Theo đó, đối với nhiệm vụ “nghiên cứu khả năng tạo kết tủa calcite (caco3) của vi khuẩn việt nam và ứng dụng làm liền vết nứt bê tông của công trình xây dựng”, bộ kh-cn định hướng mục tiêu, bao gồm sàng lọc và đánh giá được khả năng tạo tủa calcite từ vi khuẩn; đánh giá, xác định được các gien liên quan đến khả năng tạo tủa calcite của các chủng vi khuẩn bản địa làm cơ sở cho các nghiên cứu và phát triển ứng dụng...
Nhiệm vụ “Nghiên cứu đánh giá đa dạng vi sinh vật đáy đầm phá miền Trung và tiềm năng ứng dụng trong y dược” cần đạt được 10 - 15 chủng vi sinh vật từ đầm phá có tiềm năng ứng dụng trong y dược, ít nhất 3 chủng vi sinh vật liên quan đến tổng hợp một số hoạt chất ứng dụng trong y dược (ức chế ung thư, ức chế protease, kháng vi sinh vật kiểm định).
Ngoài ra, theo bộ kh-cn, nhiệm vụ kh-cn trên cần đạt được kết quả gồm 9 trình tự gien mới (hoặc gien quy định đặc tính mới) liên quan tới tổng hợp các chất cho hoạt tính ứng dụng trong y dược (ức chế ung thư, ức chế protease, kháng vi sinh vật kiểm định) từ cơ sở dữ liệu metagenome; từ 4 đến 6 hợp chất có độ tinh sạch 98% được xác định cấu trúc và đánh giá tiềm năng ứng dụng trong y dược (hoạt tính ức chế tế bào ung thư, ức chế protease, kháng vi sinh vật kiểm định).
Hang Sơn Đoòng - Ảnh: Internet
Ngoài 2 nhiệm vụ kh-cn nói trên, lãnh đạo bộ kh-cn cũng phê duyệt 2 nhiệm vụ cùng lĩnh vực. trong đó, kết quả của nhiệm vụ “nghiên cứu đa dạng sinh học hệ thống hang động sơn đoòng, vườn quốc gia phong nha - kẻ bàng, tỉnh quảng bình phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững” được bộ yêu cầu, gồm bộ cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của các loài động vật, thực vật của hệ thống hang động sơn đoòng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, tương thích cơ sở dữ liệu gbif (cơ sở thông tin đa dạng sinh học toàn cầu).
Bộ mẫu động vật và thực vật (1.000 mẫu của ít nhất 200 loài) của hệ thống hang động Sơn Đoòng, đảm bảo tiêu chuẩn của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam; xây dựng bộ cơ sở dữ liệu mã vạch DNA của bộ mẫu các loài động, thực vật đặc thù nhất của hang động Sơn Đoòng cùng các báo cáo khoa học.
Theo bộ kh-cn, nhiệm vụ “nghiên cứu chế tạo dị nguyên mạt bụi nhà (hdm-house dust mites) bằng công nghệ protein tái tổ hợp định hướng ứng dụng trong chẩn đoán bệnh dị ứng tại việt nam” được định hướng mục tiêu rõ ràng. cụ thể, xác định được các phân đoạn mang tính dị nguyên có bản chất protein đóng vai trò là kháng nguyên gây dị ứng của mạt bụi nhà ở việt nam; xây dựng được quy trình sản xuất các kháng nguyên gây dị ứng bằng công nghệ protein tái tổ hợp.
Chế tạo được chế phẩm mang tính kháng nguyên dị ứng phù hợp với quy định hiện hành của Bộ Y tế Việt Nam; bước đầu thử nghiệm, đánh giá chế phẩm kháng nguyên gây dị ứng của mạt bụi nhà trên động vật thí nghiệm...