh này thì bạn phải giúp con mở một cánh cửa khác. Nếu cha mẹ không biết để giúp con cái của mình mở một cánh cửa khác, làm thế nào để đứa trẻ biết cánh cửa nào được mở ra.
https://afamily.vn/tuoi-day-thi-cua-tre-rat-quan-trong-cha-me-can-lam-duoc-8-dieu-cho-con-20220611075856982.chn
Tiếp theo
2 việc gây già nhanh nhưng chị em thích làm trước khi ngủ, thay 2 điều sau sẽ ngủ ngon và trẻ lại
Chủ đề liên quan:
Dậy Thì Không Ngại Gì dậy thì ở trẻ Dr. Green Gia Đình Là Nhất Lại Gần Con Hơn sức khỏe gia đình